Điều này thể hiện ở việc có tới 80% người được khảo sát đồng ý rằng việc mua sắm và quản lý các tài nguyên CNTT đang hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của bộ phận CNTT, trong khi lẽ ra đây phải là bộ phận chủ trì mọi chiến lược công nghệ của tổ chức. Sự phân tán này đang gây ra một hệ luỵ dễ thấy là làm cho chi phí bị đội lên.
Theo ông Adrian Hia, Tổng Giám đốc phụ trách các thị trường mới (Đông Nam Á), tình huống sẽ trở nên xấu đi khi có thêm nhiều nhà lãnh đạo bộ phận nghiệp vụ (Line of Business - LoB) trở thành những người có thẩm quyền ra quyết định về mua sắm công nghệ. Mỗi bộ phận có thể đầu tư, sử dụng một đám mây của riêng mình mà không có sự thống nhất từ bộ phận CNTT chuyên trách. Hậu quả là sự manh mún về tiêu chuẩn và gia tăng số lượng các thiết bị trên phạm vi toàn tổ chức. Ngoài việc tăng chi phí, tình trạng này còn khiến nguy cơ mất an toàn thông tin tăng lên.
Báo cáo nêu rõ, rủi ro an ninh mạng đang là chủ đề nóng trên toàn khu vực ASEAN. 64% số người được khảo sát cho biết việc mua sắm các giải pháp không an toàn là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất; 67% cho biết có nhiều ứng dụng đang được phát triển mà không tuân thủ các quy định của công ty hoặc của chính phủ. Việc môi trường CNTT bị phân tán, nhiều đầu mối quyết định cũng khiến cho tính tuân thủ của nhân viên đối với các quy định về bảo vệ dữ liệu rất thấp.
Ngoại trừ Singapore, các thị trường mới nổi tại khu vực ASEAN đều nhất trí rằng, việc phân tán hóa môi trường CNTT đã gây ra nhiều khó khăn, thách thức với công việc CNTT, đặc biệt là tại Indonesia.
T.C
" alt=""/>Nhiều thách thức cho ASEAN khi phát triển điện toán đám mâyCông ty Hangzhou Xiongmai Technology ra một tuyên bố giải thích, các khách không đổi mật khẩu mặc định trên thiết bị đã dẫn tới việc hàng triệu máy quay phim kỹ thuật số và máy ảnh kết nối website bị hacker chiếm quyền điều khiển.
Vụ tấn công quy mô lớn nói trên đã làm nổi bật các lo ngại lâu nay trong giới bảo mật rằng, sự gia tăng số lượng thiết bị, đồ gia dụng và thậm chí cả xe hơi kết nối Internet có thể tiềm ẩn một cơn ác mộng về an ninh mạng. Các chuyên gia bảo mật cảnh báo, sự tiện lợi tăng thêm từ khả năng kiểm soát những thiết bị điện tử trong nhà, thông qua các trang web cũng đồng thời khiến chúng dễ bị tổn hại trước những yêu tố xâm nhập độc hại.
Theo các nhà nghiên cứu an ninh mạng Mỹ, một số hacker chưa rõ danh tính đã chiếm quyền kiểm soát các thiết bị, bao gồm cả những sản phẩm điện tử của công ty Xiongmai hôm 21/10 và chỉ huy chúng tiến hành tấn công ồ ạt, chặt đứt đường kết nối tới hàng loạt website, kể cả Amazon, Spotify, Twitter và Netflix. Cuộc tấn công "từ chối dịch vụ" (DDOS) này nhắm vào các máy chủ do Dyn Inc., một công ty Internet ở Manchester, New Hampshire, Anh quản lý.
" alt=""/>Bị hacker dội bom, công ty TQ vội thu hồi hàng triệu sản phẩm ở Mỹ