Nhiều ngày nay dư luận đang xôn xao câu chuyện đánh ghen giữa phố ở Hà Nội. Khi đọc những thông tin về vụ việc, tôi lại một lần nữa rùng mình, nghĩ đến bản thân. Tôi cũng là người chen chân vào cuộc sống gia đình của người khác. Cách đây chưa lâu, tôi bị vợ của người tình đánh ghen, quay clip. Chị nói sẽ gửi toàn bộ hình ảnh đó về trường và cho bố mẹ tôi ở quê. Khi viết những dòng này, tôi vẫn chưa hết bàng hoàng, chỉ biết trách bản thân mình đã lạc lối.
Tôi và chồng chị quen nhau qua Facebook. Ban đầu anh nói dối tôi là đã ly hôn vợ. Mãi sau này, tôi mới biết anh dối mình.
Tuy nhiên, càng ngày tôi càng lún sâu vào mối quan hệ ngoài luồng đó. Anh phong độ, điển trai và ga lăng. Mặc dù hơn tôi 20 tuổi nhưng người tình rất tâm lý, sẵn sàng chiều theo mọi sở thích của tôi.
Người tình thường tâm sự, không còn tìm thấy cảm xúc nồng nàn bên vợ. Mỗi đêm nằm bên chị, anh thấy như cực hình.
Khi ở bên tôi, anh vui vẻ hơn. Tôi mang đến cho anh những cung bậc mới mẻ của tình yêu.
Đổi lại, mỗi tháng anh chu cấp cho tôi rất nhiều tiền. Cuộc sống của tôi ngập trong đồ hiệu, ăn uống sang chảnh và du lịch khắp nơi.
Tôi như cơn gió lạ thay đổi cuộc sống nhàm chán của anh. Anh là đích đến hạnh phúc mà tôi mơ ước. Đây chính là những lý do, khiến tôi bất chấp lao vào anh như con thiêu thân.
Anh hứa sẽ tìm cách ly hôn vợ, cho tôi danh phận đàng hoàng. Quan trọng tôi phải biết chờ đợi. Tôi mừng thầm trong bụng, mơ một ngày sẽ trở thành bà chủ.
 |
Ảnh: B.N |
Theo lời anh kể, ngày xưa, hai vợ chồng họ kết hôn lúc còn tay trắng. Anh vốn học kế toán nhưng gia đình nghèo, công việc lận đận nên hai người quyết định mở quầy thịt, kiếm sống nuôi con.
Vài năm tích lũy, họ có vốn mở siêu thị thịt sạch. Từ cơ sở nhỏ, hai vợ chồng phát triển thành chuỗi cửa hàng có thương hiệu.
Doanh thu lớn, tiền bạc rủng rỉnh. Cuộc sống gia đình thay đổi. Hai vợ chồng anh cho con sang nước ngoài du học. Căn nhà cấp bốn ọp ẹp xưa kia giờ thay bằng biệt thự có bể bơi, sân vườn.
Mức sống cao, anh có điều kiện nên nhìn trẻ trung hơn tuổi. Chị ấy thì ngược lại, mặc dù ăn diện, phấn son nhưng nhìn vẫn già hơn chồng. Chuyện sinh hoạt vợ chồng cả tháng nhạt nhẽo, vô vị.
Người tình còn chê vợ lúc nào cũng cộc cằn, ăn nói khó nghe. Anh khen tôi có vẻ đẹp cuốn hút, khiến người khác phải xiêu lòng ngay từ lần đầu gặp mặt. Sau một thời gian hẹn hò, anh mua tặng tôi một căn hộ chung cư nhỏ xinh.
Nhiều lúc tôi thấy tiếc cho anh, giàu có, phong độ mà phải chịu đựng người vợ như vậy.
Chị tính hay ghen nhưng anh khéo che giấu nên thời gian đầu chúng tôi qua lại, chị không hề hay biết. Tuy nhiên, gần đây anh bất cẩn đặt mua cho tôi chiếc túi hàng hiệu màu hồng trị giá hai nghìn đô.
Khi cửa hàng báo tin nhắn về số điện thoại anh, chị ấy vô tình phát hiện được. Chị nhanh chóng lần ra Facebook và Zalo của người bán. Đó là cửa hàng đầu mối ở Việt Nam, chuyên đặt hàng bên nước ngoài cho khách.
Sau đó chị dùng điện thoại của chồng, giả vờ nói chuyện với chủ cửa hàng và khai thác được địa chỉ, tên tuổi của người nhận chiếc túi xách là tôi.
Cơn ghen bốc lên ngùn ngụt nhưng chị cố gắng giữ bình tĩnh, tìm cách theo dõi chồng.
Hôm đó, vợ chồng anh khai trương cửa hàng mới. Sau bữa tiệc khai trương, anh nhắn muốn được bên tôi. Dẫu sao suốt một tuần cả hai chưa gặp gỡ.
Chẳng ngờ, vợ anh nghi ngờ, đi theo chồng.
Lúc đó, chúng tôi đang tận hưởng giây phút ngọt ngào bên nhau. Đến khu du lịch trên Vĩnh Phúc, anh lái xe vào một nhà nghỉ.
Chúng tôi tay trong tay lên phòng, chị nhảy vào bắt tại trận và dùng túi xách đập tôi tới tấp. Chị xé rách bộ quần áo tôi mặc trên người. Còn có người đi theo chị quay lại clip.
Khuôn mặt người phụ nữ bị chồng phản bội đầy cuồng nộ. Đôi mắt chị đỏ ngầu. Chị định dùng kéo cắt trụi mái tóc của tôi nhưng chồng chị kịp thời ghì chặt vợ xuống đất, để tôi tìm đường tháo chạy.
Tôi ra đến cửa trong trạng thái te tua, kịp nhảy lên chiếc taxi gần đó.
Anh thông báo, hai vợ chồng đã xác định ly hôn. Thế nhưng, phần lớn tài chính chị quản lý.
Trước đây, để tiện làm ăn, toàn bộ đất đai, nhà cửa đều đứng tên nhà ngoại. Nếu vợ chồng ly hôn, anh xác định chỉ được nhận số tiền ít ỏi.
Anh nói sẽ chuyển qua chỗ tôi ở. Thế nhưng tôi không thấy vui nữa. Vụ đánh ghen hôm trước vẫn khiến tôi bàng hoàng.
Tôi nghĩ mình còn trẻ, có nhan sắc. Tôi sẽ có cơ hội tìm được người chồng giàu có hơn. Giờ anh như thế, làm sao có thể chu cấp cho tôi cuộc sống thoải mái.
Điều tôi lo lắng lúc này là chị sẽ gửi những hình ảnh xấu hổ kia cho mọi người. Tôi chẳng còn mặt mũi nào ngẩng lên nữa.
Giờ tôi có nên tìm chị xin lỗi, để chị xóa clip hay không? Vì tôi xác định sẽ chấm dứt mối quan hệ với chồng chị.

Bí mật đáng sợ bị phát giác từ chiếc điện thoại của chồng
Trước khi kết hôn, chồng em từng yêu say đắm một người. Không ngờ, họ gặp lại nhau trong tình cảnh vô cùng oái oăm.
" alt=""/>Tâm sự của tiểu tam từng bị đánh ghen
Làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) nổi tiếng là làng nghề chuyên tạc tượng, làm đồ thờ cúng... Vùng đất này cũng có một di sản văn hóa đặc biệt là ngôi nhà cổ được xây dựng chỉ trong một đêm.Đằng sau di sản ngôi nhà cổ là câu chuyện được truyền đời về mối ân tình của hai vị quan nổi tiếng trong thời phong kiến Việt Nam.
Ông Nguyễn Viết Vy (SN 1941) cùng gia đình đang sinh sống trong ngôi nhà này. Ông Vy cho biết, ngôi nhà là của Thượng thư Nguyễn Viết Thứ (1644 - 1692), quan triều Lê, được xây dựng từ năm 1676.
 |
Ông Nguyễn Viết Vy |
Ông Vy là đời con cháu thứ 11 được giao nhiệm vụ trông coi ngôi nhà. Ông nói, lịch sử ra đời về nhà cổ không được ghi chép trong sách vở, nhưng đã từ nhiều đời nay, người dân làng Sơn Đồng vẫn truyền miệng cho nhau nghe.
Theo đó, năm 1675, dưới đời vua Lê Hy Tông, Đô đốc Thái bảo Nguyễn Công Triều mượn voi của triều đình để kéo nguyên vật liệu, phục vụ việc xây dựng đình chùa và đường đi cho dân chúng.
Tuy nhiên không may voi kiệt sức mà chết. Theo luật thời ấy, đô đốc phải đền một con voi có trọng lượng tương tự bằng vàng hoặc phải chịu án tử hình.
Đô đốc Nguyễn Công Triều dồn hết sản nghiệp cũng không đủ để làm con voi vàng vì vậy ông rất lo lắng. Người được giao xét xử vụ án là Thượng thư Nguyễn Viết Thứ. Vị thượng thư biết Đô đốc Nguyễn Công Triều vô tội nên tìm mọi cách biện hộ cho ông.
Đô đốc được cởi bỏ mọi tội lỗi nên vô cùng cảm động. Ông muốn làm một điều gì đó để tạ ơn Thượng thư Nguyễn Viết Thứ.
Tuy nhiên mọi món quà tặng đều bị vị thượng thư từ chối. Cuối cùng, Đô đốc Nguyễn Công Triều nói rằng, nhà thượng thư đã quá cũ, ông xin dựng một căn nhà mới để tỏ lòng biết ơn.
Khó lòng từ chối nên Thượng thư Nguyễn Viết Thứ đành đưa ra điều kiện, nếu xây ngôi nhà chỉ trong 1 đêm ông mới nhận. Nếu xây quá thời gian đó, ông xin từ chối món quà.
Một chiều năm 1676, người dân thấy một đoàn tùy tùng cùng voi, ngựa, trâu kéo gỗ, gạch, đá, ngói... đến làng Sơn Đồng.
Đến khu đất của gia đình quan Thượng thư Nguyễn Viết Thứ thì trời tối, đoàn người bắt đầu công việc. Họ đẽo cột, dựng khung nhà, cất nóc, kéo gỗ, xúc đất... suốt đêm. Sáng sớm, bà con dân làng vô cùng kinh ngạc khi thấy trên nền đất cũ, một căn nhà mới tinh tươm gồm 5 gian, 2 dĩnh (chái), dài 18,5m và rộng 7,2 m đã được dựng nên.
Cảm động trước tấm chân tình của người tặng, Thượng thư Nguyễn Viết Thứ không thể từ chối món quà.
Ngôi nhà hiện tại được ông Nguyễn Viết Vy trông nom. Gia đình ông đại tu 1 lần vào năm 1995 do nhà đã có nhiều hư hỏng. Trước đó, theo ghi nhận của dòng họ, ngôi nhà cũng đã được chỉnh trang lại một lần vào năm 1975.
Căn nhà được lợp bằng ngói âm dương rất mát mẻ vào mùa hè.
Ông Vy cho biết, ngôi nhà không chỉ là niềm tự hào của dòng họ mà còn là của người làng Sơn Đồng. ông muốn giữ gìn căn nhà bởi nó là minh chứng cho tình bằng hữu và cũng là gia tài về tri thức, văn hóa của cha ông xưa để lại.
Theo ông Viết Vy, Thượng thư Nguyễn Viết Thứ từ nhỏ đã rất hiếu học. Cụ Thứ đậu Tiến sĩ năm 21 tuổi, sau đó, được triều đình bổ dụng vào nhiều vị trí quan trọng.
Cụ làm quan triều Lê nổi tiếng là chính trực và thẳng thắn. Trong nhà còn bức hoành phi ghi 3 chữ "Đức - Dã - Viễn" (lưu giữ đức lâu dài) để nhắc nhở con cháu giữ cho đức bền lâu.
Xem thêm một số hình ảnh về ngôi nhà:
 |
Toàn cảnh nhà cổ |
 |
Từ mái hiên nhìn ra là khoảng sân xanh mát. |
 |
Bức hoành phi được treo trang trọng giữa nhà. |
 |
Bên trong nhà cổ được xây dựng cách đây 344 năm. |
 |
Tất cả đều được gìn giữ gần như nguyên bản. |
 |
Đây là niềm tự hào của dòng họ và người dân làng Sơn Đồng. |

Sau vụ tráo cổ vật tai tiếng, ni sư rời chùa trong nước mắt
Vụ án đánh tráo cổ vật ở chùa Linh Tiên đã được xét xử, kẻ chủ mưu đi tù. Tuy nhiên, ni sư trụ trì vẫn bị đuổi khỏi chùa.
" alt=""/>Ly kỳ ngôi nhà được xây trong một đêm, vững chãi suốt hơn 300 năm ở Hà Nội
Ngôi làng của các nghệ nhân thêu long bàoÔng Vũ Văn Giỏi (SN 1969) ở Đông Cứu, Dũng Tiến, Thường Tín, Hà Nội. Nơi đây có nghề thêu - may trang phục lễ hội, quần áo tế lễ, trang phục cung đình và khăn chầu áo ngự…
 |
Nghệ nhân Nhân dân Vũ Văn Giỏi. |
Thời phong kiến, những nghệ nhân giỏi của làng được gọi đến tập trung tại một chỗ gần cung đình, gọi là phường thêu.
Những thợ này chuyên thêu các loại vải vóc phục vụ may quần áo cho vua chúa, hoàng hậu, quý phi… vào các dịp trọng đại. Họ không được trả lương nhưng sẽ được miễn sưu thuế trong vài năm.
Giai đoạn chiến tranh, nghề thêu bị chững, không còn ai làm nghề nhưng gia đình ông Giỏi vẫn làm đồ diễn cho các đoàn cải lương, đoàn chèo...
Cuối thập niên 80 - đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, làng nghề thêu Đông Cứu bắt đầu hồi sinh. Giai đoạn này ông Giỏi hợp tác với Xưởng phim truyện Việt Nam, thiết kế và may trang phục cho một số bộ phim cổ trang dã sử.
Ông Giỏi tiết lộ, một số đồ ông thêu được sử dụng trong bộ phim Đêm Hội Long Trì. Gầy đây nhất, năm 2012, ông tham gia làm trang phục cho bộ phim Thiên Mệnh Anh Hùng của đạo diễn Victor Vũ.
Phục dựng long bào
Xuất phát từ đam mê, đau đáu muốn nâng tầm giá trị nghề cổ, ông Giỏi đã dành nhiều năm nghiên cứu và phục chế thành công 30 bộ trang phục cung đình cổ. Bao gồm: Long bào, trang phục của Từ cung thái hậu, quý phi, áo dài công chúa…
Trong đó có trang phục của vua Khải Định và long bào vua Bảo Đại, số tiền phục chế mỗi chiếc ước tính lên đến hàng tỷ đồng.
"Những trang phục tôi phục chế không thể đong đếm được bằng tiền, vì giá trị về nghệ thuật và văn hóa rất lớn. Tôi đã bỏ nhiều tiền để phục chế nhưng chưa bao giờ mang giá trị tiền bạc để đánh giá", ông Giỏi khẳng định.
 |
Long bào vua nhà Nguyễn được ông Giỏi trưng bày giữa phòng khách. |
Long bào vua Bảo Đại được nghệ nhân Giỏi cùng 8 thợ thực hiện thủ công từ tháng 7/1998 đến tháng 12/1999. Áo được thực hiện hết 14m vải.
Vải thêu áo được dệt bằng 8kg sợi tơ tằm. Vải lót trong dệt mỏng kiểu dệt lụa. Chỉ thêu bằng sợi tằm se hai chiều, nhuộm màu bằng thảo mộc để được màu tự nhiên theo sắc trầm như áo xưa.
Sợi kim tuyến vàng, kim xa, khuy áo làm bằng đồng mạ vàng, cườm, ngọc trai làm mắt rồng. Đặc biệt, trên mỗi chiếc long bào có một tỉ lệ vàng nhất định.
Chỉ vàng thường dùng để thêu trên thân áo. Người ta dát vàng mỏng, dán vào vải rồi dùng công nghệ đặc biệt, kéo thành sợi chỉ thêu áo bào. Những chiếc áo thêu bằng chỉ vàng có độ bền vượt thời gian, cả trăm năm cũng không bay màu hay hỏng áo.
Chiếc long bào triều Nguyễn nặng khoảng 6kg, riêng vàng đính lên khoảng 1kg. Ông Giỏi tâm sự, nếu phục chế giống hệt áo vua ngày xưa sẽ không đủ vàng để làm nên ông chỉ điểm vàng lên một số phụ kiện.
 |
Trang phục cung đình do ông Giỏi phục chế. |
Chiếc áo đầu tiên ông phục dựng là trang phục của Hoàng tử, được làm trong 4 năm, từ 1993 - 1998.
Trước khi phục dựng được chiếc áo hoàn thiện ông làm hỏng đến 20 chiếc áo khác. Để phục dựng được chiếc áo này, ông Giỏi còn có sự hỗ trợ của ekip 30 người, bao gồm cả người cô ruột và các cháu thanh thiếu niên từ 10 - 20 tuổi.
Tuy vậy, những công đoạn quan trọng, ông trực tiếp làm, để sản phẩm thật sự có hồn. Ví dụ, nhìn rồng thêu phải toát lên được sự uy nghiêm, sống động.
“Công việc phục dựng không phải ai cũng muốn làm vì đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và tiền bạc”, ông Giỏi nhấn mạnh.
Nguyên liệu vải may trang phục cung đình hoàn toàn từ lụa và gấm, theo đúng chất liệu xưa.
 |
Các trang phục được ông Giỏi trưng bày trong tủ kính. |
Người hợp tác cùng ông Giỏi khi đó đã mang một mẫu vải trong bảo tàng sang Pháp nhờ phân tích chất liệu. Các chuyên gia tiến hành đếm sợi vải và cho biết, vải được dệt khá cầu kỳ, tám sợi chỉ chập lại để dệt.
Ông Giỏi về Hà Đông tìm nghệ nhân đặt dệt và được cụ Trịnh Văn Mão nhận lời.
Vải đã tìm được nhưng ông Giỏi gặp khó khăn về nhuộm màu, nhuộm chỉ. Ông mang vải đến hàng chục cơ sở sản xuất nhờ nhuộm thử nhưng kết quả không như ý muốn.
Cuối cùng, ông nghĩ ra cách dùng thảo mộc nhuộm. Các loại thảo mộc dưới xuôi không đủ nên ông dùng 1 phần hóa chất nhuộm cơ bản, sau đó dùng thảo mộc để nâng tông hoặc hạ tông theo đúng ý.
Ví dụ, vải được nhuộm vàng nhưng chói quá, ông dùng thảo mộc hạ cho màu sắc trầm hơn.
“Công đoạn nhuộm màu tôi đi khắp nơi tìm tòi. Khi nản quá, tôi xuống nhà người quen làm nghề nhuộm vải dưới Nha Xá (Hà Nam) chơi ở đó 1 ngày. Thấy tôi lăn lộn với nghề, họ hướng dẫn tôi cách nhuộm”, ông Giỏi nhớ lại.
Từ đó, ông Giỏi nắm được kỹ thuật nhuộm. Ông mua thuốc rồi phối hợp với nước trà, nước bùn, nước tro nhuộm vải thành các màu sắc mình cần.
Ông chia sẻ, để có tài chính theo đuổi công việc này, ông làm thêu gia công quần áo cho các lễ hội. Đời sống phát triển, kinh tế gia đình ông cũng khấm khá hơn.
 |
Tranh Tú nữ "cầm, kỳ, thi, họa" nghệ nhân Giỏi thêu. |
Năm 1998, trang phục đầu tiên ông phục dựng thành công được mang đi triển lãm tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Ban đầu, triển lãm dự định 3 tuần nhưng sau kéo dài 3 tháng.
Suốt nhiều năm ông âm thầm làm, chỉ đến khi trang phục tham dự triển lãm, báo chí trong và ngoài nước mới bắt đầu biết đến.
Một chuyên gia đến từ hãng thời trang bên Pháp đã sang Việt Nam, tìm ông học cách thêu, ứng dụng vào sản phẩm túi xách…
Các trang phục của ông Giỏi liên tiếp được đưa đi dự sự kiện văn hóa tại các tỉnh, thành và tham dự Festival Huế.
Năm 2016, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” và được mời sang Ấn Độ dạy 3 tuần.
Vợ chồng ông Giỏi sinh được 3 người con, người con lớn hiện theo nghề thêu gia truyền. “Trong tương lai, khi con đã đạt độ chín về nghề, tôi sẽ mang kiến thức phục dựng long bào suốt 30 năm qua truyền lại cho con, để con thay mình tiếp tục nghiên cứu và thực hiện dự định còn dang dở”, ông nói.

Giếng cổ trăm tuổi nằm sát biển, quanh năm không cạn nước ở Quảng Ngãi
Khi tất cả giếng nước trên đảo Lý Sơn đều nhiễm mặn, hoặc cạn trơ đáy thì giếng Xó La vẫn đầy ắp nước ngọt. Dù rằng, giếng nước này nằm sát mép biển.
" alt=""/>Bộ trang phục giá hơn 1 tỷ đồng của người đàn ông Hà Nội