Về nhà chồng được gần năm, nhưng chưa một ngày tôi thấy "hết sống gượng"...Ít duyên nên tôi ngoài 30 tuổi tôi mới lên xe hoa. Gia đình, bạn bè ai cũng mừng vì "đời tôi được nở hoa", nhưng mọi chuyện diễn ra không như tưởng tượng.Câu chuyện tôi chia sẻ không hẳn muốn ám chỉ sự ghê gớm của mẹ chồng - mà tôi muốn được nhận lời khuyên để có ứng xử đúng mực.
Tôi sinh ra ở vùng quê nghèo Thái Bình. Từ nhỏ tôi đã được gia đình ấn vào đầu: Muốn thoát nghèo phải học...Tôi lao vào học và cuối cùng cũng kiếm được một công việc ở vùng đất Ngàn năm văn hiến. Có công ăn việc làm, cả dòng họ bắt đầu hy vọng tôi tìm được tấm chồng ưng ý.
 |
Ảnh minh họa |
Năm 2014, tôi chia tay đầu hai bước vào tuổi 30 trong sự sốt ruột của họ hàng. Nỗi lo "ế chồng" mỗi lúc một cao trào...thì tôi đem đến niềm hy vọng cho gia đình, dòng họ. Tôi quyết định lên xe hoa vào tháng cuối năm 2014. Khi ấy chồng tôi vẫn là sinh viên năm thứ 3 một trường ĐH ngoài công lập ở Hà Nội.
Lên xe hoa lòng nặng trĩu lo âu, nhưng bố mẹ tôi như "trút được gánh nặng" - ông bà như được trẻ lại dăm tuổi. Thấy vậy, tôi giấu nỗi lo để bước vào cuộc sống mới với gia đình bên chồng.
Những tưởng có việc làm ổn định, lại không phải cô gái ham chơi, biết vun vén cho gia đình sẽ được chồng yêu, gia đình chồng nể trọng. Thực tế diễn ra lại khác, ngoài sức tưởng tượng của tôi. Sống được gần năm trong gia đình chồng nhưng tôi thực sự không hiểu mối quan hệ của tôi với mẹ chồng đến khi nào mới có ứng xử thoải mái?
Chân ướt chân ráo về nhà chồng, tôi nhận trách nhiệm "nuôi chồng ăn học" những năm cuối của chặng được sinh viên. Đồng ý, vì là thành viên trong gia đình nên tôi gánh vác bớt việc cho mẹ cũng là việc phải làm. Ngoài ra, hàng tháng tôi phải đóng tiền ăn là 3 triệu đồng/ tháng cho hai vợ chồng. Mẹ chồng tôi vui vẻ đón nhận việc đi chợ chăm sóc gia đình. Tôi cũng thầm vui vì được mẹ chồng không tạo khoảng cách: Mẹ chồng - nàng dâu....
Dần dần không biết có phải bà không ưa chuyện chồng tôi đón đưa mỗi khi bụng tôi ngày một to? Hay khó chịu chuyện đi sớm về muộn của tôi - nên bà thường kiếm chuyện lên lớp.
Chuyện đầu mẹ chồng lên lớp làm tôi nhớ mãi. Vợ chồng tôi ở phòng riêng. Dù rất ý thức phải gọn gàng, nhưng tôi vẫn bị mẹ chồng bắt lỗi khi trong phòng vương tóc dài trên sàn... Đi làm về bà gọi tôi ra nhắc: Hôm nay mẹ vào kiểm tra phòng thấy nhiều tóc, nên con phải gọn gàng hơn - hàng tuần mẹ sẽ kiểm tra đột xuất phòng riêng đấy! Có chút bàng hoàng, ngỡ ngàng nhưng tôi cho qua ngay vì nghĩ "Mẹ chồng lo cho mình và muốn dạy mình ăn ở gọn gàng sạch sẽ...".
Học mẹ chồng, tôi thấy chồng vứt quần áo bừa bãi trong phòng. Nhắc chồng nhẹ nhàng một hai lần chồng không nghe, tôi to tiếng chỉ đôi ba câu "Anh phải gọn gàng vào không mẹ thấy mẹ mắng em...". Tưởng chuyện riêng vợ chồng đóng cửa phòng nhắc nhau - thế mà bà nghe được (phòng bà cạnh phòng vợ chồng tôi). Bà lại gọi tôi ra lên lớp.
Lần lên lớp này tôi bắt đầu có chút khó chịu vì nghĩ không đáng "bị mẹ chồng dạy dỗ" trong chuyện này. Bà nói mát kiểu "Đừng tưởng kiếm ra tiền mà muốn nói chồng kiểu gì cũng được nhé. Trong gia đình này, chồng nói vợ phải nghe...".
Tôi bắt đầu buồn và ít nói hơn. Nhưng vì đang mang bầu đứa con đầu lòng nên tôi cố gắng để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Hàng ngày tôi đi sớm về muộn để ít có sự va chạm, nhưng bà tìm đủ cách để lôi tôi vào mọi câu chuyện. Từ chuyện làm nhà nợ nần, đến muốn mở kinh doanh tại gia...mà thiếu vốn. Những câu chuyện liên quan đến tiền đầu tư bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trong mỗi bữa ăn, những lúc tôi nghỉ cuối tuần. Bà muốn vợ chồng tôi hùn vốn cho bà làm ăn, nhưng chồng thì đang đi học, bụng tôi ngày một to nên tôi chọn cách im lặng. Và bà càng để ít nhất cử nhất động của tôi nhiều hơn.
Bà đánh tiếng qua con trai - con dâu không quan tâm đến mẹ chồng. Bà không hài lòng tôi mọi chuyện: Tôi mua nấm về, bà nói rau lạ không ăn. Tôi làm nem trót cho thêm một loại rau bà không thích - bà bắt tôi ngồi nhặt ra cho bằng được. Công việc của tôi đang rất ổn định ở Hà Nội - bà tìm mọi cách để thuyết phục hai vợ chồng vào Sài Gòn....
Thực sự là tôi cũng không biết phải làm thế nào để mối quan hệ giữa tôi và mẹ chồng được êm đềm hơn. Tôi thực sự lo lắng khi gần đến tháng đẻ rồi mà bà hứa kiểu "Con đẻ mẹ sẽ nấu cháo móng giò để tủ lạnh cho ăn dần..."
Đã vậy, mỗi lần chia sẻ với chồng thì nhận câu còn hơn nước lạnh bỏ thêm đá "Em cố gắng nhịn mẹ đi!". Biết thế này tôi ở vậy có khi không già nhanh?
Mẹ chồng bạn có khó tình như mẹ chồng tôi?
Nguyễn Đông
" alt=""/>Sốc vì mẹ chồng hay lên lớp con dâu
Sự kiện diễn ra nhân chuyến thăm và làm việc tại Tập đoàn Sovico và HDBank của đoàn lãnh đạo UBND TP.HCM vào ngày 25/1/2022.Phát biểu tại chuyến thăm, bà Phan Thị Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM - biểu dương những kết quả mà lãnh đạo và hàng chục nghìn cán bộ nhân viên HDBank đã gặt hái được, nhất là tích cực thực thi chuỗi hoạt động an sinh xã hội, góp phần phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, vừa đảm bảo phát triển kinh tế, vừa chăm lo cho các hoàn cảnh khó khăn.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Phó Chủ tịch thường trực HĐQT HDBank đã báo cáo những thành tựu nổi bật đạt được trong năm qua. Với những đóng góp tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, HDBank vinh dự nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; Đồng thời, đón nhận Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vì những thành tích xuất sắc, dẫn đầu thi đua ngành ngân hàng.
Dịp này, Tập đoàn Sovico và HDBank đã trao tặng TP.HCM kinh phí xây dựng những căn nhà tình thương và hàng trăm bộ máy tính cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Với những phần quà ý nghĩa, HDBank mong muốn hỗ trợ bà con nghèo trên địa bàn đón Tết Nguyên đán an lành, ấm áp cũng như gửi đến mọi người dân lời chúc năm mới bình an, hạnh phúc.
 |
|
Trước đó, 11/2021, HDBank cũng đón nhận bằng khen của UBND TP.HCM trao tặng vì những đóng góp tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Ngay trong thời gian cao điểm, HDBank đã tích cực quyên góp, ủng hộ Quỹ vắc xin của Chính phủ; trao tặng trang thiết bị y tế là xe cứu thương, máy thở, bộ kit test đến nhiều địa phương bùng dịch trên cả nước; trao hàng ngàn túi quà an sinh đến các gia đình bị ảnh hưởng của dịch; tổ chức chương trình “Bữa cơm yêu thương” cùng các nhà hảo tâm mang đến hơn 1 triệu suất cơm và hàng chục tấn lương thực, thực phẩm cho bác sĩ, các bệnh viện dã chiến, người dân nghèo… tại TP.HCM.
Một trong những thành tựu quan trọng khác của HDBank và Tập đoàn Sovico trong ứng phó đại dịch chính là sáng kiến xây dựng nền tảng ứng dụng “Việt Nam Khỏe Mạnh” tại địa chỉ www.vietnamkhoemanh.vn; Cùng với Bộ Thông tin và Truyền thông - Cục Tin học hoá, HDBank và Tập đoàn Sovico cũng đã xây dựng website gây Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19 của Chính phủ tại địa chỉ www.quyvacxincovid19.gov.vn, thu hút sự chú ý từ nhiều cá nhân, tổ chức không chỉ trong nước mà còn lan tỏa rộng rãi đến người dân và tổ chức nước ngoài với số tiền huy động cho Quỹ lên tới gần 9.000 tỷ đồng, đóng góp quan trọng cho chương trình tiêm chủng toàn dân.
Tập đoàn cũng vừa nhận được bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính về sáng kiến “giải cứu” sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM.
Những ngày qua, Ban lãnh đạo HDBank và Tập đoàn Sovico cũng đã tới thăm hỏi, tặng quà cho các em nhỏ tại Trung tâm hy vọng Tiên Cầu (Hưng Yên), Cơ sở bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Quảng Ninh (Quảng Ninh), Làng trẻ em SOS Đà Nẵng, Làng trẻ em SOS Nha Trang, Trung tâm Bảo trợ xã hội cơ sở 3 tại Đồng Nai, Làng trẻ em SOS Bến Tre… Tại đây, đoàn đã trao tận tay những món quà thiết thực, ý nghĩa. Cán bộ nhân viên HDBank và tập đoàn sovico đã cùng các em nhỏ giao lưu, trò chuyện và chia sẻ những khoảnh khắc vui vẻ, ấm áp, động viên các em trong cuộc sống.
HDBank và Tập đoàn Sovico cũng đã đồng thời trao tặng kinh phí xây dựng hàng trăm căn nhà nhà tình thương; 300 bộ máy tính; xe cứu thương; giường y tế cho các tỉnh, thành phố.
Nhiều năm qua, vào mỗi dịp Tết cổ truyền của dân tộc, các cán bộ nhân viên của HDBank lại tiếp tục thực hiện hành trình thiện nguyện, các chuyến thăm hỏi, tặng quà, chia sẻ yêu thương cho những hoàn cảnh khó khăn trên cả nước. Đó cũng là một phần của chương trình phát triển bền vững mà HDBank tạo lập trong nhiều năm qua, xây dựng HDBank trở thành Happy Digital Bank - Ngân hàng Xanh, Ngân hàng Số phát triển vì hạnh phúc của mỗi người dân.
Vĩnh Phú
" alt=""/>‘Tết ấm tình thương’ với người có hoàn cảnh khó khăn ở TP.HCM