Mô hình này mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho bà con nông dân. Dưới đây là một số tư vấn về kỹ thuật để hiệu quả chăn nuôi được tối đa nhất:
![]() |
Gà sinh học thả vườn. Ảnh Ngọc Dũng |
Chuồng trại
Hệ thống nền chuồng gà giữ nhiệt tốt: Khu vực chăn nuôi được tráng xi măng, trải một lớp ni lông bên dưới phủ toàn bộ bề mặt của lớp nền và trải một lớp cát dày 10 - 15 cm lên trên.
Ðiều này ngăn không cho chất thải của gà thấm vào bề mặt phần nền bên dưới.
Hệ thống nền chuồng gà giữ nhiệt tốt: Nền chuồng có hệ thống tạo nhiệt giúp giữ nhiệt độ cho đàn gà được tốt hơn. Tạo điều kiện cho sức khỏe gà cũng tốt hơn hẳn. Tỷ lệ úm đạt cao tiết kiệm chi phí công sức đáng kể cho người nuôi.
![]() |
Xử lý chất thải tối đa: Sau mỗi lần nuôi, khu vực chăn nuôi được dọn vệ sinh, khử trùng trước khi tiến hành nuôi lứa tiếp theo. Sử dụng hệ thống trấu ủ men vi sinh để có thể xử lý toàn bộ chất thải của gà. Nên hầu như chúng không gây mùi và được phân hủy một cách triệt để.
Tăng mật độ đàn nuôi: Diện tích cho gà 3 - 4 con/m2. Ðiều này có được khi hệ thống chuồng trại thông thoáng. Giúp tăng số lượng gà mà không ảnh hưởng tới chất lượng. Với diện tích nhỏ nhưng vẫn nuôi được số lượng gà lớn.
Lợi ích
Hạn chế dịch bệnh cho lứa sau: Khu chăn nuôi được cách lý và vệ sinh thường xuyên nên hạn chế được các nguồn bệnh.
Giúp gà phát triển tốt: Khu chăn nuôi được phủ lớp cát nên đáp ứng được tập tính bới, tắm cát, phơi nắng của gà thả vườn. Như vậy sẽ tăng chất lượng thịt đáng kể của gà. Trong cát có những viên sỏi, đá nhỏ. Gà có thể ăn vào trong dạ dày, diều của gà. Giúp gà tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Giảm ô nhiễm môi trường: Sử dụng trấu ủ men vi sinh nên không phải dọn phân, giảm được khí ammoniac. Do đó, gà ít mắc phải các bệnh như hen, cầu trùng, bệnh về nấm và hô hấp.
Giảm thiểu thời gian vệ sinh làm sạch: Việc vệ sinh chuồng trại, khu vực chăn nuôi gần như đạt hoàn toàn 100%.
Mật độ gà ít giúp gà phát triển được khỏe mạnh và tốt hơn.
![]() |
Yêu cầu chuồng trại, khu chăn nuôi
Khu vực chăn nuôi cần cách xa khu dân cư, xa đường giao thông, xa nguồn nước sinh hoạt và xa các trại chăn nuôi khác.
Diện tích khu chăn nuôi đủ rộng để đáp ứng tối đa số lượng gà.
Chuồng nuôi gà con 10 - 12 con/m2.
Chuồng nuôi gà do 5 - 6 con/m2.
Chuồng nuôi gà đẻ 4 - 4,5 con/m2.
Nền chuồng, khu vực chăn nuôi được láng xi măng với độ dốc về phía thoát nước để vệ sinh được dễ dàng.
Mái chuồng lợp lá cọ, lá tranh, Fibro xi măng. Tường vách chuồng chỉ nên xây cao 30 - 40 cm, còn lại phía trên dùng lưới thép tạo độ thông thoáng.
Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống, hệ thống sưởi ấm, lồng úm, dụng cụ sát trùng.
Chất độn chuồng
Người nuôi có thể sử dụng vỏ trấu, vỏ bào gỗ hay mùn cưa để làm chất độn chuồng. Ðây là giải pháp mang lại nhiều lợi ích như: Khả năng hấp thụ nước tiểu, phân thải của gà tốt, giúp khu chăn nuôi luôn khô ráo. Giúp giữ ấm tốt cho đàn gà. Hạn chế được những mầm bệnh cho gà.
Chọn giống gà
Tùy theo nhu cầu của thị trường và thế mạnh của từng người mà lựa chọn giống gà phù hợp nhất. Người chăn nuôi nên chọn con giống khỏe mạnh, không dị tật bẩm sinh và đã được tiêm phòng vaccine đầy đủ.
Thức ăn
Mô hình nuôi gà thả vườn hữu cơ kiểu mới vẫn sử dụng các dạng thức ăn cũ nếu có. Tiết kiệm chi phí thức ăn khi tận dụng các nguồn thức ăn cũ như bỗng rượu, bã bia hoặc các loại cám ngô, bột cá, khô dầu như thường.
Song song kết hợp các loại cám công nghiệp để tăng thêm hiệu quả hơn. Thức ăn hỗn hợp viên phải có nhãn mác rõ ràng và còn hạn sử dụng. Thức ăn bảo quản cần tách riêng biệt và kê lên kệ cao.
Biện pháp phòng bệnh
Thực hiện các nguyên tắc phòng bệnh đảm bảo an toàn sinh học chăn nuôi như:
Sử dụng đồ bảo hộ chuyển dụng khi vào khu chăn nuôi.
Hố sát trùng trước cửa chuồng thường xuyên có vôi bột hoặc các chất sát trùng phù hợp.
Ðảm bảo vệ sinh, phun sát trùng theo đúng định kỳ.
Vệ sinh và sát trùng các dụng cụ chăn nuôi trước và sau khi chăn nuôi.
Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine theo hướng dẫn của chuyên gia.
Chuồng nuôi sau mỗi lứa nuôi cần phải được sát trùng, tung vôi bột một thời gian.
Ngọc Dũng
" alt=""/>Lưu ý quan trọng trong nuôi gà sinh học thả vườnVài năm trở lại đây, thay vì chi tiền tỷ xây biệt thự đắt tiền, lão nông làng miến lại có thú chơi nhà giả cổ truyền thống với kiến trúc hoa văn tinh tế, cầu kỳ nhưng không kém phần hiện đại.
![]() |
Ngôi nhà cổ được xây dựng trong vòng 25 năm bằng cả tâm huyết của lão nông làng Cự Đà |
Chia sẻ về ý tưởng xây dựng ngôi nhà, ông Tuấn cho hay, ông sinh ra và lớn lên tại ngôi làng cổ của miền Bắc. Nhận thấy những nếp nhà cổ rất ấm áp và đẹp nên khi trưởng thành, ông quyết tâm xây dựng cho riêng mình một ngôi nhà năm gian theo phong cách nhà cổ truyền thống.
Từ khi bắt đầu có ý tưởng cho đến khi hoàn tất ngôi nhà, ông Tuấn phải mất khoảng thời gian 25 năm. Năm 1992, nghỉ chế độ 176 ông Tuấn bắt tay vào làm kinh tế, ông nhận thêm đất ruộng canh tác, mở dịch vụ xay xát, nấu rượu, rồi mở trang trại chăn nuôi, kết hợp trồng cây ăn quả.
![]() |
Ngôi nhà năm gian là cả tâm huyết và cố gắng của ông Tuấn |
Sau một thời gian, có được số vốn cơ bản ông Tuấn bắt đầu đi các nơi tìm hiểu và nghiên cứu những kiến thức văn hóa về nhà cổ. Đi hết 7 tỉnh thành và tham quan 30 nếp nhà cổ khác nhau, mỗi chuyến đi ông Tuấn đều chụp và ghi lại những cái hay, cái mới cho ngôi nhà của mình.
"Tôi luôn tự hào vì được sinh ra trong một ngôi làng cổ, vì vậy, tôi luôn ước mong sẽ xây cho mình một ngôi nhà theo phong cách cổ xưa để lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống vốn có của địa phương", ông Tuấn nói.
![]() |
Từng họa tiết được chủ căn nhà lựa chọn khắt khe và tinh tế bởi nhiều thân gỗ không đạt yêu cầu khi làm sẽ nhanh hư hỏng |
Thời điểm bắt đầu xây dựng ngôi nhà năm gian, nhiều người cười và nói ông Tuấn "dở hơi" bỏ tiền tỷ xây căn nhà giả cổ trong khi rất nhiều gia đình đang dỡ nhà cổ để xây nhà cao tầng kiên cố.
![]() |
Từng chi tiết trong ngôi nhà giả cổ đều được chạm khắc tinh xảo, mang đậm nét văn hóa cổ xưa nhưng không kém phần hiện đại |
Không từ bỏ, ông Tuấn vẫn tiến hành thi công ngôi nhà nhưng ông làm theo phong cách tân tiến hơn để tiện lợi cho cuộc sống đô thị hiện nay. Ngôi nhà được xây hoàn toàn bằng gỗ mít lâu năm, các hoa văn được chạm khắc tinh tế bởi những người thợ có tay nghề lâu năm, chỉ tính riêng tiền công đã lên tới hàng tỷ đồng.
Chủ căn nhà chia sẻ: "Ngôi nhà là đam mê, là niềm tự hào mà tôi đã ấp ủ bao lâu nay nên tôi nghĩ không chơi thì thôi, đã chơi là phải chơi đến cùng và phải thật độc đáo để không ai chê cười".
Để có được ngôi nhà cổ như hiện nay, ông Tuấn bỏ công đi tìm thợ có tay nghề lâu năm và cẩn thận tìm hiểu từng loại gỗ. Ông Tuấn nói, gỗ xoan và gỗ mít rất thích hợp để xây nhà cổ truyền thống. Tuy không nằm trong hạng mục gỗ quý nhưng rất khó tìm bởi làm nhà bằng gỗ mít rất tốt, một phần không bị mối mọt mà gỗ mít còn dân dã và thân thiện với con người.
![]() |
Ngôi nhà được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ mít lâu năm |
Tuy nhiên, để kiếm được những cây mít to lấy lõi thì không phải dễ, nhất là những cây làm cột chính. Khó khăn trong khâu tìm gỗ, ông Tuấn tận dụng quen biết nhờ những người thợ chuyên về gỗ ở các tỉnh như Phú Thọ, Yên Bái, Đắk Lắk... giúp ông tìm mua.
![]() |
Theo ông Tuấn, những ngôi nhà cổ thường làm thấp và nhỏ nên cảm giác sẽ bị bí. Do đó, để ngôi nhà không bị lỗi thời, nhưng vẫn mang phong cách cổ truyền, mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông nên khi xây dựng ngôi nhà của ông đã được nới rộng và làm cao hơn so với những ngôi nhà cổ trước đây. |
![]() |
Từng đường nét hoa văn chạm trổ của ngôi nhà cổ được thể hiện theo đúng nét văn hóa của làng quê Việt xưa |
Toàn bộ hoa văn, tranh gỗ trong ngôi nhà năm gian này, đều mang những ý nghĩa khác nhau. Ví dụ như bức chạm của bộ cửa, được chủ ngôi nhà cho thợ đục hóa để phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện tại. Theo ông Tuấn, lý do ông không khắc hình long ly quy phượng bởi ông được biết chỉ những nơi thờ cúng hoặc đền chùa người ta mới chọn bộ tứ linh này.
![]() |
Mỗi bức chạm đều mang ý nghĩa riêng |
Chính vì thế, từng chi tiết trong ngôi nhà được ông Tuấn tìm hiểu cẩn thận. Chỉ tay vào bộ tứ linh ông Tuấn cho hay, bộ bức tranh cây cúc hóa long, cây mai hóa ly, từng chi tiết đều mang đậm nét đặc trưng từ thời Lý được chạm khắc cách điệu bay bổng và tỉ mỉ.
Thoáng nhìn, người không am hiểu sẽ nghĩ là con rồng nhưng thực chất nó lại là cây cúc. Hay bức tứ quý: Xuân, hạ, thu, đông, tích văn chương cầu hiền, mây cuốn phong thư, bầu rượu túi thơ... cũng được ông bố trí rất hài hòa, đẹp mắt quanh ba gian giữa của ngôi nhà.
![]() |
Tất cả các hình chạm khắc rồng và hoa văn đều có sự kết hợp từ thời Lý đến Trần, Nguyễn |
"Từ khi làm xong ngôi nhà tôi tự hào và phấn khởi lắm, ai đến cũng khen ngợi. Với tôi, công trình này là cả tâm huyết và sự cố gắng của tuổi trẻ để nối tiếp nét văn hóa cổ xưa và cũng là "tác phẩm" để lại cho con cháu thế hệ sau", chủ nhân ngôi nhà tâm tình.
Theo Dân Trí
Cảm thấy cô đơn và buồn chán, một bà lão ở Italia đã gọi điện cho cảnh sát, báo nhà có trộm để muốn họ đến và có người trò chuyện cùng.
" alt=""/>Căn nhà giả cổ 'ngốn' tiền tỷ của lão nông làng miến Cự Đà