Katie Knight ở Inverness, Scotland lâm vào tình trạng nghiêm trọng trong 48h, 4 ngày phải chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện và bác sĩ nói rằng, nếu không cấp cứu chỉ vài giờ sau cô sẽ chết.
Sau khi sử dụng loại tampon siêu thấm, Katie đã bị mắc hội chứng sốc độc - nhiễm trùng do vi khuẩn có khả năng gây tử vong.
“Tôi nghĩ rằng, mình sắp chết", Katie kể lại. Trong ngày thứ tư của chu kỳ kinh nguyệt, cô đã dùng chiếc tampon siêu thấm vì có một ngày dài làm việc. "Tôi ở trong thư viện, cố gắng hoàn thành bài tập, sự tập trung khá cao rồi tôi bắt đầu cảm thấy không ổn. Tôi xuống quán cà phê nhấp một chút và ăn bánh vì nghĩ có thể mệt mỏi do đang trong chu kỳ.
“Tôi vã nước vào mặt cho tỉnh và tiếp tục làm bài luận vì cần sớm hoàn thành. Rồi tôi phải bắt taxi về nhà vì không thể đi được".
24h tiếp theo, Katie bắt đầu lâm vào tình trạng nghiêm trọng. Ngày tiếp theo, mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Bạn cùng phòng của cô rất lo lắng. Sau khi đo nhiệt độ, bạn cô gọi tới trung tâm cấp cứu. Thời điểm đó, Katie không thể nói năng hay đi lại được.
Một tuần ở bệnh viện với 4 ngày chăm sóc đặc biệt, cô đã phục hồi dần. Các bác sĩ giải thích rằng, họ tìm thấy chiếc tampon trong người cô khiến họ nghĩ tới cô mắc hội chứng sốc độc.
Hội chứng sốc độc có thể xảy ra với bất cứ ai - những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em, nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ khi sử dụng băng vệ sinh (BVS). Hiện hơn 50% trường hợp sốc độc ghi nhận được là do phụ nữ sử dụng BVS siêu thấm.
Nguyên nhân xảy ra hiện tượng sốc nhiễm độc là do BVS thấm hút quá nhanh, khiến môi trường âm đạo bị khô, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Độc tố do vi khuẩn này sản sinh ra sẽ được hấp thu vào máu, gây nhiễm độc. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra nếu sử dụng tampon khi âm đạo đang bị viêm nhiễm, lở loét.
Các triệu chứng của hội chứng này bao gồm: sốt cao, tụt huyết áp nhanh (có cảm giác lâng lâng hoặc ngất xỉu), phát ban bất cứ nơi nào trên cơ thể, bao gồm cả lòng bàn tay và lòng bàn chân, nôn mửa hoặc tiêu chảy, đau cơ; mắt, miệng, cổ họng, và âm đạo sưng đỏ; đau đầu, rối loạn, mất phương hướng, hoặc co giật; suy thận, suy hô hấp và một số cơ quan khác cũng bị suy giảm chức năng.
Thông thường, các triệu chứng sẽ xuất hiện cách 2-3 ngày sau khi cơ thể bị nhiễm khuẩn.
Thái An(Theo Independent)
" alt=""/>Tin nóng: Gần chết vì sốc độc băng vệ sinhTrước đó, VietNamNetđã đưa tin, khoảng 12h trưa cùng ngày, người dân sống xung quanh dãy trọ trên đường DL 15 (phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương) bất ngờ nghe tiếng nổ lớn. Sau đó, khói đen bốc ra nghi ngút từ một phòng trọ ở cuối dãy.
Lúc này, một thanh niên cố bò ra ngoài trong tình trạng bị bỏng nặng toàn thân. Người dân đã hỗ trợ đưa nạn nhân đi cấp cứu ở bệnh viện tỉnh, sau đó chuyển lên TP.HCM do tình trạng quá nặng.
Qua xác minh, nạn nhân là anh D.V.D (sinh năm 1997). Vào thời điểm xảy ra sự việc, các phòng trọ bên cạnh không có người nên không có thêm thương vong.
Công an thị xã Bến Cát (tỉnh Bình Dương) đang phối hợp với các lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường và làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Mất ngủ là nỗi ám ảnh của nhiều người
Biểu hiện của mất ngủ:
- Khó đi vào giấc ngủ: nằm trên giường 30 phút đến 1 tiếng mới có thể ngủ được.
- Thức giấc sớm: thường trước 5 giờ sáng và không ngủ lại được.
- Ngủ chập chờn, không yên giấc, hay thức giấc giữa đêm và khó ngủ lại được.
- Nặng hơn là hầu như không thể chợp mắt suốt đêm. Ban ngày thì mệt mỏi, buồn ngủ, uể oải, cáu gắt.
- Khi ngủ dậy cảm thấy cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải, đau đầu.
Biện pháp cải thiện giấc ngủ
1. Uống sữa ấm
Nếu bị mất ngủ, bạn hãy uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ. Sữa là một nguồn cung cấp canxi tuyệt vời, giúp não tạo ra melatonin (một loại hormone giúp điều hòa giấc ngủ). Ngoài ra, uống sữa ấm còn giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu và thư giãn nên dễ ngủ hơn.
2. Ăn đồ ăn nhẹ có tính chất gây buồn ngủ
Theo nghiên cứu, các loại thực phẩm gây ngủ tốt nhất là sự kết hợp giữa protein và carbohydrate. Bạn nên ăn 1/2 quả chuối với 1 thìa súp bơ đậu phộng hoặc bánh quy lúa mạch với phô mai trước khi đi ngủ 30 phút.
3. Giữ phòng ngủ yên tĩnh, sạch sẽ
Việc phòng ngủ bừa bộn, ồn ào thường gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Không gian yên tĩnh, sạch sẽ giúp tâm trạng bạn cảm thấy thoải mái hơn. Nếu sử dụng điều hòa, bạn không nên để nhiệt độ quá lạnh. Phòng ngủ quá lạnh có thể khiến bạn trằn trọc khó ngủ.
4. Đầu tư gối, chăn phù hợp
Bạn đừng ngần ngại bỏ tiền mua 1 chiếc nệm tốt cùng những chiếc gối êm, chăn mềm với chất liệu thông thoáng, thấm hút. Nguyên nhân là chúng ta dành gần 1/3 thời gian trong ngày để ngủ nên bạn cần đầu tư thích hợp để có giấc ngủ ngon.
5. Không tập thể dục sát giờ đi ngủ
Tập thể dục giúp cải thiện giấc ngủ nhưng khi tập, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng, trong khi cơ thể cần khoảng vài giờ mới có thể trở về nhiệt độ bình thường. Do đó, bạn nên tập thể dục trước giờ đi ngủ ít nhất 3 giờ.
6. Không ăn quá muộn vào buổi tối
Việc ăn quá muộn vào ban đêm sẽ khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động thường xuyên. Ngoài hậu quả là béo phì, ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày – ruột dẫn đến loét, ợ nóng, ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản là sự căng tức khó chịu và giữ bạn thức giấc.
An An (Dịch theo QQ)
Theo các bác sỹ, dù là nước giải nhiệt từ cây cỏ thiên nhiên, nhưng không phải ai uống cũng 'lành', đặc biệt quá trình chế biến cũng phải chú ý cẩn trọng để không gây ngộ độc.
" alt=""/>6 bí quyết trị mất ngủ rất đơn giản