, chúng tôi được anh xe ôm giới thiệu ‘ngày xưa gần như cả làng này nghiện’. Có thể anh hơi nói quá một chút nhưng cách đây gần 30 năm, khi quan hệ biên giới trở lại bình thường, đi cùng với việc làm ăn, buôn bán phát triển thì ma tuý cũng len lỏi vào từng gia đình, thôn bản ở Tân Thanh và các xã xung quanh.</p><p>Trong số nhiều câu chuyện cai nghiện thành công ở Tân Thanh, không ai là không biết đến trường hợp của anh Hoàng Văn Địa - trước đây từng là một tay đầu gấu sừng sỏ ở vùng đất biên giới nhưng từ khi hoàn lương đã trở thành lãnh đạo xã 13 năm nay.</p><table class=)
 |
Đường vào thôn Nà Han, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn |
Sau khi làm Phó chủ tịch, Chủ tịch UBND, sau đó là Bí thư Đảng uỷ xã Tân Thanh trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016, hiện tại ông Hoàng Văn Địa đang là Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng.
Khi được hỏi chuyện, vị chủ tịch xã không ngần ngại chia sẻ về quá khứ lầm lỡ của mình.
Đầu những năm 90, khi Tân Thanh nhộn nhịp với hoạt động giao thương giữa 2 nước, vốn nhanh nhẹn, thức thời, ông Địa mở bãi trông xe. Bãi trông xe của ông đứng ra tổ chức cho xe tập kết và vận chuyển bốc xếp hàng hoá cho dân buôn. Hàng trăm chiếc xe ra vào mỗi ngày đều phải chi một khoản tiền cho ông. Không chỉ thế, Địa còn hoạt động như một tay ‘cai cửu vạn’, thu tiền của đám cửu vạn bốc vác thuê.
Bỗng dưng ngồi trên đống tiền, Địa sa ngã vào ma tuý.
Nhưng cuộc vui chẳng kéo dài được lâu. Khi chính quyền bắt đầu mạnh tay hơn, dẹp nạn đầu gấu và giải thể bãi xe của Địa, ông mất hết thu nhập, phải quay về với vợ con. Ma tuý ngốn hết của ông số tiền tích cóp được trong suốt quãng thời gian làm ‘cai’.
Hết tiền, lại nghĩ thương vợ con vất vả, ông quyết tâm cai nghiện tại nhà. ‘5 năm nghiện, còn đã đến mức độ chích chứ không phải chỉ hút, nên quãng thời gian cai quả thực là vô cùng khó khăn. Những cơn đói thuốc hành hạ mình, nhiều khi tưởng chừng có thể phát điên. Nhưng quyết tâm là ở bản thân mình. Cũng có lần sau 1 tháng dừng hút chích, tôi lại tái nghiện, rồi sau đó lại tiếp tục cai’.
 |
Ông Hoàng Văn Địa hiện là Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn |
‘Sau khi cai được, tôi ở nhà đi chăn trâu, tham gia lao động sản xuất. Cùng lúc đó, tôi được chính quyền thôn, xã vận động để trở thành đồng đẳng viên với các con nghiện ở địa phương. Từng là một con nghiện nặng, tôi hiểu được cảm giác của họ, những khó khăn mà họ phải trải qua’.
‘Nhìn thấy mình từng là một con nghiện và đã cai thành công, người ta cũng cảm thấy tin tưởng hơn, rằng họ cũng có thể cai thành công được như mình’.
Được ghi nhận về sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng, ông được bầu làm công an viên ở thôn, rồi sau đó bà con tin tưởng bầu ông làm trưởng thôn. Tiếp đó, ông chính thức được kết nạp vào Đảng. Đến năm 2004, ông trúng tuyển vào Hội đồng nhân dân xã với số phiếu tín nhiệm cao.
Đến năm 2006, ông trúng cử Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thanh. Sau khi ông Chủ tịch UBND xã mất đột ngột, ông Địa được bầu bổ sung và trúng luôn chức Chủ tịch. Năm 2011, ông được tái trúng cử chức Chủ tịch xã nhiệm kỳ 2. Đến năm 2016, ông được bầu làm Bí thư Đảng uỷ xã, sau đó được điều chuyển sang làm Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ cho đến nay.
 |
Ông Hoàng Văn Địa (áo trắng) được bầu làm chủ tịch xã hơn chục năm nay. |
Chia sẻ về tình trạng nghiện ma tuý ở địa phương, ông Địa cho biết, hiện nay xã Tân Mỹ đang có số người nghiện ma tuý cao nhất huyện Văn Lãng - khoảng 70 người. Đó là số người công khai, còn một bộ phận không công khai chưa thể thống kê được.
Ở xã Tân Thanh, ông Hoàng Văn Quyến - Chủ tịch UBND xã cũng cho biết, số con nghiện thống kê được hiện nay còn khoảng 50 người. Riêng thôn Nà Han, số người nghiện còn khoảng 13-14 người.
Mặc dù vậy, đây vẫn là con số đã giảm rất nhiều so với cách đây 5-7 năm.
‘Trước năm 2016, chúng tôi vẫn thực hiện tuyên truyền, vận động người dân đi cai nghiện. Từ năm 2016, chúng tôi có những biện pháp quan tâm sát sao hơn tới các gia đình có người nghiện. Ví dụ như nhờ chủ trương của Nhà nước, người nghiện được đi uống Methadone, giúp người nghiện giảm dần liều lượng. Cũng có những người cai thành công nhờ Methadone, nhưng cũng có người chưa dứt được hẳn. Với những người vẫn còn chất ma tuý trong người, chúng tôi vận động họ đến các trung tâm cai nghiện thay vì cai tại nhà’ - ông Quyến cho hay.
Vị chủ tịch xã này cũng cho biết, Tân Thanh bắt đầu xuất hiện người nghiện từ những năm 1995-1996, từ đó kéo theo nhiều tệ nạn khác. Nhưng tín hiệu đáng mừng hiện tại là không có con nghiện mới và tệ nạn trộm cắp gần như không còn.
‘Điều quan trọng nhất là nhận thức của người dân được nâng lên nhờ công tác tuyên truyền, quan tâm hỗ trợ của nhiều cơ quan, đơn vị. Tôi cho rằng, cách thức hiệu quả nhất vẫn là làm cho người nghiện thấy họ được quan tâm, không bị xa lánh và luôn nhận được sự đồng cảm, giúp đỡ khi cần’.
 |
Ông Hoàng Văn Làng - trưởng thôn Nà Han cho biết, hiện trong thôn vẫn còn khoảng hơn chục người nghiện. |
Ông Hoàng Văn Làng – trưởng thôn Nà Han tâm sự: ‘Thời kỳ cửa khẩu giao thương, thanh niên đi bốc vác kiếm được tiền triệu mỗi ngày, trong khi một gói thuốc phiện chỉ có giá 10-15 nghìn.
Sau này, nhiều gia đình có 1, 2 đứa con nghiện, ngày nào cũng dắt con đi uống thuốc. Từ năm 2015 đến nay, thôn này có khoảng 18 người đã cai nghiện thành công. Một số người đang vừa cai nghiện vừa làm kinh tế, cũng rất khá’.
Điển hình là trường hợp của anh Hoàng Văn Chính – người tự nhận là mỗi tháng vẫn còn đi uống Methadone một lần. Hiện hai vợ chồng anh đang trồng cây thông và cây keo trên 3 quả đồi, mỗi loại mấy vạn cây.
Ngoài ra, gia đình anh còn có nguồn thu nhâp từ cây hồi, mỗi năm được thu hoạch 2-3 mùa. Đàn bò của anh thỉnh thoảng lại được bán và sinh sản thêm để lúc nào cũng duy trì 8-9 con. Những lúc rảnh rỗi, anh vẫn tranh thủ đi bốc hàng để kiếm thêm thu nhập. Anh Chính tâm sự, anh cũng đã từng đi cai nghiện ở Hưng Yên, Hải Phòng, rồi sau đó lại tái nghiện. Hiện tại, anh đang cố gắng để dứt hẳn cơn, không phải dùng thuốc nữa.
Chia sẻ kinh nghiệm của mình, vị Chủ tịch xã Hoàng Văn Địa nói: ‘Cai thành công hay không là phụ thuộc vào quyết tâm của mình. Muốn cai thành công, hãy tự hỏi xem tại sao mình lại nghiện, rồi tìm ra động lực từ đó’.

Tình yêu hồi sinh gã nghiện từng ngủ với 2 ngàn phụ nữ
Từng nghiện rượu, ma tuý và ngủ với khoảng 2.000 phụ nữ trong gần 30 năm, người đàn ông 42 tuổi đang làm một bộ phim về cuộc đời mình.
" alt=""/>Bước ngoặt của chủ tịch xã từng là con nghiện, đầu gấu sừng sỏ

 |
Chị Liên chọn cách sống tích cực và lạc quan cho mình, cho người thân và cho cộng đồng. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Vượt lên số phận, chị Ngô Thị Liên - một người phụ nữ nhiễm HIV ở xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã không chỉ sống tốt cho riêng mình mà còn là tấm gương nghị lực, hỗ trợ và truyền cảm hứng cho cộng đồng người nhiễm HIV trên cả nước.
Sinh ra và lớn lên trong cùng một huyện, chị Liên quen chồng từ ngày chị học cấp 3, còn anh đang học một trường trung cấp gần nhà chị.
Tốt nghiệp cấp 3, thi trượt đại học, chị quyết định lấy chồng ngay sau đó vì thấy anh hiền lành, thật thà.
‘Cho đến bây giờ anh vẫn là một người hiền lành, chưa một lần đánh đập vợ con’, chị nói.
Cưới nhau xong chị mới biết anh là một con nghiện từ khi học phổ thông.
Năm sau đó, anh chị sinh được một bé gái xinh xắn. Ai ngờ, khi con gái mới được 9 tháng tuổi, chị nhận được tin dữ: chị dương tính với HIV.
Nhưng chị không phải là người đầu tiên biết tin này. Trong một lần đau bụng, chị được chị chồng đưa đi khám ở bệnh viện tỉnh. Các bác sĩ chỉ nói chị bị viêm gan B và từ nay không được cho con bú nữa.
Khi về nhà, chị chồng bế con gái chị đi và nói chị không nên gần con vì bệnh viêm gan B sẽ lây. Chị chồng cũng nói sẽ nuôi đứa bé. Dĩ nhiên, chị không chấp nhận việc đó. Đến khi chị phản đối gay gắt, gia đình chồng mới nói thật là chị đã nhiễm HIV.
Ngay lập tức, chị yêu cầu chồng mình cũng phải đi xét nghiệm. Kết quả không nằm ngoài dự tính, chồng chị cũng dương tính với HIV.
‘Đó là giai đoạn cực kỳ khó khăn với tôi. Tôi đã từng tìm đến thuốc trừ sâu để tự tử, nhưng ông trời không cho chết. Sau này, tôi đã nghĩ rằng nếu cái chết không chào đón mình thì mình sẽ sống thật kiên cường’, chị nói.
Khi con gái đủ 18 tháng, chị đưa con đi xét nghiệm. May mắn, cháu không bị mắc căn bệnh thế kỷ. Nhưng sự kỳ thị và xa lánh sau đó của cộng đồng với gia đình chị là không thể tránh khỏi.
Chị quyết định công khai mình bị nhiễm HIV với cộng đồng. ‘Ban đầu, mình công khai chỉ vì muốn gia đình mình chấp nhận mình, yêu thương mình, để con cho mình nuôi. Mình cũng đã nghĩ đến nhiều phương án nhưng tốt nhất vẫn là nói thẳng để lấy lại sự công bằng. Mình cũng không muốn khi con mình lớn lên, sẽ hiểu sai việc tại sao mẹ nó không nuôi nó’.
‘Ngày cháu đi học mẫu giáo, nhà trường yêu cầu tôi phải trình giấy tờ y tế chứng minh cháu không bị nhiễm mới cho học. Sau này tôi mới biết, làm như thế là sai luật, nhưng lúc đó tôi không có kiến thức để nói lại, mà chỉ ra sức thuyết phục’.
‘Sau này, khi con đi học, thỉnh thoảng con cũng về kể với mẹ là các bạn không chơi với con. Con bị các bạn kỳ thị vì có bố mẹ thế này thế kia’.
Thậm chí, giai đoạn đầu khi phát hiện bệnh, đến bố mẹ đẻ chị cũng sợ hãi căn bệnh này. ‘Mẹ mình nghĩ rằng đã mắc bệnh này rồi thì chắc ngày mai có thể chết luôn. Bà chỉ hi vọng mình sống thêm được 1 năm nữa. Có bao nhiêu của ngon vật lạ, bà mang cho con gái ăn hết’.
Thương con, nhưng cũng chính vì không hiểu rõ về căn bệnh nên chị rất khó nói chuyện với bố mẹ. Chỉ mãi sau này, khi thấy chị vẫn lạc quan, vừa sống tốt vừa làm công tác xã hội giỏi, bố mẹ chị mới hiểu ra. Thậm chí ông bà còn tự hào khi thấy con gái được khen thưởng, tuyên dương nhờ làm các công tác từ thiện, giúp đỡ cộng đồng.
Nhớ lại thời điểm quyết định công khai căn bệnh, chị cho biết, đó là cả một quá trình đấu tranh tư tưởng. Ở một huyện nhỏ như nơi chị sống, việc công khai mình nhiễm HIV sẽ buộc chị phải chấp nhận và đối mặt với nhiều thứ.
Khi được hỏi tại sao chị muốn công khai căn bệnh, trong khi nếu giấu nó đi, chị vẫn có thể sống bình thường như bao người khác, chị nói: ‘Mình không chấp nhận việc bỗng nhiên lại phải chịu số phận như vậy. Mình không chấp nhận việc người ta nhìn những người nhiễm HIV như một thứ gì đó xấu xa. Nó chỉ là một căn bệnh như những căn bệnh khác’.
 |
Chị Liên làm kinh tế tốt từ việc bán hàng, làm trang trại gà. |
Từ ngày công khai mình mắc bệnh, chị lại càng có quyết tâm, động lực để sống tốt hơn, làm kinh tế tốt hơn, nuôi con tốt hơn để chứng minh cho mọi người thấy rằng HIV chỉ là một căn bệnh.
Nhưng sau khi công khai, chị cũng phải mất một thời gian dài để lấy được niềm tin từ cộng đồng. Trước đó, chị đi chạy chợ tận Phú Thọ. Ngày nào cũng như ngày nào, cứ 2 giờ sáng chị đi xe máy từ Yên Bái về Phú Thọ lấy hàng rồi bán ở chợ gần đó luôn. ‘Buôn bán ở gần rất khó, nên mình phải tìm cách buôn bán ở thật xa, để không ai biết đến mình’ - chị chia sẻ.
Nhưng dần dần, với tính cách nhiệt tình, lối sống lạc quan, cởi mở với tất cả mọi người, chị được hàng xóm láng giềng yêu quý. ‘Sau một thời gian thấy mình sống tốt, sống khoẻ mạnh, kinh tế gia đình tốt, mọi người tự cảm nhận và mở lòng với mình. Bây giờ mọi người rất quý và tốt với mình’.
Đến năm 2016, chị nghỉ chạy chợ ở Phú Thọ. Năm 2017, chị về chợ huyện bán hàng thờ cúng, vàng mã. Cho đến bây giờ, chị cảm thấy mọi người đối xử với chị gần như một người bình thường. Sức khoẻ chị ổn định, sống vui, khoẻ. Chị khoe chị đang là chủ nhiệm một câu lạc bộ bóng chuyền: ‘Cứ 5 giờ chiều là mình lại tranh thủ đi đánh bóng chuyền’.
Một ngày của chị bắt đầu từ 5 giờ sáng. Ngoài ngày 2 buổi bán hàng ở chợ, chị còn chăn nuôi một trang trại gà để kiếm thêm thu nhập. Gần như tháng nào chị cũng lên Hà Nội và thường xuyên đi thực tế các tỉnh miền núi, vì hiện chị đang là Trưởng ban điều phối Mạng lưới quốc gia Hoa hướng dương Việt Nam - một cộng đồng những người nhiễm HIV gồm 2.000 thành viên ở 7 tỉnh miền núi phía Bắc.
Chị nói, cuộc sống của chị có 2 công việc chính: kinh doanh sản xuất để đảm bảo cuộc sống và hỗ trợ cộng đồng.
Niềm vui lớn nhất của chị hiện tại có lẽ là cô con gái duy nhất đang học cấp 3 học giỏi, ngoan ngoãn.
‘Bây giờ mình không chỉ sống cho riêng mình mà sống cho rất nhiều người: cho người chồng đã ly hôn nhưng vẫn chung một nhà, cho đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn, cho cả những người đang ở giai đoạn chật vật sống như mình ngày xưa’.
Mạng lưới Hoa hướng dương Việt Nam được thành lập từ năm 2004. Đây là một mạng lưới cộng đồng dành cho những người nhiễm HIV, nhận ngân sách hàng năm từ Uỷ ban Y tế Hà Lan - VN (MCNV) - một tổ chức phi chính phủ hoạt động ở Việt Nam từ năm 1968. Mạng lưới đang hoạt động ở 3 mảng: y tế, giáo dục và xã hội. Hiện nay, dự án đang hỗ trợ cho 2.000 phụ nữ và trẻ em nhiễm HIV tại 7 tỉnh phía Bắc Việt Nam gồm: Cao Bằng, Hà Giang, Điện Biên, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Nội và Quảng Ninh. Sứ mệnh của Hoa hướng dương Việt Nam là can thiệp để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho những người nhiễm HIV vượt qua khó khăn, tư vấn và hướng dẫn họ thực hiện liệu trình điều trị khoa học, đúng cách nhất để họ có thể sống khoẻ mạnh và tự lập. |
(Còn nữa)

Bước ngoặt của chủ tịch xã từng là con nghiện, đầu gấu sừng sỏ
Sau khi cai nghiện thành công, ông Hoàng Văn Địa trở về làm ăn lương thiện, giúp đỡ những con nghiện khác ở địa phương, rồi được bầu làm lãnh đạo xã suốt 13 năm qua.
" alt=""/>Lần quyên sinh bất thành thay đổi cuộc đời người phụ nữ nhiễm HIV
‘Loại ‘hoa độc không trái, gái độc không con’ như cô, thằng Trung chưa đuổi đi là may. Cô ghen tuông nỗi gì?’, bà Loan rít lên rồi nhổ toẹt bãi nước bọt ngay trước mặt Bích.Bích đưa mắt nhìn mẹ nhưng gương mặt cô bình thản, không tức giận, cũng chẳng thèm buồn. Buồn gì nữa khi đã 8 năm trôi qua, mẹ chồng cô chưa một lần nói với con dâu bằng giọng dễ chịu.
 |
Chồng ngoại tình, bà chủ căn biệt thự làm điều dại dột. |
Trong mắt bà, Trung – con trai mình là người đàn ông xuất chúng. Bà hy vọng vợ Trung cũng là một người giỏi giang, xinh đẹp.
Nhưng Bích không được như thế. Cô chỉ là một thợ cắt tóc, nhan sắc hạn chế, bố mẹ ở quê, kinh tế quanh năm trông vào mấy sào ruộng.
Vậy mà, gặp nhau 3 tháng, Trung nằng nặc đòi làm đám cưới với cô. Từ đó, cô mang tiếng bỏ ‘bùa mê thuốc lú’ nên mới lấy được chồng.
Miệng đời vốn đắng cay, Bích biết vậy nên thường cắn răng chịu đựng. Nhưng bây giờ, Trung đã phản bội lại niềm tin và sự nỗ lực của cô…
Từ 2 tháng trước, dưới ánh đèn điện, Bích thường xuyên phát hiện những hạt lấp lánh trên má của chồng. Loại hạt ấy cánh đàn ông thấy khó hiểu nhưng với tất cả những phụ nữ từng trang điểm thì nó không lạ.
Bích đã gào lên với chồng. Ban đầu Trung nói dối quanh co. Nhưng sau đó, anh chiến tranh lạnh với vợ, cả tuần liền không về căn biệt thự của hai vợ chồng, cũng không điện đóm.
Bà Loan như lên cơn cuồng nộ. Bà cho rằng, chính Bích đã khiến chồng chán ngán căn nhà, không muốn trở về. Bà lao vào Bích chửi rủa. Chửi chưa đủ, bà túm tóc Bích, dúi xuống đất.
Nàng dâu bị tấn công bất ngờ, loạng choạng bước chân nhưng vẫn quơ tay khiến mặt bà Loan túa máu.
Hôm đó, Trung được triệu tập về nhà ngay lập tức.
Nhìn mặt mẹ bị cào xước một đường dài. Trung chỉ thẳng mặt vợ, tuyên bố hết tình nghĩa.
Nói xong, Trung đưa mẹ đến bệnh viện. Bích lật đật chạy theo, nước mắt đã nhòe nhoẹt nhưng ra đến cửa, Bích bị chồng gạt chân, ngã dúi dụi, đau điếng.
Gần 1 tuần sau, Bích thấy mẹ chồng về nhà. Vết xước trên mặt đã mờ dần nhưng ánh mắt bà nhìn Bích vẫn đầy phẫn nộ.
‘Tôi sẽ cùng con trai và con dâu tương lai của tôi đi du lịch đến hết tháng. Lúc chúng tôi trở về, cô hãy ra khỏi căn nhà này’, bà gằn giọng, hai hàm răng nghiến chặt vào nhau.
Ngày hôm sau, khi tất cả đã đi khỏi, Bích lấy xe máy, phóng ra đường, nhưng càng đi, cô lại càng quay cuồng. Những hình ảnh Trung đang vui vẻ cùng người con gái khác, bên cạnh có mẹ vun vén cứ hiện ra trong trí tưởng tượng khiến tim Bích như vụn vỡ.
Cô đành quay lại căn biệt thự, nằm vật ra ghế salon mặc cho nước mắt chảy tràn. Khi tiếng tin nhắn điện thoại vang lên, cô mới giật mình.
Một đoạn video ghi cảnh cô gái trẻ đang ngả ngớn trong lòng Trung được gửi đến từ một nick chat lạ. Mặt Bích tím bầm.
Cô vứt chiếc điện thoại sang một bên và định rời khỏi ghế salon. Nhưng chuông báo tin nhắn lại tiếp tục đổ dồn. Lần này là những đoạn video ghi cảnh táo bạo hơn.
Bích không kiềm chế được nữa. Cô ném chiếc điện thoại vỡ tan. Tiếng vỡ điện thoại vừa dứt thì chuông cửa réo ầm ĩ.
Một gã đàn ông trong bộ đồ lao động xuất hiện trước cổng. Bích đang giận run người nên mặc kệ. Nhưng gã thợ không rời đi mà kiên nhẫn đứng chờ.
Khoảng 10 phút sau, Bích tiến về phía cửa, trên người cô lúc này là chiếc váy lụa mỏng, đủ sexy để khiến tất cả những gã đàn ông nhìn thấy phải tò mò…
Thế là, chiều hôm đó, gã thợ vốn được gọi đến để sửa điều hòa đã không làm tròn trách nhiệm của một người thợ. Nhưng anh ta lại được Bích trao cho một tệp tiền.
‘Cầm lấy rồi đi nhé. Nhớ đừng tiết lộ với ai’, Bích nói.
Nhìn số tiền bằng cả tháng vất vả, người thợ có phần giật mình. Nhưng rất nhanh sau đó, anh ta lấy lại bình tĩnh, đặt xấp tiền lên mặt bàn rồi rút điếu thuốc ngồi hút.
Bích nhìn hành động của gã thợ, trong lòng thấy bất an. Cô rút thêm mấy tờ tiền nữa, nhét vào túi áo anh ta rồi cứng giọng: ‘Thôi đi đi, đừng giở trò, chồng chị về bây giờ là cháo không có mà ăn đâu’.
Gã thợ cười nhạt, ném điếu thuốc vào trong chiếc gạt tàn rồi phủi mông đứng dậy. Nhưng gã không đi vội.
Gã quay lại phía Bích: ‘Bà chị phũ với em quá, nhưng em lại thích người như thế. Em sẽ quay lại sớm thôi’. Nói xong, gã cười đầy hàm ý rồi bước ra khỏi cổng.
Đêm đó, Bích không ngủ được. Trong đầu Bích nghĩ đến gã thợ lúc chiều rồi lại nghĩ về chồng. Tự nhiên, Bích thấy mình thua thiệt. Chỉ vì một lần lên giường cùng người đàn ông lạ, Bích có thể sẽ phải trả giá rất đắt nếu gã đó quay lại.
Nhưng chồng Bích thì khác. Anh ta ngoại tình mà Bích lại chỉ biết ngồi một chỗ để buồn…

Lấy người hơn 37 tuổi, cô dâu tá hỏa trước yêu cầu quái đản của chồng
Bất chấp khuyên can của mọi người, tôi lấy người hơn 37 tuổi. Đến khi chung sống, tôi tá hỏa trước những yêu cầu quái đản của anh.
" alt=""/>Chồng ngoại tình, bà chủ căn biệt thự làm điều dại dột