Chuyên gia chuyển đổi số Nguyễn Thượng Tường Minh cho hay, trong môi trường có nhiều thách thức như hiện nay, khoảng 2-3 năm gần đây, nhiều doanh nghiệp phải thắt chặt quy mô vận hành, tìm nguồn thu mới để có thể tồn tại và phát triển.
“Câu hỏi đặt ra là làm sao để tăng thu giảm chi? làm sao để tăng doanh thu khi cơ hội ngày càng ít, làm sao để tiết kiệm chi phí để tránh chảy máu tài nguyên? Lời giải không chỉ là phát triển phần mềm mà cần phải có triết lý sâu sắc trong quá trình vận hành mới chạm được vào gốc rễ vấn đề”, vị chuyên gia về chuyển đổi số nhận định.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Dell Technologies, trong quá trình chuyển đổi số, 60% số người khảo sát tại Việt Nam cảm thấy bị “ngộp” bởi những công nghệ phức tạp, đem tới trải nghiệm làm việc không đồng nhất và phân mảnh trên nhiều nền tảng khác nhau. Đây là thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi số.
Trên thực tế, các vấn đề mà một hệ thống gồm nhiều phần mềm riêng rẽ hay gặp phải là tuy dùng phần mềm nhưng thao tác vẫn dựa trên thủ công, tiềm ẩn rủi ro do sai sót trong quá trình thao tác.
Doanh nghiệp cũng mất nhiều công sức nếu muốn sử dụng một phần mềm mới vào hệ thống đang có sẵn. Do vậy, mong muốn của nhiều doanh nghiệp là làm sao để tích hợp các phần mềm mới và cũ với nhau một cách hữu ích.
Trong bối cảnh đó, để chuyển đổi số dễ dàng hơn, các doanh nghiệp không chỉ cần một phần mềm mà họ cần một hệ thống phần mềm kiểu mới có tính tương tác cao, dễ sử dụng.
“Điều này sẽ giúp tối đa hóa số tiền đầu tư cho công nghệ thông tin. Không phải 3 đồng mua 3 phần mềm nữa, mà là 3 phần mềm cộng với giá trị cộng hưởng từ tương tác giữa chúng, giá trị này là thời gian, nguồn lực và cả tiền bạc”, vị chuyên gia chia sẻ.
Theo các chuyên gia, hệ thống phần mềm hiện đại phải trả lời được các vấn đề: tự động hóa giao tiếp giữa các phần mềm trong mạng lưới, chuẩn hóa không sai lệch và làm giàu thông tin giữa các phần mềm, dễ dàng thêm, bớt các node phần mềm khi cần thiết.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, từ năm 2021, Bộ TT&TT đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể như hỗ trợ doanh nghiệp tự đánh giá được mức độ chuyển đổi số của đơn vị mình.
Bộ TT&TT cũng lựa chọn, đánh giá các nền tảng số Make in Viet Nam xuất sắc để giới thiệu tới cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo thống kê của Bộ TT&TT, tính đến tháng 10/2024, tổng số lượt doanh nghiệp tiếp cận chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số (SMEdx) là 1.28 triệu lượt.
Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam sử dụng các nền tảng số của chương trình SMEdx là hơn 400.000 doanh nghiệp.
Trên thực tế, trong 2.100 doanh nghiệp được khảo sát bởi KPMG, 66% nói rằng việc thu thập và phân tích dữ liệu giúp họ phát sinh tăng trưởng về lợi nhuận trong 12 tháng gần nhất.
Đây là minh chứng cho thấy tầm quan trọng của chuyển đổi số và dữ liệu đối với hoạt động của các doanh nghiệp.
![]() |
Do ở vùng đặc biệt khó khăn nên các giáo viên Trường Tiểu học Tri Lễ 4 được bố trí công tác đều là nam giới. |
Nằm giữa bản làng người Mông, Trường Tiểu học Tri Lễ 4 vốn được xem là một trong những điểm khó khăn nhất của huyện Quế Phong vì đường sá đi lại và các điều kiện vô cùng khó khăn.
Cách trung tâm thị trấn hơn 30 km, nhưng để vào được trường phải đi mất cả ngày. Bởi để đến được điểm trường của mình, các giáo viên nơi đây hằng ngày phải đi xe máy vượt qua một trong những cung đường dốc, hiểm trở bám theo sườn núi. Con đường này mùa khô cát bụi mịt mù, mùa mưa thì ngập trong bùn đất lầy lội.
Đây còn là ngôi trường biết đến với nhiều “không”: không đường ôtô, không điện, không sóng điện thoại, không Internet,…
![]() |
Để đến được trường, các giáo viên nơi đây phải vượt qua những cung đường vô cùng khó khăn. |
![]() |
Vào mùa mưa, các thầy giáo quen với cảnh đường đất vào trường ngập bùn lầy lội . |
Những điều kiện quá khó khăn cũng chính là nguyên nhân khiến ngôi trường này kể từ ngày thành lập đến nay không hề có bóng dáng của các cô giáo. Thay vào đó, 44 thầy giáo vẫn ngày đêm miệt mài cắm bản, vượt khó để gieo chữ ở tất cả 6 điểm trường với 29 lớp học.
Chia sẻ với VietNamNet, thầy Nguyễn Hồng Hiệp, người đã 7 năm gắn bó với mái trường này cho rằng điều kiện quá khó khăn nên có lẽ cũng chỉ các thầy giáo mới có đủ sức khỏe để có thể công tác tốt được.
“Có lẽ cũng do điều kiện địa hình khó khăn, vất vả quá nên lãnh đạo phòng giáo dục cũng chỉ xếp toàn thầy giáo. Chưa kể, việc đi xe máy cũng khó, chúng tôi đàn ông con trai đi còn ngã liểng xiểng do đường xấu, khi thì bụi bặm khi thì ngập bùn, các cô khó mà đi được”.
![]() |
Thiếu thốn về điều kiện sinh hoạt và dạy học nhưng đổi lại các thầy giáo nơi đây lại rất đoàn kết và có nhau trong mọi hoạt động. |
Theo thầy Hiệp, việc các cô giáo không được phân công về đây cũng là điều dễ hiểu bởi quá khó khăn về đường sá, sinh hoạt, cơ sở vật chất của trường vẫn thiếu thốn rất nhiều. “Do tính chất đặc thù nên giáo viên ở đây ở lại trường. Nhưng khi có khách về trường thì anh em đã phải vào bản xin ngủ nhờ. Giờ nói thật là nếu có thêm một cô giáo, việc bố trí phòng, chỗ ngủ cho các giáo viên cũng rất khó khăn và bất tiện”, thầy Hiệp nói.
Việc không có giáo viên nữ cũng có nhiều bất tiện trong quá trình dạy học và các phong trào của trường lớp.
“Với các học sinh lớp 1, 2 thì các cô giáo sẽ tiện hơn rất nhiều. Ví dụ như chăm sóc, hướng dẫn cho các cháu sinh hoạt, đặc biệt là các em học sinh nữ. Trong quá trình dạy, các em học sinh lớp 1, 2 rất nhỏ, và thường còn rất kém về ngôn ngữ nên việc chăm sóc của các thầy chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với các cô giáo khéo léo, uyển chuyển. Với các học sinh lớp 4, 5 thì có thể cứng rắn hơn nhưng với các học sinh lớp nhỏ cần sự mềm mại, nhẹ nhàng”.
![]() |
Một buổi họp giáo viên của trường. |
Tuy nhiên, không vì thế mà thầy Hiệp cùng đồng nghiệp nản lòng, thay vào đó là tập làm quen và cố gắng khắc phục bằng mọi cách có thể. Các hoạt động văn nghệ có thể đơn giản hơn nhưng không bao giờ là thiếu dưới mái trường.
“Các thầy cũng tập các tiết mục văn nghệ cho các em học sinh. Những bài hoặc động tác múa khó quá thì đành thôi, nhưng thay vào đó nghĩ ra những động tác, tiết mục đơn giản”, thầy Hiệp cười.
![]() |
Nơi đây, các thầy giáo quán xuyến tất cả mọi việc từ dạy học... |
![]() |
...cho đến các phong trào, hoạt động của trường lớp. |
Thậm chí, có giai đoạn học sinh trường nhận được chương trình hỗ trợ ăn trưa, các thầy giáo phân công để thay phiên nhau vào bếp nấu ăn cho các em học sinh.
Trường Tiểu học Tri Lễ 4 hiện có 44 thầy giáo, nhưng lại có tới 6 điểm trường lẻ nên tính ra mỗi điểm cũng thường chỉ có sự có mặt của 5-6 giáo viên.
![]() |
Kể từ khi thành lập đến nay, các học sinh nơi đây cũng quen với việc chỉ có các thầy giáo. |
Thế nhưng các thầy giáo nơi đây lại rất đùm bọc và cùng nhau tham gia nhiều công việc sau giờ lên lớp như chơi thể thao hay cùng nhau đánh bắt cá, nấu ăn và có những bữa cơm cùng nhau.
Chính tinh thần đoàn kết, hỗ trợ đó khiến các thầy giáo công tác nơi đây chưa bao giờ cảm thấy cô độc khi ở một nơi mà “không thể liên lạc được bởi không có sóng”.
Thanh Hùng
" alt=""/>Ngôi trường hơn 30 năm không có một cô giáo