Lao động kỹ thuật có tay nghề là lực lượng TPHCM thiếu nhiều nhất (Ảnh minh họa: Sơn Nguyễn).
Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM, việc biến động lao động trong các doanh nghiệp tại TPHCM là rất lớn, nhất là các doanh nghiệp tư nhân. Ước tính cứ bình quân doanh nghiệp tuyển mới 3 lao động thì có 2 lao động đang làm việc trước đó di chuyển đến nơi khác.
TPHCM cũng là nơi tập trung rất đông cơ sở đào tạo đại học, giáo dục nghề nghiệp, hầu hết thanh niên đến thành phố học tập đều ở lại nơi đây tìm kiếm việc làm. Hằng năm, TPHCM cần bố trí việc làm cho hơn 300.000 người, trong đó gần 100.000 người là sinh viên, học sinh tốt nghiệp đại học và trên 200.000 tốt nghiệp các chương trình giáo dục nghề nghiệp.
Theo ông Trần Anh Tuấn, với nguồn cung nhân lực lớn và tỷ lệ biến động cao, sự cân đối giữa nguồn cung và nhu cầu là nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả tận dụng nguồn lực lao động.
Ông Tuấn cho biết: "Dù thành phố đã có nhiều nỗ lực trong việc khảo sát, thông tin và định hướng phát triển các ngành nghề cho cân đối nhưng thực tế cho thấy hiện vẫn còn nhiều nút thắt khiến ngành nhân lực mất cân đối. Trong đó có 2 nghịch lý lớn nhất là tình trạng mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề và trình độ nghề".
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM (Ảnh: Tùng Nguyên).
Thứ nhất là mất cân đối trong cơ cấu trình độ nghề diễn ra khá phức tạp. Khảo sát cho thấy nhu cầu lao động trình độ đại học tại TPHCM hằng năm là 18-22%, trong khi trình độ cao đẳng và trung cấp là hơn 50% nhưng cơ cấu nguồn cung lại khác hẳn.
Tuy nhiên, trong tổng số người có nhu cầu tìm việc thì hơn 60% là có trình độ đại học trở lên. Trong nhóm lao động trình độ đại học tìm việc có hơn 70% là sinh viên, học sinh các tỉnh thành phố khác đến học tập, tốt nghiệp và có nhu cầu ở lại thành phố làm việc.
Thứ hai là dù thành phố đang rất thừa lao động nhưng lại thiếu nhân lực có trình độ cao cho những ngành nghề nằm trong định hướng phát triển. Đó là nhân lực cho 4 ngành công nghiệp chủ lực và 9 ngành dịch vụ trọng yếu, đặc biệt là trong các ngành kỹ thuật, quản lý sản xuất, quản lý kinh doanh.
Thống kê nhu cầu tuyển dụng theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của Trung tâm dịch vụ việc làm TPHCM trong tháng 10 cũng cho thấy, nhu cầu tuyển dụng công nhân kỹ thuật không bằng cấp của doanh nghiệp thành phố rất lớn, chiếm hơn 34% tổng nhu cầu lao động toàn thị trường.
Nhu cầu lao động trình độ đại học trong tháng 10 rất thấp, chỉ đạt gần 8% tổng nhu cầu lao động. Số còn lại là nhu cầu lao động có trình độ nghề (cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, chứng chỉ nghề).
Về cơ cấu ngành nghề, có những ngành cần hàng ngàn lao động nhưng nguồn cung rất ít. Có những ngành doanh nghiệp không cần lao động lại có rất nhiều nhân lực trình độ cao đang tìm kiếm việc làm.
Nhu cầu tuyển dụng theo trình độ tại TPHCM trong tháng 10/2024 (Nguồn: Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM).
Theo ông Trần Anh Tuấn, công việc thống kê, dự báo thị trường; sau đó truyền thông và định hướng người lao động chọn ngành, chọn nghề, chọn trình độ nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của thành phố là rất quan trọng.
Ông nói: "Làm thế nào để tạo được nguồn nhân lực bảo đảm được các vị trí nòng cốt, ổn định trong doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm công tác chuyển giao công nghệ là điều mà TPHCM cần quan tâm".
" alt=""/>2 nghịch lý lớn của thị trường lao động TPHCMMinh họa dự án Phương Đông Green Park (Ảnh: IT).
Tại khu đất nói trên đã được chủ đầu tư xây dựng dự án có tên thương mại là Dự án Phương Đông Green Park. Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra, trong quá trình thi công, chủ đầu tư không chấp hành các quy định của pháp luật, thậm chí bán hàng trăm căn hộ trái phép.
Công ty TNHH MTV Đầu tư Phương Đông triển khai thi công dự án khi chưa được UBND TP Hà Nội giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.
Công ty này bán 11 căn nhà liền kề, 110 căn hộ chung cư trước khi được Sở Xây dựng Hà Nội cấp giấy phép xây dựng và thông báo đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai; bán 312 căn hộ cho thuê ngắn hạn theo hình thức sở hữu lâu dài là không đúng với chủ trương đầu tư Dự án được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định 5724/ 2018, không đúng với mục đích sử dụng đất được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định 4040/2019.
Với những khuyết điểm, vi phạm nêu trên, Thanh tra Chính phủ kết luận, trách nhiệm chính thuộc về Công ty TNHH MTV Đầu tư Phương Đông, Tổng Công ty Xây dựng nông nghiệp Việt Nam - CTCP, còn có trách nhiệm của UBND quận Hoàng Mai, Sở Xây dựng Hà Nội.
Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị Bộ Công an tiếp nhận thông tin, tài liệu để xem xét, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với các sai phạm đã được chỉ ra tại dự án này.
Hé lộ lai lịch Công ty TNHH MTV Đầu tư Phương Đông
Thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về thành lập doanh nghiệp, Công ty TNHH MTV Đầu tư Phương Đông thành lập vào tháng ngày 7/1/2016 với vốn điều lệ 100 tỷ đồng, 100% là tiền mặt.
Chủ sở hữu là Tổng Công ty Xây dựng nông nghiệp Việt Nam - CTCP (Vinaco). Tại thời điểm thành lập, Chủ tịch công ty kiêm giám đốc, người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Chí Công (sinh năm 1978). Ông Công cũng là người được ủy quyền đại diện của đơn vị góp vốn.
Thông tin về việc thành lập Công ty TNHH MTV Đầu tư Phương Đông (Ảnh: ĐKKD).
Đến tháng 1/2018, các vị trí của ông Công được chuyển sang cho ông Nguyễn Anh Tuấn (sinh năm 1981). Thông tin kê khai thuế tại thời điểm này cho biết tổng số lao động của doanh nghiệp là 15 người.
Thông tin về Công ty TNHH MTV Đầu tư Phương Đông (Nguồn: ĐKKD).
Tháng 12/2019, công ty này tăng vốn lên 340 tỷ đồng. Mức vốn này không thay đổi cho tới hiện tại. Người ủy quyền đại diện phần vốn góp là ông Lê Anh Tuấn.
Ông Lê Anh Tuấn là Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của Tổng Công ty Xây dựng nông nghiệp Việt Nam - CTCP từ tháng 5/2018 đến tháng 3/2024. Sau đó, vị trí người đại diện pháp luật được chuyển sang cho ông Nguyễn Hữu Tùng - Chủ tịch HĐQT (sinh năm 1992). Tháng 5 vừa qua, vị trí Tổng giám đốc được chuyển sang cho ông Trương Văn Quang.
Về ông Nguyễn Anh Tuấn, ông này hiện là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phương Đông. Doanh nghiệp này tự giới thiệu được thành lập vào năm 2011, hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, bất động sản, xuất nhập khẩu và dịch vụ thương mại.
Công ty này có 4 đơn vị thành viên gồm: Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Nam Hà Nội (vốn điều lệ 350 tỷ đồng), Công ty TNHH MTV Đầu tư Phương Đông (vốn điều lệ 340 tỷ đồng), Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Phương Đông (vốn điều lệ 45 tỷ đồng), Công ty TNHH Kinh doanh thương mại đầu tư H&T (vốn điều lệ 20 tỷ đồng).
Một số dự án do công ty này phát triển gồm Phương Đông Green Park (TP Hà Nội), Trung tâm bán, giới thiệu sản phẩm văn phòng làm việc và nhà ở Linh Đàm, Khu dân cư phương Phước Thới (TP Cần Thơ), Dự án Bình Hòa A (TP Cần Thơ), Khu đô thị mới phía nam quốc lộ 91 (TP Cần Thơ).
Thông tin tự giới thiệu cho thấy năm 2019, doanh thu của Phương Đông Group vào khoảng 900 tỷ đồng còn tổng tài sản cỡ 1.100 tỷ đồng.
Thông tin tài chính của Phương Đông Group (Nguồn: Phương Đông Group).
Ông Nguyễn Anh Tuấn là người đại diện pháp luật của Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Nam Hà Nội. Công ty này từng do ông Nguyễn Chí Công làm người đại diện pháp luật kiêm giám đốc vào năm 2015. Thời điểm này, ông Công góp 5 tỷ đồng, tương đương với 10% vốn điều lệ. Bà Nông Hải Vân góp 40 tỷ đồng (80% vốn điều lệ), ông Lê Vũ Dũng góp 5 tỷ đồng (10% vốn điều lệ).
Cơ cấu cổ đông góp vốn tại thời điểm năm 2025 của Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Nam Hà Nội (Ảnh: DKKD).
Sau nhiều lần thay đổi đăng ký kinh doanh, tại tháng 10/2020, ông Nguyễn Anh Tuấn góp 35 tỷ đồng (10% vốn điều lệ), bà Nông Hải Vân góp 262,5 tỷ đồng (75% vốn điều lệ), ông Nguyễn Trọng Hiếu góp 35 tỷ đồng (10% vốn điều lệ), bà Nông Thị Thu Thủy góp 17,5 tỷ đồng). Ông Nguyễn Anh Tuấn là Chủ tịch HĐTV.
" alt=""/>Hé lộ về chủ đầu tư Phương Đông Green Park được thanh tra nhắc đến"Cùng một căn chung cư chưa bán được nhưng mức giá chủ nhà đưa ra càng cao hơn trước đó. Ví dụ một căn nhà có diện tích 68m2 tại Mỹ Đình (Nam Từ Liêm, Hà Nội) thời điểm tháng 9 được rao bán với giá khoảng 3,3 tỷ đồng. Vẫn căn nhà này, chủ nhà đang chào bán với giá 3,7 tỷ đồng", anh nói. Giữa lúc giá rao bán chung cư liên tục "nhảy múa", anh Ngữ đã tạm dừng kế hoạch mua nhà và chờ tới khi giá hạ nhiệt.
Hay như anh Trần Văn Cường (quê Bắc Giang) cho biết, 2 tháng nay gia đình anh đã đi xem nhà tại nhiều dự án chung cư trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, anh Cường ngã ngửa vì mức giá rao bán chung cư được chủ nhà đưa ra ngày càng cao và nhanh.
Một số người dừng kế hoạch mua nhà vì giá rao bán tăng nhanh (Ảnh minh họa: Trần Kháng).
Cách đây 10 ngày, anh Cường được chủ một căn chung cư tại quận Hoàng Mai (TP Hà Nội) có diện tích 72m2, thiết kế 2 phòng ngủ báo giá 4,3 tỷ đồng, tương đương 60 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, mới đây cũng căn chung cư này chủ nhà báo anh Cường giá đã tăng lên 4,7 tỷ đồng.
"Giá chung cư tăng nhanh khiến tôi băn khoăn không biết nên mua ngay hay chờ bình ổn. Nếu tôi mua luôn có thể giá lại quay đầu giảm, vì đã tăng cao trước đó. Còn nếu không mua, tôi e ngại giá chung cư tiếp tục tăng", anh nói.
Theo dữ liệu của một đơn vị nghiên cứu thị trường, giá bán bình quân của chung cư trên phạm vi toàn quốc vào thời điểm quý I/2021 là 35 triệu đồng/m2. Đến quý III/2024, giá bán đã tăng lên 51 triệu đồng/m2. Như vậy trong 4 năm, giá chung cư đã tăng 45%, tức mỗi năm tăng hơn 10%.
Vì đâu giá chung cư "sốt"?
Chuyên gia bất động sản Nguyễn Quốc Anh cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến câu chuyện tăng giá nóng sốt của phân khúc chung cư.
Thứ nhất, thị trường bất động sản có tính chất chu kỳ. Cụ thể, giá chung cư tăng do bản chất thị trường đang trong giai đoạn phục hồi. Trước đó vào giữa năm 2024, đơn vị này từng dự báo về sự phục hồi của từng loại hình bất động sản, trong đó loại hình phục hồi đầu tiên sẽ là sản phẩm mang tính chất ở thực.
Sau khi trải qua giai đoạn khó khăn, tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường bất động sản rất yếu. Điều sợ nhất khi đầu tư không phải là việc bất động sản giảm giá mà là sợ sản phẩm không có thanh khoản. Do đó, hiện nhà đầu tư tìm đến các loại hình có pháp lý chắc chắn, mang tính chất dòng tiền, ít nhất có thể cho thuê như chung cư.
Nguyên nhân thứ hai là nguồn cung chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, trong khi lực cầu là rất lớn. Đơn cử như ở Hà Nội, mỗi năm cần thêm khoảng 100.000-170.000 căn hộ mới, trong khi nguồn cung từ đầu năm mới đáp ứng khoảng 30.000 căn, năm 2023 khoảng 10.000 căn.
Đồng thời, sức tụ dân của các đô thị là rất lớn. Một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc,... mặc dù đã có hệ thống giao thông tốt, thuận tiện di chuyển đến tất cả các tỉnh thành, song người dân vẫn chủ yếu sinh sống và làm việc ở các thành phố lớn. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc mua nhà ở các đô thị lớn chưa bao giờ là dễ dàng. Càng ngày, người dân càng tập trung nhiều, mặt bằng giá rất khó giảm.
Bên cạnh đó, sản phẩm bất động sản ngày càng tập trung nhiều ở các phân khúc giá cao. Minh chứng là đầu năm 2020, phân khúc cao cấp trở lên (giá trên 55 triệu đồng/m2) chỉ chiếm khoảng 6% tổng cung. Đến quý III năm nay, các sản phẩm này đã chiếm khoảng 60%.
Theo vị chuyên gia, trong bối cảnh lượng cung trên thị trường ít, chủ đầu tư sau khi gỡ được pháp lý và ra hàng thì chủ yếu tập trung vào phân khúc từ trung cấp trở lên (giá trên 35 triệu đồng/m2).
"Phải trải qua khoảng thời gian rất lâu mới ra được dự án, trong khi giá đất vẫn tăng hàng ngày, việc chủ đầu tư quyết định ra hàng chung cư với mức giá từ trung cấp trở lên cũng là theo logic", ông Quốc Anh nói.
Một khu chung cư tại Hà Nội (Ảnh: Dương Tâm).
Nguyên nhân thứ ba là yếu tố tâm lý thị trường. Cụ thể, thời điểm giá chung cư tăng chưa nhiều, người dân có xu hướng chờ giảm giá. Nhưng khi thấy giá tăng khoảng 10 - 20%, tất cả mọi người đều đổ vào mua vì sợ giá sẽ tiếp tục tăng nữa. Việc này bồi thêm một đòn tâm lý khiến cho thị trường lại dội lên.
"Thực tế, thị trường đã nóng rất mạnh trong khoảng một năm vừa qua. Như vậy, nguyên nhân còn xuất phát từ việc tâm lý của người dân khá sốt ruột sau thời gian đợi chờ giá chung cư xuống", ông Quốc Anh kết luận.
Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) - đánh giá giai đoạn vừa qua giá chung cư tăng bất thường, đặc biệt tại Hà Nội. Hiện tượng này chắc chắn có sự tác động từ nhóm lợi ích trong khi bối cảnh kinh tế, thị trường cũng như thu nhập của người dân chưa hồi phục.
"Giá nhà tăng cao, nhưng giao dịch lại không xuất hiện, đây có thể là chiêu trò nào đó của một nhóm đầu tư có mục đích không trong sáng", ông Đính thẳng thắn nói.
Theo ông, những nhóm lợi ích này thực hiện được các chiêu trò thổi giá xuất phát từ thực tế nguồn cung căn hộ chung cư đang có vấn đề. Trong vài năm gần đây, thị trường không có dự án mới được phê duyệt cấp phép đầu tư. Các dự án trên thị trường chủ yếu là dự án cũ và được mua đi bán lại. Nguồn cung vừa thiếu vừa kém chất lượng, cung cho người dân, người thu nhập thấp rất ít, cấu trúc sản phẩm không phù hợp.
Bên cạnh đó, phần lớn nguồn cung mới tiếp tục được hoàn thiện ở mức tiêu chuẩn cao với chi phí đầu tư, chi phí đất đai tăng cao, các chủ đầu tư cũng kỳ vọng lợi nhuận cao hơn trước. Do đó, mặt bằng giá chung cư sơ cấp rất khó giảm. Giá chung cư ở thị trường sơ cấp tăng cao đã kéo theo giá tại thị trường thứ cấp cũng tăng đột biến.
Hiện nay, tâm lý của người mua nhà đã dần trùng xuống khi giá chung cư liên tục tăng cao từ đầu năm tới nay.
Giao dịch chung cư chững lại nhưng được dự báo khó giảm trong ngắn hạn (Ảnh: Trần Kháng).
Ông Phạm Đức Toản - Tổng giám đốc EZ Property - cho rằng, thời gian qua giá căn hộ chung cư chỉ nóng cục bộ tại Hà Nội do chênh lệch giữa cung và cầu. Đến nay, giá chung cư Hà Nội đã vượt đỉnh.
"Tôi có một nhóm bạn đều là những người có thu nhập cao nhưng nhìn vào giá chung cư hiện tại họ đều cho rằng quá cao, không tương xứng với giá trị và rất khó tiếp cận", ông nói.
Giá chung cư quá cao nên nhiều người tạm dừng kế hoạch mua nhà cho rằng mức giá không tương xứng. Do đó, thanh khoản chung cư thời gian qua rất ít. Ông Toản dự đoán, từ nay tới cuối năm giá chung cư sẽ khó tăng tiếp. Tuy nhiên, cũng sẽ rất khó để giá chung cư giảm, trừ trường hợp những người cần tiền giảm giá để bán nhanh.
Nguyễn Văn Đính nêu, để giảm giá nhà chung cư ở Hà Nội cần nỗ lực đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng nhà ở xã hội. Chủ động điều tiết nguồn cung bằng cách sử dụng hiệu quả công cụ lập, điều chỉnh quy hoạch, bố trí thêm quỹ đất sạch giúp các nhà đầu tư triển khai dự án nhà ở xã hội ngay khi lập quy hoạch.
Về lâu dài để ổn định giá nhà chung cư nói riêng và các sản phẩm nhà ở nói chung cần phải có sự tham gia quyết liệt từ phía Nhà nước. Trong đó, cần tiếp tục thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông, rút ngắn thời gian di chuyển từ khu vực vệ tinh tới trung tâm thành phố, nguồn cung đến từ khu vực vùng ven sẽ kéo giảm giá nhà.
" alt=""/>Giao dịch chững nhưng giá rao bán chung cư Hà Nội vẫn tăng như "lên đồng"