Khó sống với mẹ chồng bằng mặt không bằng lòngMẹ chồng chị Nguyễn Thị Hòa (Hải Phòng) rất ngọt miệng, họ hàng bên chồng ai cũng thương vì bà chăm bố rất khổ. Nhưng chị Hòa mới về ở 6 tháng mà đã nghe họ hàng bên chồng mách bà nói xấu sau lưng nàng dâu. Ví như hàng ngày 6h chị đã dậy, muốn đi chợ thì bà không nghe, để bà đi, tự nấu nướng cho hợp khẩu vị. Vì vậy chị ở nhà dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo, giúp bố chồng vệ sinh…
Khi có chồng chị ở nhà thì bà mua rất nhiều trái cây, nói nàng dâu thích ăn nên mua, nói thương con dâu như con gái. Bà khuyên con dâu ráng ăn thêm, rồi uống sữa cho khỏe... còn dặn chồng đưa tiền thì để dành, đừng mua lung tung...
Chị cứ nghĩ mẹ chồng rất tốt với mình, cho tới khi có mấy người họ hàng nhắc nhở, bảo nàng dâu phải dậy sớm, chứ sao ngủ tới 7h mới dậy. Sáng ra uống sữa như con nhà giàu để mẹ chồng phục dịch như công chúa. Mẹ chồng đã phải chăm sóc bố chồng, cưới nàng dâu về để giúp đỡ thì giờ lại phải phục vụ cả nàng dâu…
 |
|
Trước mặt chị, mẹ chồng khen nàng dâu đẹp hiền lành, nhưng sau lưng thì so sánh chị không bằng mấy cô người yêu cũ của chồng. Rồi nói xấu mẹ đẻ chị quá lứa lỡ thì sinh con không có bố. Bà trách chị khó gần, mẹ ruột gọi thì nói chuyện mẹ con ngọt xớt… Mọi việc trong nhà cái gì mẹ chồng cũng giành làm, rồi lại đi kể công, ca cẩm.
Không riêng chị Hòa, nhiều nàng dâu hay mắc kẹt vào chuyện bị mẹ chồng, người nhà chồng, hay ai đó xung quanh nói xấu, nhưng không biết thoát ra bằng cách nào.
Theo chuyên gia tư vấn hôn nhân gia đình Tuệ An, khi rơi vào hoàn cảnh đó, bạn hãy làm như sau:
1. Kiên nhẫn lắng nghe. Bạn hãy lắng nghe xem bà đang phải chịu đựng điều gì? Nếu không hãy dừng lại một chút nghe trực giác mách bảo. Hoặc nghe những gì người khác nói về họ để có quyết định của mình.
Ví dụ, mẹ chồng, hay chồng, hoặc ai đó khó chịu, nói xấu bạn sau lưng... thì hãy thử lắng nghe xem, biết đâu người ấy làm thế là để được bạn quan tâm, nhưng vì ngại nói ra nên đã chọn cách làm mình làm mẩy như một đứa trẻ. Bạn hãy nhẫn nhịn một chút, đừng để phản ứng bốc đồng theo hướng tiêu cực. Khi bạn đã hiểu hơn những gì họ trải qua, hoặc mong cầu ở bạn, có thể bạn sẽ hết khó chịu với họ.
2. Đừng nghĩ họ là người xấu. Bạn đừng nghĩ ai khó chịu, nói xấu sau lưng thì đều là người xấu, mà có lẽ bạn giao tiếp chưa khéo.
Thế giới này có rất nhiều người khó chiều, nhưng không phải họ là người xấu, hay là kẻ thù đáng ghét... mà chỉ đơn giản là họ khó tính. Chỉ nghĩ như thế bạn đã tự loại bỏ bớt những ý nghĩ tiêu cực, hành xử tệ của mình (bởi khi bạn nghĩ thế thì cũng là một người khó chịu rồi).
Bạn hãy so sánh hai cách nghĩ: "Cái người này phiền ghê, bực thật!" và: "Bà chỉ khó tính thôi, mình chỉ cần làm tốt việc của mình là được" - bạn sẽ thấy có sự khác biệt ngay.
3. Hãy tỏ ra chín chắn, không phản ứng quá nhanh. Đừng vội trả lời hay phản ứng ngay lập tức khi nghe ai đó nói xấu, hay đang làm khó bạn. Bởi lúc đó thường là phản ứng tiêu cực, thậm chí trả đũa không chính đáng.
Bạn hãy bình tĩnh và im lặng, như thế chí ít tỏ ra mình là người chín chắn và rộng lượng hơn. Và người khó chịu, hay nói xấu sẽ thấy dễ chịu với người chín chắn và bình tĩnh. Làm người chín chắn không dễ nhưng giúp bạn luôn "nắm dây cương" cho mọi tình huống khó nhất.
4. Tập trung vào bản thân, đừng khó chịu như họ. Tiếp xúc với người khó chịu, nói xấu sau lưng tệ nhất là bạn có thể trở thành khó chịu như họ (phản ứng lại theo cách tiêu cực). Do đó bạn đừng dại trở thành người cáu kỉnh khó chịu, nói xấu như họ. Nhưng hãy cảm ơn vì nhờ họ mà bạn thấy rõ những gì bạn không muốn trở thành. Cũng nên tự ngẫm lại bản thân nếu điều họ nói có phần đúng thì bạn hãy sửa mình.
Nên nhớ sự vui vẻ, hạnh phúc của bạn là quý giá nhất. Đừng vì ai đó khó chịu, nói xấu, thậm chí gây khó dễ mà bạn cau có, khó chịu cả ngày, hay tìm cách trả đũa. Cách đáp trả tốt nhất là giữ cho thân tâm bạn luôn thoải mái, vui vẻ và tuyệt đối không bị ảnh hưởng xấu bởi họ.
5. Học cách buông xả. Phụ nữ khi về nhà chồng nếu thấy ai đó hay khó chịu, hay nói xấu mình sau lưng hãy học cách buông xả - không dễ đâu, nhưng lại rất cần thực hành hàng ngày để bạn thảnh thơi vui sống.
Ngoài xã hội cũng vậy, nếu bạn tốt mà người khác nói bạn xấu thì cũng chẳng làm cho bạn xấu đi. Họ khó chịu, nói xấu bạn vì họ đang đeo lăng kính tiêu cực, hay thích chỉ trích (mà đa số con người thích chỉ trích, phán xét, nói xấu, đánh giá người khác). Vì vậy bạn hãy buông xả cho nhẹ lòng, chấp họ làm chi cho thêm khổ mình.
Bạn không nên cố lấy lòng, hay phản bác người đang khó chịu, nói xấu bạn. Hãy tập trung vào chính mình và các mối quan hệ khác của bạn, hoàn thiện chính mình. Họ đối xử thế nào với bạn là nghiệp của họ, nhưng cách bạn đối xử thế nào với họ lại là nghiệp của bạn. Việc của bạn là sống tử tế để không ai tin điều họ nói. Hãy biết mình là ai, đang làm gì, đang nghĩ gì mới là quan trọng nhất. Cứ bình tĩnh, đâu rồi có đó, uống trà đi, thở và cười đi...
Theo Gia đình & Xã hội

Nắm những bí quyết dưới đây, nàng dâu nào cũng được mẹ chồng nể phục
Sự khác nhau trong cách ứng xử của các nàng dâu sẽ khiến mối quan hệ của họ với mẹ chồng trở nên thăng hoa hay mãi chìm sâu vào bế tắc.
" alt=""/>Nàng dâu thông minh ứng xử với mẹ chồng khó chịu, hay nói xấu sau lưng

 |
Những chuyến xe tất bật “chở yêu thương” tiếp sức cho lực lượng tuyến đầu chống dịch |
“Thương lắm y bác sĩ tuyến đầu”
Sáng 19/8, như thường lệ, nhiều ô tô tải đã chờ sẵn ở Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM (Quận 1, TP.HCM) để chuyển hàng đến các bệnh viện, khu vực phong tỏa. Ăn vội bữa sáng, cán bộ, lái xe, tình nguyện viên tất bật chất hàng lên xe.
Đứng giữa kho hàng, bà Hoàng Mai Quỳnh Hoa, Chánh Văn phòng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM nhễ nhại mồ hôi, kiểm tra, điều phối hàng chất lên từng xe theo đúng số lượng. Bà Hoa cho biết, từ ngày dịch bùng phát đến nay, kho lúc nào cũng đầy ắp rau củ quả, nước uống, sữa, thiết bị y tế... do các địa phương, doanh nghiệp ủng hộ thành phố.
“Kể sao hết những ân tình dành cho TP.HCM vào thời điểm khó khăn này, có những chuyến hàng lên tới hàng nghìn tấn. Chúng tôi chỉ còn biết cố gắng phân phối thật nhanh, đến đúng người dân và các đơn vị đang cần để hỗ trợ họ sớm vượt qua đại dịch”, bà Hoa nói.
 |
Sáng sớm, anh Hoàng Thế Mạnh (23 tuổi, TP.Thủ Đức) cùng hơn 10 tình nguyện viên tất bật vận chuyển hàng hóa lên xe để chở đến 30 bệnh viện, cơ sở y tế tuyến đầu ở các quận, huyện TP.HCM |
Cũng theo bà Hoa, chuyến hàng gần nhất là 1.000 thùng sữa tươi sạch và 1.000 thùng trà tự nhiên TH true TEA tốt cho sức khỏe (tổng cộng 72.000 sản phẩm) do Tập đoàn TH gửi tặng sẽ được chuyển tới các bệnh viện tuyến đầu một cách nhanh nhất để tiếp sức cho các y bác sĩ.
Mồ hôi ướt áo vì tất bật chuyển hàng lên xe, anh Hoàng Thế Mạnh (23 tuổi, TP.Thủ Đức), nhân viên một công ty nội thất nhưng tham gia làm tình nguyện viên chở hàng được 4 ngày, mong muốn góp một chút sức lực vào công cuộc chống dịch. Chuyến hàng ngày 19/8 là chuyến đầu tiên anh Mạnh tham gia tiếp sức các y bác sĩ tuyến đầu.
“Công việc mình làm chỉ là rất nhỏ so với các y bác sĩ đang chiến đấu giành lại sự sống cho nhiều bệnh nhân. Mình rất thương họ và cũng rất vui khi tham gia chở những chuyến xe mang theo tình cảm yêu thương của rất nhiều người đến với các y bác sĩ. Nhìn họ mình cũng tự nhủ, sẽ tình nguyện chở hàng đến hết dịch”, anh Mạnh trải lòng.
Những ly trà yêu thương
Trong buổi sáng, hàng chục chuyến xe đã toả đi khắp các quận, huyện tại TP.HCM. Trong đó, xe bán tải của anh Huỳnh Ngô Đồng chở 60 thùng trà xanh tự nhiên đến hai bệnh viện ở quận Bình Thạnh.
 |
Đoàn xe chở 1.000 thùng trà xanh vị chanh TH true TEA (tương đương 24.000 sản phẩm) - món quà của Tập đoàn TH gửi tới các bệnh viện tuyến đầu thành phố |
Anh Đồng đã có kinh nghiệm tham gia vận chuyển nhu yếu phẩm đến những con hẻm phong tỏa cho người khó khăn, chở đội phun khử khuẩn, mang cơm đến các chốt kiểm soát, chở hàng đến bệnh viện dã chiến...
Anh Đồng không thể đếm hết được số chuyến xe đã chở, chỉ biết “mỗi ngày thức dậy lúc 6 - 7 giờ sáng, làm đến tối khuya thì về”.
10 giờ sáng, xe anh Đồng dừng trước cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 ở quận Bình Thạnh. Một nữ điều dưỡng và một bảo vệ tại đây nhanh chóng ra nhận hàng. Anh Đồng giúp họ chuyển 30 thùng trà xanh tự nhiên vào nơi tập kết, chờ chuyển đến tận tay các bác sĩ, nhân viên y tế.
 |
Điều dưỡng Nguyễn Thị Xuân Ái (37 tuổi) đang công tác tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 ở quận Bình Thạnh |
Điều dưỡng Nguyễn Thị Xuân Ái (37 tuổi) đang công tác tại đây cho biết, chị thực sự xúc động và thấy ấm lòng trước tình cảm của cộng đồng dành cho y bác sĩ.
“Bệnh viện này thành lập từ ngày 1/8, đến nay rất nhiều chuyến hàng đã gửi tặng đến chúng tôi”, chị Ái chia sẻ.
Chị Ái tham gia công tác điều trị Covid-19, nỗi nhớ chồng, nhớ con, ngày nối ngày cứ dài đằng đẵng. Mỗi ngày, con trai 7 tuổi đều gọi điện thoại động viên mẹ khiến chị không kìm được nước mắt. Chị Ái hy vọng dịch bệnh sớm qua để không còn ai phải khổ nữa.
Nhận những chai nước trà tự nhiên thanh mát được trao tặng, BS. Vũ Biên Luận, Đội trưởng Đội hậu cần Bệnh viện dã chiến thu dung Số 5 (khu chung cư Thuận Kiều Plaza, Q.5, TP.HCM), cũng cho biết, bản thân anh và các y bác sĩ ở đây đều rất trân trọng những tình cảm, những sự hỗ trợ, tiếp sức dù là nhỏ nhất.
“Chúng tôi luôn cố gắng làm hết sức công việc của mình và xem đây là trách nhiệm mà mình phải làm, mong cùng thành phố sớm chiến thắng Covid-19”, anh Luận nói.
 |
BS. Vũ Biên Luận - Đội trưởng Đội hậu cần bệnh viện dã chiến thu dung số 5 (khu chung cư Thuận Kiều Plaza, Q.5) đại diện nhận 40 thùng trà tự nhiên TH true TEA |
Trời đã trưa, nhiều chuyến xe vẫn tiếp tục lăn bánh, chở yêu thương đi khắp các ngả đường thành phố…
Cao An
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020 tới nay, Tập đoàn TH cùng Ngân hàng TMCP Bắc Á thông qua Quỹ Vì Tầm Vóc Việt đã chung tay đóng góp kịp thời các sản phẩm và thiết bị y tế trị giá 90 tỷ đồng cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh. Trong đợt tặng sản phẩm mới nhất - 72.000 ly sữa tươi và đồ uống tốt cho sức khỏe của Tập đoàn TH - có sản phẩm mới ra mắt: Trà tự nhiên TH true TEA. Với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, TH true TEA giàu chất chống oxy hóa, giàu các hoạt chất giúp giảm căng thẳng mệt mỏi, tăng cường sức khỏe. |
" alt=""/>Những chuyến xe ‘chở yêu thương’ tiếp sức y bác sĩ tuyến đầu chống dịch