
Trào lưu này bắt nguồn từ bài đăng của một nữ thực khách trên nền tảng Xiaohongshu vào tháng 12 năm ngoái. Người này kể khi vào Haidilao chỉ gọi mì và nước chấm với giá chưa đến 20 nhân dân tệ, nhưng được thưởng thức nước dùng, trái cây và các món ăn nhẹ khác miễn phí, còn được làm móng tay.
 |
Người phụ nữ khoe đi ăn Haidilao chỉ với 17 nhân dân tệ. |
Người phụ nữ đã xóa tài khoản của mình, tuy nhiên nội dung bài đăng nhanh chóng lan truyền rộng rãi và được những người khác áp dụng. Nhiều người khoe "chiến tích" song nhận lại vô số chỉ trích vì hành vi keo kiệt, gây tổn hại cho nhà kinh doanh.
"Những người làm vậy để được ăn đồ miễn phí thật không biết xấu hổ", một tài khoản bày tỏ.
Haidilao vẫn chưa đưa ra bình luận nào về các sự việc, bộ phận truyền thông của công ty này từ chối phỏng vấn của Sixth Tone.
Khi phóng viên liên hệ, nhân viên tại một cơ sở của Haidilao tại Thượng Hải cho biết họ không biết ai là người đến ăn lẩu với 17 nhân dân tệ, nhưng họ không coi thường một thực khách làm như vậy.
"Chúng tôi cảm thấy ổn với chuyện như vậy. Bạn có thể làm thế nếu muốn", nhân viên cửa hàng nói.
Theo Lu Junhai, một giáo sư luật tại Đại học Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh, vụ bê bối có thể mang lại lợi ích cho Haidilao. "Mặc dù một số khách hàng đang tận dụng dịch vụ của chuỗi, công ty đang nhận được một lượng lớn người quan tâm theo cách miễn phí", ông nói.
Haidilao hiện có gần 1.000 nhà hàng trên thế giới. Giống như nhiều nhóm nhà hàng, đơn vị vẫn đang phục hồi sau đại dịch Covid-19. Vào tháng 7/2020, công ty đã đưa ra cảnh báo về lợi nhuận sau khi chứng kiến doanh thu sụt giảm nghiêm trọng trong bối cảnh những đợt phong tỏa kéo dài ở Trung Quốc và nước ngoài.
Theo Zing

Quán lẩu Trung Quốc hút khách nhờ món bánh son môi
Món tráng miệng có giá khoảng 26 nhân dân tệ cho một phần ăn gồm 4 "cây son".
" alt=""/>Khách tìm cách lách luật khi ăn ở Haidilao
Đây là lần đầu tiên Việt Nam ban hành một chương trình ở cấp quốc gia về riêng vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.Chương trình có "mục tiêu kép” gồm: Bảo vệ bí mật đời sống riêng tư và ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng môi trường mạng để xâm hại trẻ em, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc trang bị cho trẻ em kiến thức, kỹ năng phù hợp theo từng lứa tuổi (hệ miễn dịch số) để trẻ em tự nhận biết và có khả năng tự bảo vệ mình trên môi trường mạng.
Mục tiêu thứ hai, chương trình duy trì một môi trường mạng lành mạnh, phát triển hệ sinh thái các sản phẩm, ứng dụng Việt cho trẻ em học tập, kết nối, giải trí một cách sáng tạo.
Chương trình Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025được nhận định có tính liên ngành cao khi có sự vào cuộc của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công an.
Ngoài ra, chương trình cũng nhận được sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Các doanh nghiệp thông tin và truyền thông, các cơ quan báo chí cũng tham gia, triển khai chương trình. Chương trình cũng đưa ra nhiều sáng kiến, nhiệm vụ, giải pháp đột phá.
Một trong số đó là triển khai các giải pháp công nghệ mới (trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn…) để tự động thu thập, phân tích cảnh báo sớm, ngăn chặn/xử lý nội dung vi phạm pháp luật về trẻ em, nội dung không phù hợp đối với trẻ em.
Chương trình thành lập và tổ chức hoạt động của Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng với các nhiệm vụ chính gồm nâng cao nhận thức, chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; tiếp nhận, phân loại, chuyển xử lý kịp thời các phản ánh, vấn đề phát sinh đối với trẻ em trên môi trường mạng.
Xây dựng và triển khai các chương trình, hoạt động hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sáng kiến, cung cấp các giải pháp kỹ thuật an toàn thông tin bảo vệ trẻ em tương tác an toàn trên môi trường mạng; đề xuất cơ chế thí điểm đặt hàng doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ do các doanh nghiệp Việt Nam phát triển để hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo trên môi trường mạng.
Tích hợp các kênh thông báo trực tuyến về các vấn đề liên quan đến trẻ em trên môi trường mạng với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em số 111; hướng tới hình thành một ứng dụng duy nhất trên môi trường mạng để phản ánh, chia sẻ các vấn đề liên quan tới trẻ em.
Xây dựng và lồng ghép vào chương trình giáo dục việc đào tạo “bộ kỹ năng số” cho trẻ em theo độ tuổi gồm một số nội dung, kỹ năng như: kiến thức về mạng Internet, mạng xã hội; kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin tối thiểu; bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng; cách thức nhận biết khi bị lợi dụng, xâm hại trên môi trường mạng và nơi cần thông tin, phản ánh…
Triển khai các giải pháp kỹ thuật tại trường học nhằm giám sát, chặn lọc truy cập các nội dung vi phạm pháp luật, các nội dung không phù hợp với học sinh theo từng lứa tuổi.
Việc ban hành chương trình nói trên là cụ thể hóa một bước việc thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.
Động thái này cũng là thông điệp mạnh mẽ, thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ bảo vệ thế hệ công dân số tương lai, hướng tới xây dựng, duy trì một môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ em thỏa sức sáng tạo.
Nguyễn Sơn
Toàn bộ Chương trình 'Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng'
" alt=""/>Lần đầu tiên Việt Nam có chương trình cấp quốc gia bảo vệ trẻ em trên mạng