Sự kiện này còn đánh dấu cột mốc quan trọng của đơn vị trong vai trò là “người tiên phong mở ra hướng điều trị mới cho bệnh thoái hóa khớp” bằng tế bào gốc. Thông qua sự kiện này, ban tổ chức kỳ vọng sẽ cung cấp nhiều thông tin về tế bào gốc, những ưu điểm nổi bật khi ứng dụng vào việc khám chữa bệnh đến mọi người.
Tham gia Hội nghị khoa học có sự góp mặt của đông đảo các báo cáo viên là các chuyên gia y tế hàng đầu hiện nay là: TS.BS Lê Thị Bích Phượng (Trưởng Đơn vị Tế bào gốc Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh); PGS.TS Phạm Văn Phúc (Viện trưởng Viện Tế bào gốc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP.HCM); TS.BS Trần Đặng Xuân Tùng (Đơn vị Tế bào gốc Bệnh Viện Đa khoa Vạn Hạnh); BS.CKI Phạm Tấn Pháp (Đơn vị Tế bào gốc Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh); Đặng Châu Ngô Hoàng (KTV - Trung tâm thao tác tế bào, Đơn vị Tế bào gốc, Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh).
Sự kiện hứa hẹn là cơ hội để các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và các bệnh viện giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về nâng cao chất lượng chữa bệnh cho bệnh nhân tại các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh.
Trong nhiều năm qua, Đơn vị tế bào gốc trực thuộc Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc trong trị liệu. Đặc biệt, Đơn vị tế bào gốc thuộc Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh đã được Bộ Y tế cấp phép áp dụng chính thức kỹ thuật điều trị thoái hoá khớp bằng tế bào gốc mô mỡtự thân và huyết tương giàu tiểu cầu.
Được thành lập từ năm 2012 và bắt đầu đưa vào nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng từ năm 2013, đến nay Đơn vị tế bào gốc thuộc Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh đã điều trị hơn 11.000 lượt bệnh nhân với các chỉ định khác nhau. Hiện nay, đây trở thành “địa chỉ vàng” của nhiều bệnh nhân có nhu cầu khám chữa bệnh trên cả nước.
Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong nối dài, P.12, Q.10, TP.HCM Website: https://benhvienvanhanh.vn/ Fanpage: https://www.facebook.com/vanhanhhospital |
Bích Đào
" alt=""/>Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh kỷ niệm 10 năm nghiên cứu ứng dụng tế bào gốcTuy nhiên, vị Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông đánh giá: Năm 2022 sẽ là điểm nhấn lớn về thể chế cho chuyển đổi số. Bởi lẽ Bộ TT&TT đang trình lên Chính phủ xây dựng, sửa đổi 4 Luật, trong đó có 2 Luật quan trọng, đụng chạm trực tiếp đến các vấn đề của chuyển đổi số gồm: Luật Giao dịch điện tử đề cập đến chữ ký số, giao dịch số, hợp đồng số, dữ liệu số...; Luật Công nghiệp công nghệ số.
Ông Nguyễn Quang Đồng cho biết thêm, Hội Truyền thông số Việt Nam đã có khuyến nghị: Trong Luật Công nghiệp công nghệ số cần ưu tiên giải quyết 2 bài toán là cơ chế sandbox và tài sản số. Về sandbox, phải đưa vào Luật nội dung về cơ chế thí điểm, thử nghiệm có kiểm soát để trên cơ sở đó trong từng ngành sẽ có quy định riêng.
Luật cần đưa ra định nghĩa, khung pháp lý thử nghiệm cơ bản để có thể chấp nhận tài sản số, từ đó mới có thể bảo vệ được nó.
"Công nghệ blockchain đang phát triển mạnh mẽ nhưng khi tạo ra NFT lại không được thừa nhận như một tài sản. Đây là thời điểm chúng ta cần làm nhanh, khi mà ngay cả trong ASEAN, Việt Nam vẫn đi chậm hơn các nước", ông Nguyễn Quang Đồng nhấn mạnh.
Trình Quốc hội dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số vào năm 2023
Thông tin cụ thể về tiến độ xây dựng Luật Giao dịch điện tử sửa đổi, ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ TT&TT cho biết, Bộ TT&TT đã xây dựng xong hồ sơ đề nghị sửa Luật, Chính phủ đã thông qua đề nghị. Hiện dự thảo Luật Giao dịch điện tử sửa đổi đang được gửi sang Quốc hội để đưa vào chương trình công tác năm 2022, dự kiến Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận về luật này tại kỳ họp tháng 10/2022.
Bộ TT&TT đang tích cực hoàn thiện dự thảo Luật giao dịch điện tử sửa đổi. "Hai vấn đề mấu chốt chúng tôi đưa vào trong dự thảo Luật Giao dịch điện tử sửa đổi, không có trong Luật cũ, đó là quy định về hoạt động của các nền tảng số, các dịch vụ số và giao dịch trực tuyến; quy định về dữ liệu số và giao dịch dữ liệu. Bộ TT&TT kỳ vọng Luật Giao dịch điện tử sửa đổi sẽ là Luật về việc chuyển đổi toàn bộ hoạt động truyền thống lên môi trường mạng”, ông Nguyễn Trọng Đường chia sẻ.
Đối với Luật Công nghiệp công nghệ số, theo Phó Vụ trưởng Vụ CNTT Nguyễn Thanh Tuyên, dự thảo Luật này dự kiến trình Quốc hội trong năm 2023. Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số sẽ định nghĩa lại thế nào là công nghệ số, thế nào là công nghiệp công nghệ số, từ đó tham chiếu ra các khái niệm khác như doanh nghiệp công nghệ số và các hoạt động liên quan công nghệ số cũng như việc quản lý, điều kiện thúc đẩy phát triển.
Liên quan trực tiếp đến M&A, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số sẽ đưa ra định nghĩa về tài sản số, tài sản ảo. Những giao dịch hiện giờ như tiền số có giao dịch lớn, nếu không công nhận tài sản thì không thể đánh thuế. Ở các nước như Mỹ, họ đưa ra việc quản lý tiền số dưới góc độ quản lý tài sản. Dù Luật Dân sự có quy định về tài sản, nhưng ở công nghệ số sẽ có những khía cạnh khác.
"Việt Nam có hơn 99% doanh nghiệp là nhỏ và siêu nhỏ. Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp này tiếp cận được với nguồn vốn khổng lồ từ nhà đầu tư trong nước và quốc tế?. Chúng ta coi dữ liệu là tài nguyên, nhưng tài nguyên đó nằm trong tay ai? Vậy cần quy định để người Việt Nam kinh doanh và kiếm lời trên tài sản số, thay vì những tài sản này nằm trong tay các ông lớn quốc tế. Đó là những vấn đề chúng tôi đã đưa vào dự thảo Luật. Từ góc độ về an ninh quốc gia, chúng tôi cũng có đưa ra các quy định liên quan dữ liệu về năng lượng, đất đai, bí mật kinh doanh...", ông Nguyễn Thanh Tuyên chia sẻ thêm.
Vân Anh
Bộ TT&TT đang lấy ý kiến cho Dự thảo Báo cáo nghiên cứu đề xuất Luật Công nghiệp công nghệ số. Đây sẽ là cơ sở để xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số nhằm tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp ICT, công nghệ số Việt Nam.
" alt=""/>Luật Công nghiệp công nghệ số sẽ được trình Quốc hội vào năm 2023“Chúng tôi rất vui mừng khi có cơ hội hợp tác với AIH. Chỉ trong 5 năm qua, AIH đã hoàn thành các cột mốc quan trọng, bao gồm xây dựng danh tiếng cho các dịch vụ của mình và đạt được chứng nhận JCI. Đó là nền tảng vững chắc để chúng tôi tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được. Ngoài ra, việc hợp tác với AIH cũng giúp RMG định vị và hỗ trợ tham vọng trở thành nhà cung cấp dịch vụ y tế - chăm sóc sức khỏe chất lượng cao được người dân trong khu vực lựa chọn”, TS. Loo Choon Yong - Chủ tịch Điều hành RMG chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Linh - Tổng Giám đốc AIH chia sẻ: “Thông qua hợp tác chiến lược này, AIH sẽ có thêm một đối tác quốc tế dày dặn kinh nghiệm giúp chúng tôi đảm bảo chất lượng về chuyên môn y khoa cũng như có nhiều lợi thế cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao tại Việt Nam.”
Được thành lập trên cơ sở thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, AIH là bệnh viện đa khoa quốc tế kết hợp tiêu chuẩn JCI và các tiêu chuẩn Mỹ trong thiết kế và xây dựng, khám và điều trị, quản lý và vận hành, mang đến cho khách hàng một dịch vụ chăm sóc sức khoẻ toàn diện theo tiêu chuẩn Mỹ ngay tại Việt Nam.
Tọa lạc tại khu đô thị An Phú, TP. Thủ Đức, TP.HCM, AIH sở hữu hệ thống cơ sở vật chất hiện đại gồm 1 tầng hầm, 10 tầng cao, công suất hoạt động 120 giường nội trú, 5 phòng mổ và các phòng chức năng, cùng đội ngũ bác sĩ nước ngoài và bác sĩ Việt Nam đầy kinh nghiệm từng được đào tạo và làm việc tại nhiều nước trên thế giới. AIH cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng cao với nhiều chuyên khoa, trong đó có các chuyên khoa mũi nhọn gồm: Sản Phụ khoa, Khoa Nhi, Khoa Ngoại tổng quát, Khoa Niệu và Khoa Tiêu hóa - Gan mật.
AIH đạt chứng nhận JCI về chất lượng dịch y tế toàn cầu vào tháng 11/2022 và là bệnh viện được Johns Hopkins Medicine International lựa chọn hợp tác trong nhiều năm qua.
Xem thêm thông tin tại: https://aih.com.vn
Quốc Tuấn
" alt=""/>Bệnh viện Quốc tế Mỹ hợp tác chiến lược với tập đoàn y tế hàng đầu Singapore