Mâm cỗ cơ bản thường bao gồm: bánh trôi, bánh chay, hương, hoa, trầu cau.
Bánh trôi, bánh chay
Bánh trôi, bánh chay là lễ vật không thể thiếu trong mâm cỗ cúng tết Hàn thực 3/3. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, số lượng bánh trôi, bánh chay trong mâm cúng nên là 5 hoặc 3 bát.
Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra. Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, đổ nước đường lên trên. Bày lên đĩa, để nguội, thắp hương.
Đây là đồ cúng quan trọng nhất làm nên nét riêng cho tết Hàn thực ở Việt Nam. Vì thế, người dân một số vùng Bắc Bộ nước ta còn gọi tết Hàn thực là ngày Bánh trôi, bánh chay.
Hương, hoa tươi, trầu cau
Trong lễ cúng dù to hay nhỏ, người Việt đều không thể thiếu nén hương, hoa tươi và trầu cau để trên ban thờ. Do vậy, vào ngày tết Hàn thực, mâm cúng cũng sẽ không thể thiếu những thứ này.
Mâm ngũ quả
Tùy từng mùa, tùy điều kiện mỗi nhà, gia chủ chọn 5 quả có màu sắc khác nhau như màu xanh, đỏ, vàng, tím... để đại diện cho ngũ hành, dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành.
Ngoài các món trên, gia đình có thể chuẩn bị thêm tiền vàng, một ly nước sạch và 3-5 chén trà.
Vào ngày Tết Hàn thực, các gia đình thường dâng bánh trôi, bánh chay thể hiện lòng thành kính, cầu mong những điều tốt đẹp, an lành. Dưới đây là bài khấn Tết Hàn thực theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn hóa Thông tin).
" alt=""/>Mâm cỗ cúng tết Hàn thực 2020 đầy đủ nhấtỞ nhiều quốc gia trên thế giới, sau khi người chết được hoả táng, người ta có nhiều lựa chọn trong việc cất giữ tro cốt - cả theo cách truyền thống lẫn những cách thức vô cùng sáng tạo.
Rải tro cốt vẫn đang là một trong những lựa chọn phổ biến nhất sau khi hoả táng. Nhiều người cho rằng việc rải tro cốt sẽ mang lại cảm giác giải thoát nỗi buồn đau khi nhớ đến những kỷ niệm với người thân.
Nhiều gia đình chọn nơi rải tro là địa điểm có nhiều ý nghĩa với người quá cố. Hầu hết các tiểu bang hoặc hạt ở Mỹ đều có những quy định cụ thể về việc nơi nào được phép rải tro cốt người chết.
Khi nói đến rải tro cốt, thông thường người ta sẽ nghĩ ngay đến hình thức rải tro nhờ gió. Nhưng ngoài hình thức này, còn có 2 hình thức khác cũng phổ biến là rải tro xuống đất và rải tro xuống nước.
Như đúng tên gọi, rải tro nhờ gió là hành động tung tro cốt vào không trung và để gió thổi bay đi. Hành động này cũng mang ý nghĩa biểu tượng cho sự giải thoát.
![]() |
Rải tro xuống nước cũng là một ý tưởng tuyệt vời để nhớ về người thân đã mất. Thông thường người ta sẽ chọn một cái hồ hoặc khu vực ven biển để làm việc này. Khi tro đã được rải xuống nước xong xuôi, gia đình có thể chia sẻ những kỷ niệm với người đã khuất trong khi ném những cánh hoa xuống nước và nhìn phần tro tàn trôi theo dòng nước.
Với lễ rải tro xuống đất, gia đình thường chọn nơi tổ chức tại nhà riêng, trong khuôn viên trang trại hoặc khu vườn. Buổi lễ bắt đầu bằng việc một người hoặc nhiều người lần lượt đổ tro xuống đất. Cứ đến lượt một người nào đó, người đó sẽ chia sẻ một kỷ niệm với người đã khuất.
![]() |
Thay vì rải tro cốt người thân ở một địa điểm nào đó, một số gia đình cảm thấy thoải mái khi giữ phần còn lại của người thân ngay trong chính ngôi nhà của mình. Họ cất giữa tro trong một chiếc bình và để chúng ở nơi mang lại cho họ cảm giác thoái mái nhất. Đây là cách khiến người ta có cảm giác người đã khuất vẫn luôn ở cạnh mình.
Mặc dù đã được hoả táng nhưng nhiều gia đình vẫn chọn cách chôn cất phần tro cốt còn lại của người đã khuất. Đó là lý do các nhà tang lễ cung cấp các ngăn tủ cất giữ tro cốt. Bạn có thể đặt bình tro cốt vào trong những ngăn tủ này nếu trả một số tiền nhất định để mua ‘chỗ’.
![]() |
![]() |
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn đặt tro cốt ngoài trời. Trong trường hợp này, ngăn tủ sẽ được thay bằng một cái hố nhỏ dưới đất hoặc đơn giản là một ngăn tủ ngoài trời và tro cốt sẽ được đặt vào đây.
Một cách thức rải tro cốt khác cũng gần với rải tro trên mặt đất, đó là dùng tro để trồng cây kỷ niệm. Đây được đánh giá là cách làm thân thiện với môi trường nhất. Chính vì thế, nó được nhiều gia đình lựa chọn như một cách trả lại thân xác mình cho tự nhiên.
![]() |
Ngày nay, ngoài những lựa chọn xử lý tro cốt như trên, người ta còn nghĩ ra nhiều cách thức lưu giữ tro cốt của người đã mất vô cùng sáng tạo. Một trong số đó là chế tác trang sức từ một phần nhỏ tro cốt của người đã khuất. Nó có thể là mặt đá, mặt kim cương hay pha lê trang trí trên nhẫn, vòng tay, dây chuyền.
![]() |
Đây thực sự là một cách vô cùng độc đáo và sáng tạo để nhớ về người thân, giữ họ luôn bên cạnh những người còn sống. Món trang sức này cũng có thể được gia đình coi như là vật gia truyền, lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác để nhớ mãi về người thân yêu.
Một ý tưởng táo bạo khác là biến tro cốt thành pháo hoa. Còn gì ý nghĩa hơn khi tro cốt của người đã khuất biến thành một màn pháo hoa rực rỡ trong những dịp ăn mừng quan trọng của những người còn sống, ví như sinh nhật, lễ kỷ niệm, ăn mừng một đứa trẻ chào đời…
![]() |
Giống như chế tác đồ trang sức, nhiều công ty cũng cung cấp dịch vụ biến tro cốt thành một tác phẩm nghệ thuật. Tro cốt sẽ được pha trộn với những chất liệu như sơn mài, màu vẽ… để tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp treo trong nhà.
![]() |
'Theo quan điểm và trải nghiệm của riêng tôi thì bốc mộ là một thứ cực hình' - PGS.TS Bùi Xuân Đính nêu quan điểm.
" alt=""/>Những cách xử lý tro cốt hoả táng có một không hai trên thế giớiTheo ca sĩ, John Gallander hay nghe nhạc Tùng Dương. Tối 12/8, khi Ngọc Anh 3A hát tại một phòng trà ở Hà Nội, John Gallander nhìn thấy tờ quảng cáo chương trình của Tùng Dương, liền nhắn tin cho nam ca sĩ, khen poster thiết kế đẹp. Ngọc Anh 3A nói: "Anh John rất hâm mộ Tùng Dương, mỗi khi Dương đăng ảnh lên Facebook đều vào bình luận. Anh thậm chí bảo con trai thử ăn mặc giống Dương".