
 |
Hai mẹ con bà Lý. Ảnh: BBC |
Theo BBC, Mao Dần bị bắt cóc vào năm 1988 khi mới 2 tuổi 8 tháng. Khi vụ bắt cóc xảy ra, bà Lý đang đi công tác, bé Mao Dần ở nhà với cha.
Bà Lý kể: "Vào thời đó, truyền thông chưa phát triển. Tôi chỉ nhận được một bức điện với đúng 6 chữ 'việc khẩn cấp, về nhà ngay'. Tôi không hiểu chuyện gì đã xảy ra". Bà vội vã trở về nhà ở Tây An và sau đó biết tin con trai mất tích.
Chồng của bà Lý kể, ông đón con tại trường mẫu giáo, trên đường về có dừng tại khách sạn do gia đình làm chủ để lấy nước cho con. Không để mắt tới bé Mao Dần chỉ một hoặc hai phút để làm nguội nước, khi người cha quay lại, cậu bé đã biến mất.
Bà Lý cho rằng sẽ sớm tìm thấy con trai. "Tôi nghĩ rằng bé đi lạc và không tìm được đường về nhà, rồi những người tốt bụng sẽ giúp tìm thấy cháu và đưa con về cho tôi".
Tuy nhiên, một tuần trôi qua và không có ai đưa bé tới đồn cảnh sát, Lý Tĩnh Chi biết tình hình đã trở nên nghiêm trọng. Bà hỏi những người ở quanh khách sạn, rồi in 10.000 tờ rơi có ảnh của Mao Dần trên đó và phát ở các nhà ga, bến xe buýt khắp Tây An, đăng tin tìm người mất tích trên báo địa phương. Tuy nhiên, tất cả đều không có kết quả.
Vào thời điểm đó, Lý Tĩnh Chi không biết bắt cóc và buôn bán trẻ em đang là vấn nạn ở Trung Quốc.
 |
Mao Dần. Ảnh: BBC |
Bản năng ban đầu của Lý Tĩnh Chi khi biết Mao Dần bị bắt cóc là đổ lỗi cho chồng. Sau đó, bà nhận thấy cả hai vợ chồng nên cùng nhau tìm kiếm con trai. Tuy nhiên, sau 4 năm tìm kiếm vô vọng, họ ly hôn.
Tuy nhiên, bà Lý không từ bỏ việc tìm kiếm con trai. Chiều thứ Sáu hàng tuần, sau khi kết thúc giờ làm, Lý Tĩnh Chi đi tàu tới các tỉnh gần đó để tìm con rồi trở về nhà vào chiều Chủ nhật. Bất cứ khi nào có manh mối về một cậu bé có hình dáng giống Mao Dần, bà Lý đều đi và tìm hiểu.
Con trai là điều đầu tiên Lý Tĩnh Chi nghĩ tới mỗi khi thức giấc vào buổi sáng. Vào ban đêm, bà luôn mơ thấy con trai khóc gọi mẹ. Vì ám ảnh này, Lý Tĩnh Chi đã phải nhập viện.
Từ thời điểm này trở đi, bà cố gắng tránh đau buồn và tập trung mọi năng lượng vào việc tìm kiếm. Cũng trong khoảng thời gian này, bà Lý biết được cũng nhiều cha mẹ bị mất con, không chỉ ở Tây An và bà bắt đầu phối hợp với họ. Cùng nhau, họ thiết lập một mạng lưới trải khắp các tỉnh thành. Họ gửi tờ rơi cho nhau và dán khắp các khu vực mà mỗi người chịu trách nhiệm.
Sau 19 năm tìm con, bà Lý bắt đầu làm việc tình nguyện với trang web Baby Come Home, chuyên giúp các gia đình đoàn tụ với con mất tích.
Năm 2009, Chính phủ Trung Quốc thành lập một cơ sở dữ liệu ADN, nơi các cặp cha mẹ mất con và những người con nghi là bị bắt cóc có thể đăng ký ADN. Đây là một bước tiến lớn, giúp giải quyết hàng nghìn trường hợp mất tích.
 |
Gia đình đoàn tụ. Ảnh: BBC |
Thông qua việc làm của bà Lý với Baby Come Home và các tổ chức khác trong hơn hai thập niên, có 29 trẻ đã được đoàn tụ với cha mẹ.
Tới ngày 10/5 năm nay, đúng vào "Ngày của Mẹ", bà Lý nhận được cuộc điện thoại của công an Tây An cho biết "đã tìm thấy Mao Dần". "Tôi không dám tin đó là thật", bà Lý nói.
Trước đó, hồi tháng 4, một người đã trao cho bà Lý manh mối về một người đàn ông bị bắt cóc ở Tây An cách đây nhiều năm. Người này đã đưa cho bà Lý bức ảnh của cậu bé khi đã trưởng thành. Bà chuyển ảnh cho công an và họ dùng công nghệ nhận diện khuôn mặt để xác định.
Đó là một nam giới sống ở thành phố Thành Đô, thuộc tỉnh Tứ Xuyên.
Công an đã thuyết phục người này thử ADN và tới ngày 10/5, kết quả được công bố. Tiếp sau đó, công an lại lấy máu và làm xét nghiệm ADN một lần nữa, kết quả cho thấy, bà Lý và người đàn ông đó chính là mẹ con.
Sau 32 năm với hơn 300 manh mối không chính xác, cuối cùng cuộc tìm kiếm đã kết thúc.
Ngày 18/5/2020 được chọn làm ngày đoàn tụ. Bà Lý cho biết, bà cảm thấy lo lắng và không chắc con trai sẽ cảm nhận thế nào về mình. Mao Dần hiện đã là người đàn ông trưởng thành, đã kết hôn và mở công ty riêng về trang trí nội thất.
Sau này, bà Lý biết được rằng một năm sau khi bị bắt cóc, Mao Dần bị bán cho một cặp đôi không có con cái ở tỉnh Tứ Xuyên với giá 6.000NDT, gần 20 triệu đồng. Sau khi đoàn tụ, Mao Đần ở lại Tây An một tháng cùng cha mẹ ruột.
Lê Nguyễn

Bé trai 2 tuổi mất tích ở Bắc Ninh, truy tìm phụ nữ áo trắng nghi bắt cóc
Công an TP Bắc Ninh (Bắc Ninh) đang truy tìm người phụ nữ mặc áo trắng bị tình nghi đã dụ dỗ, gọi bé trai đi theo mình.
" alt=""/>Mẹ tìm thấy con trai sau 32 năm bị bắt cóc


|
|
Đặt tên để hợp vần với tên... bố
Ngỡ ngàng, tò mò và thấy thú vị khi nghe tên lạ, chàng trai trẻ như hiểu ý, cười tươi: Đây là cái tên do chính bà nội đặt cho em. Vì khi em sinh ra là lúc bên nội có đứa cháu trai đầu tiên nên em được cả nhà thương yêu, quý mến. Ru By có nghĩa là hồng ngọc, đá quý và cái tên cũng hợp vần với tên của ba em tên là Nguyễn Văn Ru Be.
Đúng như cái tên của mình, chàng trai đáng quý này luôn dốc hết sức lực của mình cho tập thể, và cống hiến cho quê hương.
Chọn ngành nuôi trồng thủy sản, đại học An Giang cũng là lý do đó. Ru By với mong muốn được đóng góp một phần công sức cho ngành thủy sản của địa phương, giúp bà con bớt khó khăn hơn, có kinh nghiệm hơn trong việc đánh bắt, chăm nuôi thủy hải sản.
Năm học 2014, Ru By đã trăn trở làm đề tài nghiên cứu khoa học về: Khảo sát các chỉ tiêu sinh lý của cá he đỏ giai đoạn giống. Phần lớn con giống cá he đỏ được khai thác và thu gom từ các thủy vực tự nhiên, từ mùa nước nổi về. Vì thế chất lượng, số lượng cá giống không đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật. Khi nuôi thì cá có tỷ lệ sống thấp, kích cỡ không đồng đều, khó khăn khi bà con tìm mua được con giống chất lượng cao.
Hiểu điều những khó khăn đó, Ru By đã làm đề tài này để giúp bà con nông dân giải quyết các vấn đề, tránh những rủi ro và biết được ngưỡng sinh lý nào là thích hợp cho sự phát triển của cá và ngưỡng sinh lý nào nguy hại đến cá. Qua đó có những điều chỉnh cho thích hợp nhằm đem lại hiệu quả sản xuất cao nhất.
Sau 4 tháng miệt mài tìm hiểu, đề tài này đã khiến Hội đồng Khoa học và Đào tạo thông qua, đánh giá cao sau khi nghiệm thu với số điểm là 85,5/100.
Chàng bí thư được mệnh danh là “Bà Tám”

|
|
Không chỉ học giỏi, Ru By còn khiến người đối diện thấy thích thú vì tài…hoạt ngôn. Thậm chí, bạn bè còn trêu đùa “tặng” cho chàng Bí thư chi đoàn cái tên “bà tám”.
Ru By cho biết: Khi em nhận thông tin ở đoàn cấp trên, triển khai các phong trào và đặc thù công tác đoàn là phải nói rất nhiều, khích lệ các bạn cùng tham gia, cho nên em phải nói rất nhiều. Vì thế mỗi lần em phát biểu các bạn đều nói ok!ok! nhất định sẽ tham gia, nói thẳng vào nội dung đi bà tám.
Nhìn chàng trai năng động, nhanh nhạy trong mọi công việc, ít ai nghĩ được rằng, đây lại là một con người giàu cảm xúc đến vậy. Ru By thích đi tình nguyện, đi nhiều nơi xa, ở qua đêm tại các hộ dân, đi đào kênh, loại bỏ rác ở rạch… Đây cũng là cơ hội để chàng thanh niên tận mắt nhìn thấy những người có hoàn cảnh khó khăn, và cũng là để tận tay mình được giúp đỡ họ.
Khi được hỏi về gia đình, Ru By không giấu niềm xúc động, nhưng ánh mắt còn đầy quyết tâm: Gia đình em là gia đình cận nghèo của địa phương, ba mẹ em đều vất vả nhặt nhạnh để lo cho hai anh em đi học. Khi màn đêm buông xuống - lúc nhà nhà đang yên giấc thì ba mẹ em lại chuẩn bị thùng, xô đi mua cá ở chợ huyện về xã để bán.
Nhìn ba mẹ cặm cụi làm việc từ đêm đến sáng, nước mắt em không cầm được, len lén nhìn trộm qua khe cửa lạnh buốt, lòng em đau thắt. Nước mắt em rơi thì động lực em lại càng tăng lên, em sẽ cố gắng học tập và hoạt động nhiều hơn nữa để hoàn thiện bản thân và có công việc ổn định sau này. Ba mẹ chính là nguồn động lực lớn nhất của cuộc đời em.
Thành tích học tập và hoạt động của Nguyễn Văn Ru By: Bí thư Chi đoàn DH12TS. Điểm rèn luyện: 92/100. Điểm trung bình: 3.84/4 Nhận học bổng Lawrence S.Ting. Đạt giải Ba môn bóng chuyền nam Đạt giải Nhất môn bóng chuyền nam tham gia hội thao cấp khoa Đạt giải Ba môn bóng đá nam hội thao cấp khoa Tham gia hiến máu nhân đạo Tham gia chiến dịch mùa hè tình nguyện Tổ chức Tết Trung thu cho các em mồ côi ở Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ em mồ côi Tham gia thu góp và nhặt rác thải Đạt danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp Trung ương |
(Theo Ngọc Trang/ Giáo Dục Thời Đại)
" alt=""/>Nam sinh mang tên... độc, lạ, hiếm