Tiếp nối vòng sơ khảo lần một, cuộc thi Miss World Vietnam 2023 (Hoa hậu Thế giới Việt Nam) tổ chức sơ khảo lần hai ngày 7/5. Từ hàng trăm thí sinh đến ghi danh, ban giám khảo chọn 14 cái tên bước vào vòng trong. Như vậy, cùng với 41 thí sinh được chọn trước đó, vòng chung khảo sắp tới sẽ là sự cạnh tranh của 61 cô gái.
![]() ![]() |
Ban tổ chức cho biết có nhiều thí sinh quay trở lại từ vòng trước, đồng thời xuất hiện nhiều gương mặt mới, nổi bật về ngoại hình. Các thí sinh thử sức lần hai có sự chuẩn bị chỉn chu, tự tin hơn khi giới thiệu bản thân, thể hiện sở trường ca hát, nhảy múa, thuyết trình bằng tiếng Anh... |
![]() ![]() |
Đào Thị Hiền (trái) - em gái của Đào Thị Hà (Top 5 Hoa hậu Việt Nam 2016) - xuất hiện với vẻ ngoài tươi tắn. Cô được trao cơ hội đi tiếp. 13 cái tên khác bước vào chung khảo gồm Nguyễn Trà Như Nghĩa, Phùng Thị Hương Giang, Lê Mỹ Duyên, Phạm Phi Phụng, Võ Tấn Sanh Vy, Phạm Thị Tú Trinh, Nguyễn Thị Lan Anh, Trần Hải Vy... |
![]() |
Võ Tấn Sanh Vy, sinh năm 2003, gây ấn tượng nhờ thành tích học tập tốt. Cô hiện theo học hai trường cùng lúc là Đại học Hà Nội và Đại học Kinh tế Quốc dân. |
![]() |
Thí sinh Nguyễn Thị Lan Anh có số đo vòng eo 57 cm. Cô sinh năm 2003. Tương tự vòng sơ khảo đầu tiên, các thí sinh phải trải qua phần kiểm tra nhân trắc học, catwalk và phỏng vấn kín với giám khảo. |
![]() |
Phạm Thị Tú Trinh thử sức ở lĩnh vực sắc đẹp. Trước đó, cô được khán giả biết tới khi tham gia chương trình Người Ấy Là Ai. Đối với mặt bằng chung năm nay, Tú Trinh thuộc nhóm thí sinh có gương mặt ưa nhìn. |
![]() ![]() |
Trước đó, các thí sinh khu vực miền Bắc và miền Trung đã có buổi casting online cùng giám khảo để chọn ra thí sinh tiềm năng tham dự vòng sơ khảo trực tiếp tại TP.HCM. |
![]() |
Hình ảnh của một số thí sinh khác. Miss World Vietnam dự kiến tổ chức vòng chung khảo vào tháng 5. Tại mùa giải năm nay, hội đồng ban giám khảo gồm bà Phạm Kim Dung (kiêm Trưởng ban tổ chức), Hoa hậu Lương Thùy Linh (Phó trưởng ban), Hoa hậu Trần Tiểu Vy, Hoa hậu Đỗ Thị Hà, nhà thiết kế Lê Thanh Hòa và diễn viên Vân Trang. |
Chuyên mục Giải trí giới thiệu loạt sách về thời trang: Thanh lịch kiểu Pháp là một trong ba tác phẩm đình đám về chủ đề phong cách Pháp - Parisian Chic. Quỷ cái vận đồ Prada mang lại cái nhìn cận cảnh vào thế giới của tạp chí và thời trang. Dress Code đưa ra những cách kết hợp thường ngày cho những bộ trang phục bình dị.
" alt=""/>Cô gái có vòng eo 57 cm vào chung khảo Miss World Vietnam 2023Hàng trăm độc giả gửi phản hồi về VietNamNet khẳng định thu nhập của đa số giáo viên còn lại trong 5 năm đầu khó đạt được mức 6 triệu nói trên.
Lương giáo viên trẻ chỉ khoảng 4 triệu đồng/tháng
Độc giả Lê Đình Đức bày tỏ: “Tôi 22 năm là giáo viên lương chưa được 9 triệu/tháng, lấy đâu ra 6 triệu cho 5 năm đầu? Đến Bộ trưởng cũng chưa biết lương của giáo viên như thế nào, giáo viên nhiều công việc như thế nào ngoài giảng dạy. Buồn quá Bộ trưởng ạ!”.
Độc giả tên Mai cũng ngạc nhiên: “Ở đâu ra công tác 5 năm lương với phụ cấp 6 triệu vậy? Tốt nghiệp đại học vào trường công mất 1 năm tập sự, sau đó hưởng lương hệ số 2,34. Sau 3 năm thì được lên 2,67. Vậy sau 5 năm lương được nhận là 2,67 nhân với 1.490.000 đồng rồi cộng phụ cấp 30% nữa là tổng cộng 5.171.000 đồng. Chấm hết”.
“Làm gì có chuyện dạy 5 năm cộng phụ cấp lương 6 triệu” - độc giả Trần Phong khẳng định. “Tôi bên tiểu học phụ cấp cao hơn cấp khác mà dạy gần 10 năm lương 5 triệu mấy thôi, Bộ trưởng nói thế nào ấy”.
Độc giả Lư Bùi Duy cho biết: “Con tôi dạy mầm non 4 năm lương 3,9 triệu/tháng chứ đâu được 6 triệu. Có đứa làm 7 năm được 4,6 triệu lại nuôi con nhỏ nữa, thương lắm”.
Trong khi đó, độc giả Nguyễn Tiến Anh băn khoăn: “Không biết là nhà báo viết sai hay Bộ trưởng nhầm lẫn chứ trong 5 năm đầu làm gì có lương và phụ cấp khoảng 6 triệu. Lương bậc 1 chỉ khoảng 3,5 triệu bao gồm tất cả các khoản, sau 3 năm lên bậc 2 được thêm khoảng 3-5 trăm ngàn nữa thôi”.
“Vợ tôi 5 năm rồi vẫn lương 4 triệu, đâu có nổi 6 triệu, bằng đại học ăn lương cao đẳng” - một độc giả chia sẻ.
Độc giả Bùi Mạnh đồng tình: “Đúng đấy, cháu mình ra trường 5 năm rồi lương 3,9 triệu, lấy đâu ra 6 triệu. Bộ trưởng chẳng nắm được lương giáo viên gì cả”.
Cô giáo Nguyễn Thị Nga bình luận: “Đó là báo cáo thôi nhé. Bản thân tôi 6 năm giảng dạy lương 4,8 triệu chưa trừ các khoản đây”.
Độc giả tên Nguyên thì cho rằng “Đấy là tính cả các khoản phụ huynh biếu, chứ lương và phụ cấp thì chỉ được hơn 4,7 triệu tí thôi. Giáo viên công tác 6 năm chính thức thu nhập từ lương + phụ cấp là: 2,34*1,35*1.490.000 = khoảng 4,7 triệu, đấy là tính 30% đứng lớp và 5% thâm niên nhé, chưa trừ các loại bảo hiểm”.
“Ở những đô thị hay khu vực kinh tế phát triển thì mức thu nhập đó không đủ”.
"Lương mới ra trường 3,6 triệu chứ ở đâu ra 6 triệu vậy Bộ trưởng. Nếu sang năm thứ 4, 5 thì bậc 2 cũng khoảng hơn 4 triệu thôi. Không biết Bộ trưởng tính kiểu gì ra 6 triệu?" - anh Vũ Lê Văn nói.
Thầy giáo Đỗ Ngọc Sơn dạy 13 năm mới lên hệ số 3.0, cộng cả phụ cấp tổ trưởng thì thực nhận mới được khoảng 6 triệu. “5 năm đầu lấy đâu ra 6 triệu?” – thầy Sơn đặt câu hỏi.
Thầy giáo Đinh Hà Triều (Bình Định) làm phép tính cụ thể: Năm đầu tập sự hưởng chỉ 85% của mức khởi điểm 2,34 (là giáo viên THPT hẳn hoi, chứ THCS, Tiểu học còn ít hơn). 3 năm tiếp theo hưởng 2,34. Năm thứ 5 hưởng 2,67. Và 5 năm đầu đương nhiên chưa có phụ cấp thâm niên. Vậy (2,67 x 1.490.000) + ((2,67 x1.490.000)x 30%) = 3.978.300 + 1.193.490 = 5.171.790 đồng. Lại phải trừ gần 25% cho bảo hiểm xã hội + bảo hiểm y tế + bảo hiểm thất nghiệp + công đoàn phí (khoảng 1.292.000). Như vậy giáo viên lĩnh mỗi tháng chưa được 4 triệu đồng.
Một độc giả băn khoăn: “Bộ trưởng Sơn đang nói vùng nào thế nhỉ?”…
Độc giả Anh Tuấn bày tỏ "5 năm đầu mà được 6 triệu ư? Đến Bộ trưởng còn tính thế huống chi người khác ngành".
Giáo viên nên bớt đòi hỏi?
Trong những bình luận của độc giả gửi về, không ít người lại nhìn nhận theo chiều hướng lương như vậy là được rồi, giáo viên không nên đòi hỏi nhiều.
Độc giả tên Tú cho biết “Tôi làm công chức 12 năm, chỉ có mỗi phụ cấp 25% công vụ, tổng thu nhập đúng 6,2 triệu/tháng. Ngành giáo dục có phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên, dạy số tiết cố định trong tuần, một ngày không nhất thiết làm 8 giờ, 3 tháng hè được nghỉ vẫn hưởng lương. Quý vị còn đòi hỏi gì nữa? Vấn đề chính của ngành giáo dục là về chuyên môn, về phương pháp, về nội dung giảng dạy và về các tiêu cực trong ngành...”.
Một độc giả tên Phú cũng nêu quan điểm: “Vậy mấy bạn làm nhân viên các phòng ban khác của nhà nước lương 3,5 đến dưới 5 triệu/tháng nghỉ hết à? Sao lúc nào đọc báo cũng chỉ thấy mình giáo viên than trách nhỉ? Lúc nghỉ hè không dạy vẫn có lương, nghề nào sướng như các bạn. Mà chẳng cần nhìn đâu xa, nhân viên hành chính văn phòng, y tế làm chung trường với các bạn lương thấp hơn nhiều mà có thấy họ than đâu?
Làm nhà nước không bị thất nghiệp, nay làm chỗ này mai phải đi chỗ khác, lương đều đặn là hạnh phúc lắm rồi. Nên biết trân trọng và ngừng than vãn”.
“Lương giáo viên mầm non thì thấp thật vì làm cả ngày. Còn cấp 2 cấp 3 đi dạy 1 buổi khoảng 5 tiếng, chiều dạy thêm 10 triệu/tháng nữa, kêu ca gì” - độc giả Bùi Văn Nam nêu.
“Rất mệt các vị, lương thấp thì kiếm nghề khác mà làm, ai bảo làm rồi than? Kinh tế thị trường đâu thiếu việc làm tương xứng với trình độ và năng lực”, “Xin các ngài, mới ra trường lương hơn 6 triệu còn kêu. Chúng tôi làm y tế cơ sở lương sau 11 năm công tác là 5 triệu. Trong khi đó các thầy cô còn dạy thêm được”… là những bình luận khác không đồng tình với việc giáo viên kêu lương thấp.
Những ý kiến này bị phản ứng gay gắt.
Độc giả Hồng Hà đặt câu hỏi: “Giáo viên nào cũng đi dạy thêm được hả bạn? Chưa nói tới hiện tại nhiều chỗ đang bị cấm dạy thêm. Tôi dạy bên giáo dục thường xuyên thì không biết kiếm học sinh ở đâu ra mà dạy thêm luôn đó bạn”.
“Các bạn nói vậy người ta nghỉ việc hết rồi ai dạy con bạn? Hay bạn muốn những người chọn nghề này phải thu nhập thấp thì bạn mới hả dạ?”.
Độc giả Lê Duy phân tích kỹ càng: “Thứ nhất,bạn có rạc hơi, bạc phổi vì giảng không? Bạn thử dạy con bạn (1 người) trong 1h-2h xem phổi, cổ họng bạn thế nào, và nhân lên với âm lượng đủ cho 1 phòng 50 người.
Thứ hai,phụ cấp ưu đãi nghề là phụ cấp gì tôi chưa từng nghe. Bạn lấy thông tin này ở đâu cho tôi biết với.
Thứ ba,dạy số tiết cố định, không nhất thiết 8h/ngày, đúng, nó có thể lên tới 12h/ngày bạn biết không? Để ra 1 buổi dạy (ví dụ 4 tiết) có thể cần cả 1 tuần soạn, chuẩn bị, đọc tìm hiểu thêm... Bạn biết điều này không?
Thứ tư,3 tháng hè? thông tin này lấy đâu ra vậy? Tháng 6 dành tổng kết năm, tháng 7, hoặc tháng 8 tập huấn (rất nhiều kiểu tập huấn), may ra còn 1,5 tháng nhé.
Thứ năm, các bạn đòi hỏi chuyên môn, phương pháp, nội dung giảng dạy... mà lại bảo lương hơn 6 triệu là quá ổn, thì chẳng phải đang "tiêu chuẩn kép" à?
Điều cuối, để biết thu nhập của nghề giáo có thực ổn không, xin các bạn trả lời câu hỏi: Bạn có sẵn lòng, có khuyến khích con cái bạn làm nghề này không với 6 triệu/tháng?Trả lời được là hiểu nhé, đừng chỉ hô hào người khác”.
“Nhìn vào số liệu 2,5 năm gần đây hơn 16.000 giáo viên bỏ việc đó, lương thấp thì đòi quyền lợi là điều đương nhiên. Con có khóc thì mẹ mới cho bú.
Khi mà giáo viên đã chán nản, cùn mòn lòng yêu nghề chỉ nộp đơn xin thôi việc chứ không thèm kêu ca nữa, lúc đó mới đáng sợ. Tuyển mới được ít, sinh viên không học ngành sư phạm và bỏ việc nhiều, hàng năm giáo viên nghỉ hưu và xin nghỉ trước thời hạn... Viễn cảnh chưa đủ ảm đạm sao?
Các bạn kêu họ ngừng than vãn và bằng lòng hiện tại? Các bạn có trợ cấp được 1 nghìn đồng nào cho cuộc sống của hơn 1 triệu giáo viên cả nước không? Xin đừng suy nghĩ ích kỷ thế” - độc giả tên M.Trí nhắn nhủ.
Vào giây phút cuối cùng của cuộc đời Giai Nghị, cha mẹ anh đã quyết định hiến tặng nội tạng của con trai để giúp cứu sống những bệnh nhân khác. Họ không muốn có thêm gia đình nào mất đi người thân yêu nhất. Cha của Giai Nghị là một quân nhân đã chủ động thông báo với bệnh viện về quyết định của gia đình, hiến tặng 5 bộ phận cơ thể của con trai, cứu sống nhiều người khác.
Theo lời kể của người cha, Giai Nghị là một người con hiếu thảo và tốt bụng, được thầy cô yêu mến và bạn bè quý trọng. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nam sinh học tập chăm chỉ, luôn sẵn sàng giúp đỡ các bạn cùng lớp và hào phóng với người khác.
Đồng thời, nam sinh này cũng là một cầu thủ bóng đá xuất sắc của trường, đảm nhận vị trí tiền đạo, đã giúp đội ghi được nhiều bàn thắng, giành được nhiều danh hiệu quan trọng. Mỗi khi nhắc đến Giai Nghị, thầy cô, bạn học và người thân đều khen ngợi anh.
Ông nội và cha của Giai Nghị đều là những quân nhân hết mình vì sự nghiệp bảo vệ đất nước. Chịu ảnh hưởng từ truyền thống gia đình, ngay từ khi còn nhỏ, nam sinh 17 tuổi đã có ước mơ trở thành một người lính, cống hiến cho đất nước và xã hội.
Cha mẹ của Giai Nghị xúc động nói: “Hiến tạng có thể cứu sống được nhiều người khác. Chúng tôi hy vọng cuộc sống của con trai có thể được tiếp tục theo một cách khác”.
Ngày 20/7, dưới sự chứng kiến của Hội Chữ thập đỏ, cha mẹ nam sinh đã đồng ý hiến tặng tim, phổi, gan và thận của con trai để có thể mang lại hy vọng tái sinh cho 5 bệnh nhân. Trước khi tiến hành phẫu thuật, các nhân viên y tế đã cúi đầu để nói lời cảm ơn và tưởng nhớ nam sinh 17 tuổi.
Ba ngày sau đó, lễ an táng thi hài Giai Nghị được tổ chức trang trọng tại quê nhà. Buổi lễ có sự góp mặt của Hội Chữ thập đỏ địa phương, người thân, bạn bè, bạn học, giáo viên và những người hàng xóm tiếc thương anh.
Giáo viên chủ nhiệm của Giai Nghị chia sẻ trong lễ an táng: “Cậu ấy là một người tốt bụng và thân thiện. Em luôn là một nam sinh ngoan ngoãn, có hạnh kiểm tốt và thành tích học tập xuất sắc”.