Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT cho biết việc tập huấn nghiệp vụ thanh tra năm nay phải làm rất kỹ. Bên cạnh tập huấn về quy chế và kỹ năng, khi tập huấn, cán bộ thanh tra chấm trắc nghiệm được xem “tác nghiệp” toàn bộ quy trình từ quét đến in ra… để đảm bảo nhận biết có đang làm đúng hay không.
Năm ngoái nhiệm vụ này là của các trường tự giám sát. Năm nay các trường vẫn thực hiện nhưng người làm thanh tra sẽ giám sát “trùm” lên.
Theo ông Bằng, "chúng ta nói rất nhiều về công nghệ cao, nhưng cũng không được bỏ quên… "công nghệ thấp". Năm ngoái, những sai sót chủ yếu rơi vào khâu "công nghệ thấp" này.
Bên cạnh đó, năm ngoái chúng ta sai nhiều ở khâu chấm thi, năm nay sẽ chú trọng hơn. Nhưng cũng không vì quá chú trọng đến khâu chấm thi mà quên đi chuyện coi thi.
Tuy nhiên, dù các biện pháp có được “bày binh bố trận” đến đâu, yếu tố quyết định vẫn là con người. Con người phải có ý thức trách nhiệm cao với “nhiệm vụ quốc gia”, phải tập trung liên tục và có kỹ năng".
Ban Giáo dục
" alt=""/>Đáp án môn Tiếng Anh thi THPT quốc gia 2019 mã đề 406Chia sẻ tại hội thảo về nền kinh tế dựa trên bản quyền nhân vật chiều 23/4, ông Tạ Mạnh Hoàng, Chủ tịch Liên minh sáng tạo nội dung số Việt Nam (DCCA) cho hay, hãng Disney của Mỹ là minh chứng rõ nhất cho nền kinh tế dựa trên bản quyền nhân vật. Công ty này sản xuất ra các bộ phim, nhân vật hoạt hình và khai thác các sáng tạo đó để hình thành một hệ thống thương mại lớn.
Thống kê của Licensing Global cho thấy, tổng quy mô nền kinh tế từ bản quyền nhân vật trên toàn thế giới ước đạt 278 tỷ USD. Trong đó, các tên tuổi lớn trong ngành này là Pokemon (11,6 tỷ USD), Disney (61,7 tỷ USD), Warner Bros (15,8 tỷ USD) và Hasbro (11,5 tỷ USD). Xu hướng tăng trưởng doanh thu bán lẻ của ngành này được dự báo khoảng 20% mỗi năm trong nhiều năm tới.
Tại Việt Nam, SConnect hiện là một trong những công ty tiên phong trong việc phát triển bản quyền nhân vật. SConnect lúc đầu tập trung vào sản xuất nội dung hoạt hình trên YouTube, hướng tới người xem là đối tượng trẻ em tại thị trường nước ngoài.
Sau đó, công ty này mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác như lập trình game, mobile app, cấp quyền hình ảnh, phân phối nội dung cho đến bán bản quyền nhân vật. Hiện SConnect đã có 18 tài sản trí tuệ từ các nhân vật tự phát triển.
Theo ông Tạ Mạnh Hoàng, từ nhân vật Wolfoo ban đầu, SConnect hiện đã đóng gói quy trình để sáng tạo ra các bộ tài sản trí tuệ mới, đồng thời có chiến lược phát triển riêng cho từng loại tài sản này, từ sản xuất nội dung, sáng tạo game, app giáo dục cho đến các sản phẩm thương mại.
“Chúng ta hoàn toàn có thể sáng tạo ra các bộ nhân vật hoạt hình Việt Nam và thương mại hóa chúng bằng cách làm Việt Nam, thông qua các tựa game, app giáo dục...”, Chủ tịch Liên minh sáng tạo nội dung số Việt Nam nhận định.
Bà Lại Thị Mai, Đồng sáng lập kiêm CEO WOA UNI cho hay, hoạt động kinh doanh bản quyền nhân vật bắt nguồn từ việc ai cũng có cho mình một thần tượng nào đó. Người ta thường có tâm lý ủng hộ vô điều kiện và sẵn sàng chi trả lớn để đồng hành tại các sự kiện và sở hữu vật dụng liên quan đến thần tượng.
“Lĩnh vực này với Việt Nam tuy còn rất mới nhưng trên thế giới đã tồn tại từ hơn 100 năm trước. Hãng Disney của Mỹ đã biến bản quyền nhân vật trở thành một ngành công nghiệp. Tiếp đến là sự nổi lên của các nhân vật truyện tranh Nhật Bản, gần đây hơn là Hàn Quốc”, bà Mai nói
Nhận xét về thị trường Việt Nam, bà Mai cho rằng, các hoạt động thương mại liên quan đến bản quyền sở hữu trí tuệ đối với các nhân vật hiện mới chỉ nhen nhóm, chưa hình thành một hệ sinh thái đủ lớn.
Hoạt động khai thác bản quyền ở Việt Nam hiện chủ yếu thông qua việc hợp tác với các KOL, KOC (những người có sức ảnh hưởng) hoặc thiết kế mascot (linh vật) thương hiệu. Bên cạnh đó, do nhận thức của thị trường còn hạn chế, tình trạng hàng nhái, sao chép hình ảnh nhân vật nổi tiếng tại Việt Nam còn diễn ra nhiều.
Theo CEO WOA UNI, hình thành nền kinh tế bản quyền nhân vật chính là cách các doanh nghiệp sản xuất nội dung số thương mại hóa tài sản trí tuệ của mình. Để đi theo con đường này, các doanh nghiệp nội dung số sẽ phải liên tục có hoạt động nuôi dưỡng, phát triển sản phẩm như tạo thêm các nội dung mới hay các hoạt động văn hóa, giải trí kèm theo.
Do nhận thức của thị trường Việt Nam chưa đầy đủ, nhiều nhà sản xuất nội dung trong nước đang lựa chọn các thị trường nước ngoài làm điểm đến. Việc hình thành, phát triển nền kinh tế dựa trên bản quyền nhân vật tại Việt Nam sẽ là cơ hội để người Việt có thể phát huy năng lực sáng tạo, từ đó phát triển kinh tế số trên chính quê hương mình.
![]() |
Chơi bài trước giờ vào lớp. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Thật ra, những ảnh hưởng của mô hình hội đồng tự quản hay chủ tịch sẽ chỉ là những ảnh hưởng trên lý thuyết vì nếu muốn đánh giá có ảnh hưởng tốt hay xấu thì cần phải sau một thời gian tương đối dài, chúng ta sẽ tiến hành làm nghiên cứu so sánh giữa các học sinh theo mô hình cũ (lớp trưởng, lớp phó…) với các em học sinh học trong các lớp theo mô hình mới (hội đồng tự quản, chủ tịch, phó chủ tịch…). Khi có kết quả so sánh đó, chúng ta mới có thể đưa ra kết luận chuẩn xác về việc liệu có sự khác biệt nào giữa hai mô hình tổ chức lớp học ở bậc tiểu học hay không. Do đó, những ý kiến lạc quan hay lo ngại về mô hình mới hiện nay đều là không chắc chắn vì không dựa trên bằng chứng có được qua nghiên cứu thực nghiệm.
Vì thế theo chúng tôi, cần chú ý nhiều hơn đến những vấn đề khác của việc tổ chức, thực hiện giáo dục tiểu học hiện nay và những điều được ghi trong Dự thảo.
Chẳng hạn Điều 23 qui định về Hội đồng trường qui định rằng hội đồng có nhiệm vụ gắn nhà trường với gia đình và xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục, nhưng trong qui định về cơ cấu của hội đồng lại không có sự hiện diện của đại diện phụ huynh học sinh mà chỉ có đại diện của các phòng ban trong trường mà thôi. Nếu muốn gắn nhà trường với gia đình và xã hội thì ít ra trong hội đồng trường phải có đại diện của phụ huynh học sinh và một đại diện khác bên ngoài nhà trường để tham gia bàn bạc nhằm định hướng hoạt động của nhà trường cách phù hợp hơn là chỉ những thành viên trong nội bộ nhà trường. Nếu nói đã có Ban đại diện Cha mẹ học sinh rồi nên không cần đại diện của cha mẹ học sinh trong hội đồng trường là không hợp lý vì ban đại diện cha mẹ học sinh trong thời gian qua chủ yếu là tham gia đóng góp vật chất cho nhà trường chứ không được tham gia và việc định hướng quá trình hoạt động, giáo dục của nhà trường. Mặt khác, nếu cho rằng việc thiết kế mô hình “Hội đồng tự quản” của học sinh nhằm nâng cao tính chủ động của các em thì trong Hội đồng trường phải có đại diện là học sinh nữa.
Điều 43 về quyền học sinh qui định học sinh được học ở một trường tại nơi cư trú hoặc ngoài nơi cư trú. Qui định này có vẻ hợp lý nhưng lại tạo cơ hội cho việc chạy trường và tạo sự bất bình đẳng. Chẳng hạn hiện nay tại TP.HCM, có những trường tiểu học qui định học sinh phải có hộ khẩu thường trú 5 năm trở lên mới được vào trường nhưng khi công bố danh sách học sinh thì không ghi rõ số năm thường trú của các em. Nên có thể những em có hộ khẩu thường trú từ 4 năm trở xuống bị loại ra và nhường chổ học đó cho những em từ nơi khác đến, tức những em trái tuyến. Do đó cần qui định là các em thường trú tại địa phương thì được học tại trường của địa phương hay phải thường trú trong khoảng thời gian bao nhiêu năm thì mới được học nhằm tránh việc bị loại oan của các em và tạo khe hở cho chạy trường như hiện nay.
Điều 20 và 21qui định về nhiệm vụ của Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng có yêu cầu Hiệu trưởng phải tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết/tuần và Phó Hiệu trưởng là 4 tiết/tuần. Chúng tôi cho rằng điều này là không phù hợp vì ở tiểu học, giáo viên chủ nhiệm là người đảm nhận tất cả các môn học chính, do đó các vị Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng sẽ xen vào dạy cái gì và dạy như thế nào?
Điều 51 về quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nới về việc huy động mọi lực lượng và nguồn lực của cộng đồng góp phần tham gia các hoạt động giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường. Chúng ta đều biết lâu nay Ban đại diện cha mẹ học sinh chủ yếu được mời gọi đóng góp cho việc xây dựng cơ sở vật chất chứ không được tham gia vào các hoạt động giáo dục. Do đó cần phải qui định xem phụ huynh học sinh sẽ tham gia vào các hoạt động giáo dục như thế nào, tức phải làm rõ những cơ chế phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong các hoạt động giáo dục. Đồng thời, cần phải làm rõ xem liệu việc huy động mọi nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất có dẫn tới tình trạng lạm thu hoặc bị bắt buộc tự nguyện như trong thời gian dài vừa qua hay không./.
Theo chúng tôi, điều lệ hoạt động trường tiểu học mới phải làm sao khắt phục được những vấn đề không hay đang tồn tại trong giáo dục tiểu học trong thời gian vừa qua như việc chạy trường, tình trạng lạm thu, vai trò của gia đình và xã hội trong quá trình tham gia vào quá trình giáo dục học sinh, chứ không phải là cải cách các danh xưng./.
Xem thêm:
"Chủ tịch" trong lớp học: Chỉ có người lớn háo danh" alt=""/>Những điều quan trọng khác của Điều lệ trường Tiểu học