Theo SCMP, tuần trước một quan chức Trung Quốc đã nêu ra một câu hỏi rất đáng đáng suy ngẫm đối với các đồng nghiệp của mình: “Khi Trung Quốc đang trỗi dậy, tại sao chúng ta không thể kết thêm bạn, và vì sao lời nói của chúng ta lại không được lắng nghe?”. Câu hỏi này lại càng có sức nặng trong bối cảnh thương chiến Mỹ-Trung đang ngày càng căng thẳng, khi các quan chức Trung Quốc đang nỗ lực giành được sự ủng hộ từ dư luận trong nước và quốc tế.Và câu hỏi trên càng được chú ý và bàn luận nhiều hơn trong diễn đàn Đối thoại Shangri-La được tổ chức tại Singapore hồi đầu tháng, khi các quan chức Trung Quốc phải đối mặt với việc cân bằng giữa hai việc: tỏ ra cứng rắn trước một bộ phận công chúng trong nước đang ngày càng gia tăng tinh thần dân tộc, và duy trì hình ảnh hòa giải trước công chúng quốc tế đang ngày càng cảnh giác trước những chính sách đối ngoại và quốc phòng quyết đoán của Bắc Kinh.
 |
Ông Ngụy Phương Hòa phát biểu tại diễn đàn Shangri-La. Ảnh: Tân Hoa Xã |
Đại tá Triệu Tiểu Trác, một chuyên gia cấp cao tại Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc thuộc lực lượng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA) cho rằng, đây là những kỳ vọng đối lập nhau tại Singapore.
“Hiện nay đang tồn tại hai thế giới trái ngược nhau, một ở trong nước và một ở quốc tế, và về cơ bản thì hai thế giới này đang thuộc về hai đường lối đối lập với nhau hoàn toàn. Diễn đàn Đối thoại Shangri-La là nơi hai thế giới đó xung đột. Với tư cách đại biểu Trung Quốc tham dự diễn đàn, chúng ta cần thể hiện vị trí của mình, nhưng việc cân bằng kỳ vọng ở cả hai phía đang ngày càng trở nên khó khăn hơn”, ông Trác cho biết.
“Nếu chúng ta cứng rắn, thì dư luận trong nước sẽ rất hài lòng, nhưng điều đó lại làm mất lòng công chúng quốc tế. Nhưng nếu tỏ ra mềm mỏng, thì chúng ta sẽ trở thành mục tiêu bị chỉ trích trong nước”, ông nói thêm.
Theo ông Triệu, đây là một thách thức chưa từng có tiền lệ đối với những quan chức Bắc Kinh, bởi họ còn phải khiến các nhà lãnh đạo hài lòng. “Nhiệm vụ của chúng ta là ngoại giao và kết bạn. Nhưng khi cứng rắn, rất có thể anh không kết được thêm bạn, mà còn khiến những căng thẳng trở nên trầm trọng”.
Áp lực này cực kỳ lớn khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa có bài phát biểu trong lần xuất hiện hiếm hoi tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La. Trong bài phát biểu của mình, ông Ngụy đã đưa ra các lập luận khẳng định rằng Trung Quốc đã sẵn sàng chiến đấu với Mỹ tới cùng trong cuộc chiến thương mại, cũng như các vấn đề liên quan tới lãnh thổ nước này.
Thiếu tướng Kim Nhất Nam đến từ Đại học Quốc phòng Trung Quốc, là một trong những thành viên thuộc phái đoàn Trung Quốc tham dự diễn đàn Đối thoại Shangri-La. Ông này cho biết, bài phát biểu của Bộ trưởng Ngụy đã chứng minh sự tự tin của Trung Quốc trên trường quốc tế và vượt qua những kì vọng rằng Trung Quốc sẽ kiềm chế trước Mỹ.
 |
Trung Quốc đang nỗ lực giành được sự ủng hộ từ dư luận của trong nước và quốc tế. Ảnh: Strait Times |
Những phản ứng từ dư luận Trung Quốc đã rất nhanh chóng và đầy tích cực. Hàng vạn người dùng Internet ở Trung Quốc đã sử dụng các kênh mạng xã hội như Weibo để thể hiện sự đồng tình trước bài phát biểu khá cứng rắn của ông Ngụy.
“Đây là thái độ mà quân đội Trung Quốc nên cho cả thế giới thấy”, một người bình luận trên mạng xã hội. “Tôi tự hào vì đất nước mình mạnh mẽ đến vậy”, một người khác viết.
Năm 2018, cơ quan tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc đã kiểm soát chặt chẽ giới truyền thông nước này về những vấn đề liên quan tới thương chiến Mỹ-Trung. Nhưng sau khi các cuộc đàm phán thương mại đổ vỡ hồi đầu tháng trước, quan chức nước này đã cho phép và tăng cường các bài viết, tin tức kêu gọi tinh thần dân tộc trên báo chí và truyền hình.
Ngoài ra, Trung Quốc còn nỗ lực gây sự chú ý với thế giới bằng cách tung ra những tuyên bố chính thức. Vào cùng ngày Bộ trưởng Ngụy Phượng Hòa có bài phát biểu tại Singapore, thì Quốc vụ viện Trung Quốc cũng công bố văn kiện “sách trắng”, nói rằng phía Mỹ phải chịu trách nhiệm trong việc đàm phán thương mại đổ vỡ.
 |
Trung Quốc tung sách trắng tố Mỹ gây đổ vỡ trong đàm phán thương mại. Ảnh: SCMP |
Một đại biểu Trung Quốc tại diễn đàn Shangri-La cho biết, Bắc Kinh đã hiểu rằng Washington đã có lợi thế trong việc định hình ý kiến dư luận toàn thế giới từ rất lâu, do vậy Trung Quốc cũng có một nhiệm vụ cấp bách là phải khiến người khác nghe thấy lời nói của mình.
“Chúng tôi cần làm quen với việc nói lên quan điểm của mình thông qua các diễn đàn phương Tây. Phía Mỹ đã chỉ trích chúng ta rất nhiều vấn đề. Nhưng tại sao chúng ta lại để họ thống lĩnh tất cả các diễn đàn và nói câu kết thúc trong mọi vấn đề như vậy”, ông này cho biết.
Trước khi ông Ngụy xuất hiện tại diễn đàn Shangri-La, Trung Quốc trong 8 năm liên tiếp không cử bất kỳ quan chức cấp cao nào tới dự diễn đàn này. Trung Quốc đã không đánh giá đúng tầm quan trọng của diễn đàn này khi cho rằng, đây là một công cụ để Mỹ và các nước phương Tây dùng vào việc công kích vào Trung Quốc.
Theo bà Andrea Thompson, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách vấn đề kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế, sự hiện diện của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tại Singapore là một “dấu hiệu tích cực”. Bà hy vọng Bắc Kinh sẽ cởi mở và minh bạch hơn trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế như kiểm soát vũ khí hay an ninh mạng.
“Tôi đánh giá cao việc ông ấy xuất hiện tại đây. Tôi nghĩ đối thoại là một việc làm quan trọng... Sẽ có nhiều lĩnh vực chúng ta có thể thống nhất hoặc bất đồng, nhưng bạn phải đối thoại”, bà nói.
Tuấn Trần
" alt=""/>Nguyên nhân TQ khó kết bạn trên thế giới

 |
Quân đội Mỹ được cho chỉ có lợi thế công nghệ gấp 1,1 lần Trung Quốc. Ảnh: Time |
"Quân đội Trung Quốc đã kiên nhẫn rình rập quân đội Mỹ trong hai thập kỷ. Họ đã nghiên cứu cách thức chiến tranh ưa thích của người Mỹ và vạch ra chiến lược khai thác những điểm yếu cũng như triệt phá các điểm mạnh của đối phương, đặc biệt là những sức mạnh công nghệ quân sự", trích báo cáo nghiên cứu của ông Work và cộng sự.
Báo cáo nghiên cứu cũng cho rằng, Trung Quốc "dường như đang tiến gần tới việc đạt trình độ công nghệ tương đương các hệ thống vận hành của Mỹ và thậm chí có kế hoạch qua mặt về công nghệ".
Trung tâm vì một nền an ninh Mỹ mới (CNAS) đã cho công bố báo cáo nghiên cứu nói trên đúng vào lúc ngày càng có nhiều cựu quan chức và lãnh đạo đương nhiệm của Lầu Năm góc gióng lên hồi chuông báo động rằng quân đội ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc có thể đe dọa một nước Mỹ vốn đã quá quen với ưu thế quân sự vô song.
Tướng Paul J. Selva, Phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ từng khuyến cáo, quân đội Trung Quốc có thể đạt trình độ kỹ thuật ngang bằng nước này vào đầu những thập niên 2020 và bỏ xa Lầu năm góc vào những năm 2030, nếu quân đội Mỹ không đối phó thách thức này.
Một nghiên hồi cuối năm ngoái của các cựu quan chức hàng đầu thuộc cả đảng Dân chủ và Cộng hòa theo yêu cầu của Quốc hội Mỹ kết luận rằng, Washington đã mất ưu thế về quân sự ở một mức độ nguy hiểm và có thể thua Bắc Kinh trong một cuộc chiến ở những bối cảnh nhất định.
Đầu năm 2018, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã đưa ra Chiến lược quốc phòng mới, với nội dung kêu gọi quân đội Mỹ chuyển trọng tâm chú ý từ chủ nghĩa chống khủng bố, vốn là ưu tiên chính kể từ thảm kịch 11/9/2001 sang "sự cạnh tranh quyền lực to lớn" với Trung Quốc và Nga.
Chiến lược quốc phòng mới được xây dựng và làm sáng rõ hơn một sáng kiến ông Work đã khởi xướng ở Lầu Năm góc từ cuối năm 2014, có tên gọi "Chiến lược bù đắp lần ba". Chiến lược đó kêu gọi Mỹ duy trì ưu thế về quân sự bằng cách tái tập trung vào đổi mới công nghệ, nhưng không coi Trung Quốc hay Nga là mối đe dọa hoặc đối thủ cạnh tranh.
Trong báo cáo CNAS, ông Work và cộng sự tin, Lầu Năm góc đáng lẽ phải xác định mục tiêu chính của Chiến lược bù đắp lần ba là phá hủy nỗ lực của Trung Quốc nhằm làm suy yếu sự thống trị về công nghệ của quân đội Mỹ. Tại một cuộc phỏng vấn với tờ Washington Post, ông Work bày tỏ, chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama đã không sẵn lòng thực thi một chiến lược táo bạo đến như vậy chống Trung Quốc, vì họ không muốn thổi phòng quá mức sự cạnh tranh, dẫn tới một cuộc chiến tranh lạnh mới hoặc một cuộc chạy đua vũ trang gây bất ổn.
 |
Chủ tịch Tập Cận Bình trong một cuộc duyệt binh phô diễn sức mạnh của quân đội Trung Quốc. Ảnh: AP |
Trong báo cáo mới, ông Work và cộng sự cáo buộc Trung Quốc đã sử dụng gián điệp công nghiệp và kỹ thuật; phát triển các ý tưởng và khả năng khai thác những lỗ hổng trong mạng lưới chiến đấu của Mỹ; tích lũy một kho các tên lửa chính xác tầm xa; phát triển các tính năng bí mật nhằm khiến Mỹ bất ngờ trong trường hợp xảy ra xung đột; xúc tiến các nỗ lực để trở thành lãnh đạo thế giới về trí tuệ nhân tạo cũng như tích hợp công nghệ vào quân đội để bảo đảm lợi thế.
Theo cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ, điều ông đặc biệt quan ngại hiện nay là việc Trung Quốc phát triển các công nghệ cũng như ý tưởng khai thác "gót Asin" của quân đội Mỹ khi tham chiến. Cụ thể, quan điểm của Bắc Kinh là giành chiến thắng trước Washington trong mọi bối cảnh xung đột thông qua vô hiệu hóa các mạng lưới, hệ thống thông tin liên lạc và công nghệ đang giúp vận hành quân đội hiện đại của Mỹ
Ông Work, một đại tá Lính thủy đánh bộ về hưu từng làm việc trong Lầu Năm góc dưới thời ông Obama và thời ông Trump mới nhậm chức tổng thống, nhận định mọi kết nối của quân đội Mỹ có thể đều đang nằm dưới sự theo dõi của một hệ thống chiến tranh điện tử của Trung Quốc.
Quan chức này cũng tỏ ra lo lắng về việc Trung Quốc chú trọng chế tạo các tên lửa đạn đạo và vũ khí siêu thanh có đẫn đường, với thiết kế cố gắng vượt trội hơn những phiên bản cùng loại của Mỹ. Điều này có thể là thách thức đối với các quân nhân Mỹ, những người quen với việc được tranh bị công nghệ ưu việt hơn đối thủ.
Căn cứ vào các tiến bộ của Trung Quốc, ông Work quả quyết, bất kỳ đánh giá khách quan nào cũng cần cân nhắc đến khả năng quân đội Mỹ "sắp trở thành nạn nhân cho một chiếc lược bù đắp kỹ thuật - quân sự có chủ ý, kiên nhẫn và hùng hậu về nguồn lực" của Trung Quốc. Do lợi thế quân sự của Mỹ hiện chỉ là gấp 1,1 lần Trung Quốc nên đã đến lúc Mỹ cần thoát khỏi thách thức bằng cách thúc đẩy cải tiến công nghệ, gia tăng cách biệt kỹ thuật với đối thủ.
Tuấn Anh
" alt=""/>Quân đội Mỹ nguy cơ thành 'nạn nhân' của Trung Quốc