

|
|
1. Họ không chỉ là người phục vụ đồ ăn và thức uống
Hầu hết chúng ta đều đang hiểu nhầm về nhiệm vụ của tiếp viên hàng không. Cựu tiếp viên hàng không Annie Kingston cho rằng quan điểm sai lầm lớn nhất mà mọi người hiểu về tiếp viên hàng không là chỉ coi họ như một “hầu bàn trên bầu trời”. Đó là một phần công việc của họ, nhưng lần sau khi bạn rung chuông gọi tiếp viên, hãy nhớ rằng lý do thực sự họ ở đây không phải chỉ là hầu bàn, mà là để đảm bảo sự an toàn của bạn.
Họ phải chịu trách nhiệm cho sự an toàn của một chiếc máy bay đầy những kẻ đói khát, cáu kỉnh, thậm chí là say khướt. Điều đó cũng không có nghĩa là họ không vui khi được giúp đỡ mọi người. “Trong khi tôi thực sự chẳng hề phiền lòng phục vụ bạn vài ly vodka hay tìm cho bạn một bữa ăn phụ, thì điều tôi thực sự muốn chẳng có gì khác ngoài việc đừng để xảy ra bất cứ chuyện gì kinh khủng cho bất cứ hành khách nào”.
2. Họ phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về ngoại hình
Họ không chỉ phải tuân thủ quy định về trang phục, mà theo như Annie chia sẻ, nhiều hãng hàng không – đặc biệt là ở Trung Đông và châu Á, tiếp viên còn phải tuân thủ quy định về màu tóc, kiểu tóc và cách trang điểm. Móng tay cũng phải được sơn đúng kiểu, trang sức phải hạn chế tối đa.
3. Cân nặng
Những quy định về ngoại hình không dừng lại ở quần áo và phụ kiện. Một số hãng hàng không đặt ra yêu cầu về trọng lượng cơ thể và tỷ lệ mỡ. Các tiếp viên được kiểm tra cân nặng mỗi năm một lần và phải đạt chỉ số BMI lành mạnh.
4. Họ chịu trách nhiệm về sự an toàn của bạn
Có một điều mà bạn không hiểu về tiếp viên hàng không cho tới khi bạn trở thành tiếp viên, đó là bạn sẽ phải tham gia một đội ngũ chịu trách nhiệm chăm sóc hơn 300 mạng sống ở độ cao 35.000 feet – Annie chia sẻ.
5. Họ được đào tạo để đỡ đẻ trên máy bay
Bên cạnh những hướng dẫn y tế khác, tiếp viên hàng không được đào tạo để đỡ đẻ trên máy bay.
6. Đấu võ tay đôi
Nếu như khả năng đỡ đẻ chưa làm bạn ngạc nhiên thì có lẽ bạn phải bất ngờ với khả năng đấu võ. Kỹ năng này được đào tạo nhằm mục đích giúp các tiếp viên ứng phó với những hành khách ngang bướng hoặc tình huống bị tấn công.
" alt=""/>6 sự thật ít biết về nghề tiếp viên hàng không
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu trong thời gian tới, các trường tự chủ và các Bộ, ngành, địa phương liên quan vận dụng tối đa các quy định về tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP. Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 77 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của các cơ sở giáo dục ĐH công lập.
Kết luận nêu rõ, nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/12/2014 của Chính phủ đã tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học công lập (các trường tự chủ) đổi mới toàn diện về đào tạo và nghiên cứu khoa học, tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính.
Tuy nhiên, trong hơn một năm thực hiện Nghị quyết số 77/NQ-CP, một số Trường, Bộ chủ quản và các Bộ, ngành liên quan chưa chủ động, tích cực triển khai các nội dung tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP.
Phó Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, các Trường tự chủ và các Bộ, ngành, địa phương liên quan vận dụng tối đa các quy định về tự chủ của Nghị quyết số 77/NQ-CP, tích cực chủ động hơn trong việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng đào tạo; triển khai hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, bảo đảm không làm giảm cơ hội tiếp cận giáo dục đại học của các đối tượng chính sách, thuộc hộ nghèo.
Phó Thủ tướng giao Bộ GD-ĐT điều chỉnh, bổ sung các quy định bảo đảm quyền tự chủ về chuyên môn, học thuật cho các Trường như: tăng cường quản lý chất lượng đầu ra, hạn chế quy định cứng các chỉ tiêu đầu vào; tăng tỷ lệ lực lượng giảng viên ngoài cơ hữu, có năng lực, trình độ đang làm việc cho trường để xét quy mô tuyển sinh; yêu cầu tất cả các trường thống kê số lượng tuyển sinh và điểm tuyển sinh trong thời gian 3 năm gần đây, công khai thông tin trên website của trường.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Tài chính có văn bản giải quyết trong thẩm quyền ngay những vướng mắc liên quan đến cơ chế tài chính trong thực hiện tự chủ, trong đó có việc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với nguồn thu lãi tiền gửi ngân hàng để lập quỹ hỗ trợ sinh viên và nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ, các lớp đào tạo ngắn hạn của các Trường tự chủ. Trường hợp không miễn được thì hỗ trợ lại đúng bằng tiền thuế Trường đã nộp, bảo đảm nhu cầu chi tiêu, nâng cao chất lượng đào tạo cho các trường tự chủ. Trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Các Bộ chủ quản rà soát lại ngay các quy định đảm bảo quyền tự chủ thu chi theo quy định của các trường; bãi bỏ các quy định trái với tinh thần tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP.
Nghị quyết số 77/NQ-CP của chính phủ quy định về tổ chức bộ máy, nhân sự: Quyết định thành lập mới, sáp nhập, chia, tách, giải thể; quy định chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của các tổ chức trực thuộc: Quyết định cơ cấu và số lượng người làm việc; tuyển dụng viên chức, nhân viên hợp đồng sau khi được Hội đồng trường thông qua; ký kết hợp đồng làm việc và hợp đồng lao động, quản lý, sử dụng và chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật. Giao kết hợp đồng lao động với giảng viên, nhà khoa học là người nước ngoài để bảo đảm nhu cầu giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
Lê Huyền
" alt=""/>Các ĐH tự chủ được tự quyết bộ máy nhân sự