






AiMesh khắc phục nhiều giới hạn thường gặp trong các hệ thống mạng không dây, ví dụ như hệ thống mạng Mesh; vì hệ thống Mesh thường đi chung thành bộ cố định với nhau, do đó người dùng sẽ không có nhiều lựa chọn về tốc độ phát sóng, phần cứng hay khả năng nâng cấp. Với AiMesh, những vấn đề này được giải quyết. Người dùng có thể tạo ra một hệ thống WI-FI linh hoạt và phù hợp với nhu cầu sử dụng, trong khi vẫn giữ được đầy đủ các chức năng riêng của từng thiết bị phát sóng, như tốc độ phát sóng và các tính năng hỗ trợ khác. Ngoài ra, người dùng có thể dễ dàng quản lý tập trung và điều khiển tính năng AiMesh với ứng dụng ASUS Router hoặc giao diện web ASUSWRT.
Thật đơn giản để kích hoạt AiMesh trên bộ phát sóng ASUS, chỉ cần cập nhật firmware là có thể tạo mới hoặc thêm vào bất kỳ mạng AiMesh nào. Hơn thế nữa, người dùng còn có thể kết hợp các dòng sản phẩm khác nhau tùy theo nhu cầu hoặc ngân sách và tận dụng những bộ phát sóng cũ sẵn có để thực hiện.
Nếu bạn đang tìm kiếm một hệ thống mạng không dây đồng nhất để phủ sóng toàn bộ nơi sử dụng thì AiMesh là một giải pháp vô cùng phù hợp dành cho bạn; còn gì có thể tốt hơn khi những bộ phát sóng ASUS tốc độ cao và đáng tin cậy còn được trang bị thêm công nghệ này.
Tính linh hoạt cao
Hầu hết các hệ thống mesh chuyên dụng chỉ cho phép tạo ra một SSID, chính vì vậy AiMesh sẽ là giải pháp khi vừa có thể mang đến khả năng chuyển vùng liền mạch với một SSID duy nhất, lại vừa có thể tạo ra các SSID riêng biệt cho mỗi băng tần. Ví dụ người dùng có thể tạo riêng SSID cho băng tần 5GHz nhằm phục vụ cho việc giải trí như chơi game hoặc smart TV.
Không như hệ thống Mesh bị cố định tính năng, AiMesh được thiết kế để đem lại sự linh hoạt, cho phép người dùng tự chọn các tính năng phù hợp với nhu cầu sử dụng. Người dùng không cần phải hy sinh các tính năng cài đặt của bộ phát WIFI gốc do tất cả những tính năng này đều được giữ lại, như tính năng bảo vệ an toàn mạng AiProtection, quản lý băng tần Adaptive QoS, Quản lý gia đình Parent Contral và các tính năng khác. Hơn thế nữa, những tính năng của bộ phát chính còn được đồng bộ cho toàn bộ thiết bị phát sóng, bất kể đang sử dụng dòng sản phẩm nào.
Việc cài đặt và quản trị cũng rất linh hoạt, có thể sử dụng ứng dụng ASUS Router, hoặc giao diện web ASUSWRT trên cả PC, laptop hay thiết bị di động; đặc biệt các thông số và cài đặt đều được quản lý tập trung và đồng bộ đến tất cả bộ phát trong mạng AiMesh.
Tầm phủ sóng rộng và Hiệu năng mạnh mẽ
Hệ thống mạng Mesh thường tập trung đến việc cải thiện độ phủ sóng hơn là hiệu năng của từng sản phẩm; vì vậy, người dùng sẽ phải đau đầu khi lựa chọn giữa tầm phủ sóng rộng hay tốc độ WIFI nhanh.
Bộ phát sóng ASUS, vốn đã được công nhận rộng khắp về độ tin cậy và hiệu năng nổi trội, để tạo ra một hệ thống mạng không dây vượt trội. Trong thử nghiệm thực tế tại phòng thí nghiệm trên chiếc router ASUS RT-AC86U băng tần kép mới nhất, chúng tôi đã đo được tốc độ Wi-Fi nhanh hơn gấp 5.5 lần so với chiếc router băng tần kép thông thường, và hệ thống Mesh 3 hub.
Do đó, khi kết hợp bộ phát sóng ASUS và công nghệ AiMesh thì người dùng sẽ có một hệ thống mạng không dây không gì sánh bằng.
Thêm vào đó, sản phẩm router ASUS với thiết kế phần cứng và ăng ten đặc biệt được tối ưu hoá để có khả năng truyền tín hiệu đến hầu hết các góc gách trong nhà; thì việc kết hợp thêm công nghệ AiMesh sẽ như “hổ mọc thêm cánh”, giúp tăng độ phủ sóng và hiệu năng lên mức cao nhất, người dùng có thể thoải mái tận hưởng các bộ phim 4K và game online ở bất kỳ khu vực nào trong nhà hay ngoài vườn, thậm chí ở những góc khuất nhất.
CÁC MẪU HỖ TRỢ VÀ GIÁ CẢ
ASUS AiMesh là bản cập nhật miễn phí cho một số dòng router và áp dụng trên toàn thế giới. Hiện tại nó sẽ hỗ trợ một số mẫu: RT-AC68P, RT-AC68U, RT-AC68UF, RT-AC68W, RT-AC68R, RT-AC68U V2, RT-AC1900, RT-AC1900P, RT-AC86U, RT-AC2900, RT-AC88U, RT-AC3100. Đối với các mẫu router: ROG Rapture GT-AC5300, RT-AC5300, ASUS Blue Cave và ASUS Lyra Series bản cập nhật sẽ xuất hiện vào đầu năm 2018. Để biết thêm về danh sách này, vui lòng truy cập www.asus.com/AiMesh. Nếu muốn biết thêm thông tin, hãy liên hệ với đại diện của ASUS tại khu vực.
" alt=""/>Nâng cấp hệ thống mạng miễn phí với công nghệ AiMesh đến từ ASUS, giải pháp cho căn hộ lớn.Ferrari 328, phần thưởng đầu tiên trong lịch sử hình thành ngành eSports toàn cầu
Giải thưởng eSports đầu tiên trong lịch sử đã có từ năm 1997, khi Dennis "Thresh" Fong vô địch giải đấu Quake và “ẵm” luôn chiếc xe Ferrari 328 màu đỏ do chính nhà phát triển John Carmac trao tặng. Vào năm 2006, Johan "Toxjq" Quick đã đoạt được chiếc đồng hồ Rolex từ vòng Chung kết WSVG Quake 4.
Đó đều là những phần thưởng giá trị tại thời điểm mà họ bước lên đỉnh vinh quang. Nhưng hệ thống giải thưởng eSports của thời đại mới đủ lớn để khiến cho các players nghĩ tới chuyện nghỉ hưu sau khi vô địch một giải đấu.
Nguyên nhân lớn tới từ sự phổ biến của việc gây quỹ cộng đồng (crowfunding) khi các nhà phát triển bắt đầu tung ra các items in-game độc đáo để kích thích người chơi đóng góp vào tổng giá trị giải thưởng.
Valve, “cha đẻ” của Dota 2và Counter-Strike: Global Offensive, đang là hãng thành công nhất khi áp dụng mô hình này. Đáng kể nhất là giải đấu Dota 2danh giá nhất được tổ chức thường niên, The International, luôn có mức tiền thưởng tăng chóng mặt sau bảy mùa giải đã qua.
Dưới đây là 10 khoản tiền thưởng hậu hĩnh nhất của làng eSports trong năm 2017. Và bởi Dota 2cùng LMHTchiếm phần lớn các thứ hạng trong danh sách – nên chúng ta chia chúng ta thành hai loại riêng biệt: Tổng giải thưởng lớn nhất trong mỗi hệ thống giải đấu và tổng giải thưởng lớn nhất ngành eSports.
TỔNG GIẢI THƯỞNG LỚN NHẤT TRONG MỖI HỆ THỐNG GIẢI ĐẤU
1/ The International 7 (Dota 2) – 24,6 triệu USD
Nhà vô địch thế giới bộ môn Dota 2tiếp tục phá vỡ Kỷ lục Guinness khi là cá nhân/tổ chức giành được số tiền thưởng eSports lớn nhất từ trước tới nay – điều vốn dĩ đã quen thuộc trong suốt gần một thập kỷ qua.
Trong hai năm đầu tiên, 2011-2012, TI mới chỉ có tổng cộng 1,6 triệu USD. Nhưng cho tới năm 2013, giải đấu Dota 2được mong chờ nhất đã trở thành ví dụ tiêu biểu của việc gây quỹ cộng đồng trong ngành công nghiệp eSports.
Mới đây, TI7 đã chạm mốc 24,6 triệu USD tiền thưởng. Và với nhà ĐKVĐ TI7, Team Liquid, họ đã “rinh” về nhà 10,8 triệu USD sau khi đánh bại Newbeeở trận Chung kết Tổngvào ngày 14/8 vừa qua.
2/ Chung kết Thế giới 2016 (LMHT) – 5 triệu USD
Lần đầu tiên trong lịch sử LMHT, Riot Games để cho fan hâm mộ đóng góp vào tổng hệ thống giải thưởng của một giải đấu lớn thông qua việc mua sắm vật phẩm in-game.
Hãng này đã bỏ ra 2 triệu USD để gây quỹ và tổng tiền thưởng của CKTG 2016 đã tăng lên 5 triệu USD – để khiến nó trở thành giải đấu LMHTlớn nhất năm có nhiều tiền thưởng nhất sau bảy mùa giải.
3/ 2015 Dota 2 Asia Championship (Dota 2) – 3 triệu USD
Là tiền thân của hệ thống giải đấu Valve Major sau này, tiền thưởng của 2015 Dota 2 Asia Championship (DAC) đạt 3,057,000 USD – thậm chí còn vượt qua những giải đấu Dota 2hàng đầu thời điểm đó 57,000 USD.
Được tổ chức tại Thượng Hải, Trung Quốc, nơi chứng kiến màn đăng quang của Evil Geniuseskhi họ đã tạo ra một trong những trận Chung kết Tổng chênh lệch nhất lịch sử Dota 2bằng việc hủy diệt đội chủ nhà ViCi Gaming 3-0.
4/ Valve Majors (Dota 2) - 3 triệu USD
Mặc dù cấu trúc đã thay đổi đáng kể từ khi ra mắt lần đầu vào tháng 11/2015, hai giải Valve Majors đầu tiên đều cung cấp cho các teams tham dự 3 triệu USD tiền thưởng – và nó đã đóng góp lớn vào chuỗi cạnh tranh liên tục cho các teams/players Dota 2hàng năm, bên cạnh TI.
Trong số tất cả các teams tham dự Major, OG đương nhiên là cái tên nổi bật nhất. Team Dota 2tới từ châu Âu đã giành tới 4/6 danh hiệu Majors trước khi nó bị Valve sáp nhập vào hệ thống Pro Circuitmới kể từ mùa giải 2017-2018.
5/ 2015 SMITE World Championship (SMITE) – 2,6 triệu USD
Giải Vô địch Thế giới của Smiteđã chứng kiến tổng tiền thưởng tăng thêm 1,6 triệu USD sau khi hãng Hi-Rez Studios quyết định gây quỹ cộng đồng.
Khán giả theo dõi đã chứng kiến đội vô địch Cognitive Gaming giành 1,3 triệu USD tiền thưởng – hơn một nửa tổng giá trị giải thưởng – tại sự kiện được tổ chức ở Cobb Energy Center, Atlanta, Mỹ.
6/ 2016 Halo World Championship (Halo) – 2,5 triệu USD
Được tài trợ toàn bộ bởi Microsoft Studios, tổng giải thưởng của giải đấu lớn nhất trong năm bộ môn Halođã đạt mốc 2,5 triệu USD. Qua đó, nhà vô địch Counter Logic Gaming cũng thâm tóm 1 triệu USD.
7/ 2016 Call of Duty World League Championship (Call of Duty) – 2 triệu USD
Activision quyết định “chơi lớn” khi nhân đôi giải thưởng so với một năm trước.
8/ 2017 Mid-Season Invitational (LMHT) – 1,6 triệu USD
Phiên bản thứ ba của MSI là nơi Riot “nhồi” vào 250,000 USD gốc và tăng lên 1,6 triệu USD khi kết thúc đợt bán trang phục in-game Karma Chinh Phục.
9/ 2016 World Esports Games – 1,5 triệu USD
Trong lần đầu tiên tổ chức một giải đấu eSports tầm cỡ quốc tế, hãng bán hàng “khổng lồ” tới từ Trung Quốc, Alibaba đã bỏ ra 1,5 triệu USD cho hai bộ môn Dota 2và CS:GO.
10/ ELEAGUE Season 1 (CS:GO) – 1,4 triệu USD
Giải đấu CS:GOđầu tiên của Turner Sports không chỉ bao gồm những trận đấu và các sản phẩm đồng hành tuyệt vời mà nó còn ghi dấu ấn trong lịch sử tiền thưởng.
TỔNG GIẢI THƯỞNG LỚN NHÁT NGÀNH ESPORTS
1/ The International 7 - 24,6 triệu USD
2/ The International 6 - 20,4 triệu USD
3/ The International 5 - 18,4 triệu USD
4/ The International 4 - 10,9 triệu USD
5/ 2016 League of Legends World Championship - 5 triệu USD
6/ 2017 League of Legends World Championship – 4,9 triệu USD
7/ 2015 Dota 2 Asia Championship - 3 triệu USD
8/ The Dota 2 Majors - 3 triệu USD
9/ The International 3 - 2,8 triệu USD
10/ 2016 Smite World Championship - 2,6 triệu USD
2016(Theo Dot Esports)
" alt=""/>Top 10 giải thưởng eSports 'ghê gớm' nhất trong năm 2017Theo hãng tin BBC, nhiều công ty viễn thông châu Á cho biết họ vẫn "kinh doanh như thường" với Huawei tại quốc gia của mình.
Đó quả là một tín hiệu đáng mừng cho Huawei, dù cho Mỹ đang ngày một gia tăng sức ép buộc các đồng minh của họ phải ngừng chơi với Huawei vì những quan ngại rằng, công ty này có thể đang làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc.
Huawei đã luôn phủ nhận họ là một mối đe dọa an ninh, và khẳng định sẽ chẳng bao giờ làm tổn hại các khách hàng của mình.
Công ty này còn bị Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc đánh cắp những bí mật thương mại và phá vỡ lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran.
Nhưng sức hút của Huawei đối với các khách hàng châu Á vẫn không hề suy giảm.
Huawei là một trong các nhà cung cấp trang thiết bị viễn thông chính cho các nhà mạng đang tiến hành thử nghiệm 5G tại Philippines, Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Các nguồn tin công nghiệp cho biết các đối thủ không thể sánh kịp Huawei về mặt giá cả và sức mạnh công nghệ.
5G là gì?
Internet tốc độ cao từ lâu đã được mô tả là xương sống của nền kinh tế hiện đại và 5G là một phần quan trọng để đạt được điều đó.
Khi được đưa vào hoạt động, 5G được kỳ vọng sẽ làm thay đổi cách chúng ta sử dụng Internet.
Huawei còn là một nhà cung cấp trọng điểm đối với các nhà mạng tại các thị trường đang nổi, như Campuchia, nơi trang thiết bị của Huawei hiện đóng vai trò quan trọng không thể thay thế trong hệ thống mạng 4G hiện tại của nước này.
Trên lý thuyết, tốc độ 5G sẽ cho phép chúng ta tải một video chỉ trong vài giây. Không dừng lại ở đó, 5G còn có những ứng dụng phức tạp hơn trong các xe hơi tự động hóa, nhà thông minh, và các thành phố xây dựng với Internet làm nền tảng.
Một hệ thống mạng 5G an toàn và bảo mật sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với một nền kinh tế hiện đại trong tương lai - theo lời Tom Uren từ Viện Chính sách Chiến lực Australia (ASPI) - và đó là lý do tại sao Huawei lại bị điều tra kỹ lưỡng đến vậy.
"Dù không có công ty nào tạo ra được những sản phẩm bảo mật hoàn hảo, Huawei có thể mang đến những rủi ro (mà các hãng khác không hề có) vượt mức 'bình thường' trong việc mua sắm các trang thiết bị phức tạp" - ông nói.
Uren chỉ ra mối liên kết giữa chính phủ Trung Quốc và các công ty nội địa, và nói rằng các công ty Trung Quốc bị ràng buộc phải hợp tác, hỗ trợ, và giúp đỡ các hoạt động tình báo theo luật nước này.
"Những trang thiết bị giúp hình thành nên mạng 5G không đơn thuần là những 'mảnh ghép' thụ động của cơ sở hạ tầng" - Uren nói tiếp.
"Nó có toàn quyền xem xét và kiểm soát mọi kết nối trong mạng lưới. Nó thấy được ai đang gọi cho ai, gọi khi nào, từ đâu, và kiểm soát đường mà dữ liệu được gửi."
Huawei - rẻ hơn và tốt hơn?
" alt=""/>Tại sao châu Á không tẩy chay Huawei như Âu, Mỹ?