- Nữ nghệ sĩ Dương Xuân Hà muốn quên đi phim Tây Du Ký vì bị đạo diễn Dương Khiết lừa đóng vai Bạch Cốt Tinh.
- Nữ nghệ sĩ Dương Xuân Hà muốn quên đi phim Tây Du Ký vì bị đạo diễn Dương Khiết lừa đóng vai Bạch Cốt Tinh.
Quảng Trị trong năm 2019, đã mở trên 190 lớp đào tạo nghề ngắn hạn (dưới 3 tháng) cho khoảng 5.233 lao động nông thôn với kinh phí thực hiện gần 8.500 triệu đồng. Nhờ đó cũng có thêm được nhiều mô hình sản xuất mới. Sau khóa học, các kiến thức thu được đã giúp nhiều học viên mạnh dạn tổ chức các cơ sở sản xuất, đem lại thu nhập, cuộc sống bớt khó, bớt nghèo.
Tiêu biểu như mô hình trồng nấm của học viên Nguyễn Thị Dơi ở xã Hải Dương (huyện Hải Lăng) mang lại thu nhập bình quân 3 - 5 triệu đồng/tháng; mô hình nuôi cá lồng bè (nuôi cá chình) trên sông của học viên Lê Văn Hải ở xã Hải Tân (huyện Hải Lăng) mang lại thu nhập bình quân khoảng 25 triệu đồng/vụ nuôi; mô hình sản xuất nước mắm của các bà Nguyễn Thị Chiếm, Trần Thị Lý ở thôn Thái Lai (xã Vĩnh Thái, Vĩnh Linh) mang lại thu nhập bình quân 4 - 6 triệu đồng/tháng…
Đắk Lắk cũng là địa phương thành công nhờ tích cực mở lớp đào tạo nghề cho nông dân địa phương. Ngày càng nhiều mô hình liên kết được triển khai theo tinh thần của Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020 (Đề án 1956) như: Triển khai thí điểm một số mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn trồng và khai thác nấm, chăn nuôi heo, chăn nuôi gà, trồng và chăm sóc cây tiêu, trồng và chăm sóc cây cao su, xây dựng dân dụng, mây tre đan kỹ nghệ, trồng dưa lưới.
Điển hình là mô hình dạy nghề trồng và chăm sóc cây tiêu ở Cư M’gar. Lựa chọn dạy người nông dân trồng, chăm các loại cây này, bởi kinh phí đầu tư không nhiều, cây dễ chăm sóc và quản lúy tại hộ gia đình.
Mô hình dạy nghề trồng và khai thác nấm ở huyện Krông Ana, Krông Păk thu hút được hơn 200 nông dân theo học. Sau khóa đào tạo, tỷ lệ có việc làm trên 95%, mức thu nhập bình quân của người nông dân trồng nấm bình quân 4-5 triệu đồng/tháng.
Mô hình trồng và chăm sóc cây tiêu cũng thu hút được 95 nông dân theo học, tỷ lệ có việc làm trên 90%, mức thu nhập bình quân của người nông dân trồng tiêu bình quân 9 - 10 triệu đồng/tháng.
Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hết tháng 9/2019, cả nước đã có hơn 9,2 triệu lao động nông thôn hưởng lợi nhờ được đào tạo nghề theo Đề án 1956, trong đó 5,3 triệu người được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới ba tháng. Khả năng cao, hết năm 2019, khoảng 9,6 triệu lao động nông thôn sẽ được học nghề, đạt 87% mục tiêu của Đề án (11,03 triệu người).
Điều đáng nói là sau các khóa dạy nghề này, tỷ lệ người có việc làm mới hoặc tiếp tục duy trì nghề cũ nhưng có năng suất tốt hơn, thu nhập cao hơn đạt 80,4%.
Không thể phủ nhận, nhờ quan tâm triển khai dạy nghề đã giúp lao động nông thôn vươn lên thoát nghèo, thậm chí có người đã làm giàu. Nhờ đó nông thôn đang ngày càng đổi mới, tiệm cận gần hơn với đô thị.
Bảo Anh
" alt=""/>Minh chứng sống động về kết quả của Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thônHành vi phạm tội của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, cùng lúc phạm 3 tội danh gây dư luận xấu.
Việc cấp sơ thẩm tuyên phạt bị cáo mức án tử hình về tội “Tham ô tài sản”, 20 năm tù về tội “Đưa hối lộ”, 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Tổng hợp hình phạt là tử hình là đúng người, đúng tội, không oan sai.
Xét thấy cấp sơ thẩm, bị cáo đã được áp dụng tình tiết giảm nhẹ như có nhiều đóng góp trong hoạt động từ thiện, được tặng thưởng nhiều bằng khen. Tại phiên phúc thẩm, bị cáo thành khẩn khai báo, đề xuất đưa 658 mã tài sản không bị thế chấp, kê biên vào khắc phục hậu quả, chủ động nộp 3.500 tỷ đồng... đây là tình tiết giảm nhẹ mới.
Tuy nhiên, bị cáo phạm tội nhiều lần, gây hậu quả lớn nên không có cơ sở để xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Nhận định về bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước), VKS cho rằng, bị cáo đã bưng bít kết quả thanh tra để Ngân hàng SCB không rơi vào kiểm soát đặc biệt. Hành vi phạm tội của bị cáo đã xâm phạm tới uy tín của cơ quan, tổ chức, tạo điều kiện cho bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn.
Theo đại diện VKS, cấp sơ thẩm tuyên phạt bị cáo mức án chung thân là tương xứng với hành vi phạm tội, không oan sai. Đáng ra, hành vi của bị cáo phải áp dụng mức án tử hình nhưng do bị cáo đã nộp lại toàn bộ số tiền nhận hối lộ nên đây là tình tiết giảm nhẹ đã được cấp sơ thẩm áp dụng.
Đối với bị cáo Trương Huệ Vân, được bà Trương Mỹ Lan giao điều hành nhiều công ty, thành lập 52 công ty 'ma', giúp sức cho bị cáo Lan chiếm đoạt 1.000 tỷ đồng.
Trường hợp bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, Trương Khánh Hoàng, Nguyễn Thị Mỹ Dung… đã giúp sức tích cực, tạo điều kiện cho bị cáo Trương Mỹ Lan chiếm đoạt tiền của Ngân hàng SCB.
Hành vi của các bị cáo là đặc biệt nguy hiểm, giúp sức cho bà Lan chiếm đoạt của Ngân hàng SCB số tiền đặc biệt lớn nên cần phải xử phạt với mức án nghiêm khắc để răn đe, phòng ngừa chung.
Các bị cáo đã nộp tiền khắc phục một phần hậu quả, có nhiều thành tích trong quá trình công tác nên đây là tình tiết để xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt.
Đối với bị cáo Nguyễn Cao Trí, mức án 8 năm tù mà cấp sơ thẩm đã tuyên là tương xứng với hành vi phạm tội. Tuy nhiên, bị cáo đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đang mắc bệnh cột sống nên có cơ sở để giảm nhẹ một phần hình phạt.
VKS đề nghị chấp nhận một phần hình phạt cho các bị cáo
Từ những phân tích nêu trên, đại diện VKS đề nghị chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Trương Mỹ Lan về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Theo đó, VKS đề nghị mức án về tội danh này từ 14-16 năm tù. Không chấp nhận kháng cáo giảm nhẹ hình phạt về tội “Tham ô tài sản” và “Đưa hối lộ”. Tổng hợp hình phạt buộc bị cáo Trương Mỹ Lan phải chấp hành là tử hình.
Không chấp nhận kháng cáo giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Đỗ Thị Nhàn, giữ nguyên mức án tù chung thân mà cấp sơ thẩm đã tuyên.
Chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Chu Lập Cơ, đại diện VKS đề nghị tuyên phạt bị cáo từ 7-8 năm tù. Trước đó, phiên sơ thẩm bị cáo Cơ bị tuyên phạt 9 năm tù về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng".
Chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Trương Huệ Vân; đề nghị tuyên phạt bị cáo 14-15 năm tù. Phiên sơ thẩm, bị cáo Vân bị tuyên phạt 17 năm tù.
Chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Nguyễn Cao Trí; đề nghị tuyên phạt bị cáo từ 5-6 năm tù.
Chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. VKS đề nghị tuyên phạt bị cáo từ 15-16 năm tù, về tội danh này; giữ nguyên mức án chung thân về tội “Tham ô tài sản”.
Chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Trương Khánh Hoàng về tội “Tham ô tài sản”. Đại diện VKS đề nghị tuyên phạt bị cáo Hoàng từ 16-17 năm tù.