Trung kể lại những ngày du học bên Nhật Bản.
Võ Thanh Trung (23 tuổi, ở làng Bình Tân, xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) là nạn nhân của việc sang Nhật Bản du học tự túc trở về trắng tay, kể lại sự việc: Giữa năm 2012, Trần Nhân Vũ là người cùng xã Bình Minh, xưng là giám đốc Công ty tư vấn du học quốc tế P.S chi nhánh miền Trung, đến nhà để tư vấn chuyện đi du học tại Nhật Bản. Trong lúc tư vấn, Vũ còn nói rằng qua Nhật Bản du học, ngoài ra còn làm thêm ở ngoài kiếm vài chục triệu đồng tháng nữa.
Nghe vậy, gia đình Trung đã đóng tiền phí cho Vũ 190 triệu đồng, đó là số tiền để lo học phí 6 tháng đầu khi qua Nhật, 3 tháng trọ và chi phí máy bay. “Trước đó, gia đình em còn đóng 7 triệu để làm hồ sơ và nhiều khoản khác để đi học và thi tiếng Nhật sơ cấp”, Trung kể lại.
Tương tự, Trần Văn Thiên (22 tuổi cũng ở làng Bình Tân, xã Bình Minh) cũng nghe lời tư vấn của Vũ phải đi vay mượn tiền để Thiên được sang Nhật du học. “Nhưng ai ngờ, qua bên đó chưa được một năm thì nó quay về vì không có tiền phải sống vật vờ. Công ty môi giới không tìm giúp việc làm cho con tôi như đã hứa trước đây”, ông Hùng (cha của Thiên) bức xúc. Theo các nạn nhân, vì tin tưởng người quen là Vũ nên việc đi du học của Trung và Thiên diễn ra mà không có hợp đồng hay giấy tờ có giá trị pháp lý nào.
![]() |
Thiên trở về quê sau những tháng ngày du học ở Nhật Bản. |
Theo Thiên, cuối tháng 12/2012, đoàn gồm 25 người khắp các miền được công ty này đưa lên máy bay để sang Nhật, trong đó Quảng Nam có hơn 10 người. “Đặt chân tới Nhật Bản, chúng em được dẫn đến phòng trọ tại thành phố Saitama. Tiền phòng là 18 ngàn yên/tháng (gần 4 triệu VNĐ), tiền mua chăn mền là 10 ngàn yên chứ không phải ở miễn phí 3 tháng đầu như thỏa thuận”, Thiên nói.
Đặt chân đến đất Nhật được vài tháng đầu không tìm được việc, tiền túi mang theo cạn dần, nhiều du học sinh còn bị đuổi học và bỏ học.
“Phía trường ISI Language College của Nhật bảo chúng em không đủ điều kiện tài chính để tiếp tục học và nhà trường luôn phàn nàn vì vốn tiếng Nhật của chúng em quá yếu, học phí đóng sau 6 tháng đầu là 55 ngàn yên/tháng (khoảng 10,4 triệu VNĐ). Để làm hồ sơ đủ điều kiện học bên Nhật, trước đó phía công ty môi giới tạo một tài khoản cho mỗi gia đình có con đi du học với hàng trăm triệu đồng trong tài khoản, qua bên đó thì họ rút lại hết số tiền này”, Trung nói.
Do không trụ nổi bên đất khách quê người, nên nhiều du học sinh như Trung, Thiên đã phải gọi điện về cầu cứu gia đình và cuối cùng phải về nước.
Ông Trần Văn Tám, phó chủ tịch UBND xã Bình Minh cho biết: "Địa phương có gần 20 người đang đi du học tự túc tại Nhật Bản thông qua nhiều công ty môi giới, trong đó riêng công ty P.S. đưa các em sang Nhật dựa vào sự quen biết và công ty này không thông qua chính quyền địa phương. Địa phương đã nhận được tin nhiều em sang Nhật không có việc làm, tình thế không ổn đành vỡ mộng du học để trở về nước".
(Theo Petro Times)" alt=""/>Vỡ mộng vì gom tiền đưa con sang Nhật du họcChiều cùng ngày, người quay được video trên chia sẻ địa điểm xảy ra vụ việc là một khu chung cư thuộc thành phố Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông. Người đàn ông cứu đứa trẻ là nhân viên bảo vệ.
Người quản lý của tòa chung cư cho biết vụ việc xảy ra vào khoảng 10h sáng 9/9. Khi nhận được tin có một bé gái đang gặp nguy hiểm ở ban công tầng 8, nhân viên an ninh của tòa nhà đã lập tức chạy đến hiện trường và chuẩn bị đệm cùng ga trải giường để cố gắng đảm bảo an toàn cho đứa trẻ.
“Không có nhiều thời gian để chuẩn bị kỹ càng mọi thứ. Khoảng 2 phút sau, đứa trẻ rơi xuống. Khi đó, một nhân viên bảo vệ ở khu dân cư nhìn thấy cháu bé liền chạy tới dùng tay không đỡ lấy đứa trẻ. Cháu bé bị thương nhẹ còn tay của nam nhân viên trật khớp”, người quản lý tòa nhà kể lại.
Người bảo vệ dũng cảm tên Thôi, quê ở tỉnh Hà Nam và đã làm việc ở đây 4-5 năm. Anh Thôi cho biết sự việc diễn ra chỉ trong 2-3 phút, anh không suy nghĩ gì nhiều, chỉ muốn cứu người nên nhanh chóng chạy lại đỡ lấy đứa trẻ.
“Tôi muốn ôm lấy cháu nhưng bé không may đập thẳng vào cánh tay tôi, rồi trượt từ cánh tay này sang cánh tay khác và rơi xuống đất. Tôi đột nhiên cảm thấy đau dữ dội ở vai, cảm giác như bị gãy xương. Tôi quỳ một chân xuống đất để giữ thăng bằng. May mắn thay, bé vẫn ổn sau khi tiếp đất”, anh Thôi nhớ lại.
Anh nói thêm: “Thấy người khác gặp nguy hiểm, làm sao có thể bỏ mặc. Tôi không suy nghĩ quá nhiều mà ưu tiên việc cứu người trước”.
Sau khi nam bảo vệ được đưa đến bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán anh bị trật khớp ở cánh tay và có một số vết bầm tím ở mô mềm, không quá nghiêm trọng. Bác sĩ kê đơn thuốc và yêu cầu anh nghỉ ngơi 2 ngày.
Ban quản lý tòa nhà cũng đã liên lạc với gia đình trẻ để thông báo vụ việc và tìm hiểu nguyên nhân. Em bé 8 tuổi bị mắc chứng tự kỷ. Vào thời điểm xảy ra vụ việc, người mẹ đang ngủ trong phòng còn cha em đang đi làm.
Vừa háo hức đã bức xúc
Mới đây, theo phản ánh của một số khách hàng mua căn hộ tại tòa C Golden Silk, vừa qua, họ đã nhận được thông báo nhận bàn giao nhà từ chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 (Vinaconex 2) theo đúng tiến độ cam kết trong hợp đồng mua bán là quý I/2017. Tuy nhiên, khi đến nhận căn hộ, khách hàng hoàn toàn thất vọng vì cơ sở hạ tầng của toà nhà chưa hoàn thiện và không thể vào ở ngay được.
Tòa C dự án Golden Silk vừa bàn giao đã “dính” lùm xùm. |
Anh N. – một khách hàng tại dự án cho biết: “Tôi đã đóng 100% giá trị căn hộ, nhưng khi đến nhận bàn giao nhà lại thấy dự án còn chưa hoàn thiện và chưa đủ điều kiện cho cư dân chuyển về sinh sống. Nhiều hạng mục vẫn còn rất ngổn ngang”.
“Việc chủ đầu tư bàn giao nhà trong quý I khiến khách hàng rất vui mừng, háo hức. Nhưng nếu nhận bàn giao nhà và chuyển về sinh sống khi vẫn còn nhiều ngổn ngang như thế này cư dân sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm” – Anh N. nói.
Không chỉ nêu vấn đề về việc bàn giao căn hộ chưa hoàn thiện, nhiều khách hàng còn bức xúc khi chủ đầu tư tự ý thu nhiều mức phí. Theo phản ánh của khách hàng, sau khi có sự điều chỉnh, đối với các căn hộ sửa chữa phải nộp phí 1 triệu đồng/lần, phí cấp điện thi công và sinh hoạt (khi điện lực chưa lắp đặt đồng hồ) là 1 triệu đồng/tháng, phí cấp nước để thi công và sinh hoạt (khi công ty chưa lắp đặt đồng hồ) là 300 nghìn đồng/tháng….
Trước những bức xúc của khách hàng tại dự án, trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Việt Cường, Phó chủ tịch thường trực HĐQT Vinaconex 2, đại diện chủ đầu tư cho biết: Việc chậm tiến độ rồi ép khách hàng nhận nhà có thể xảy ra tại nhiều dự án nhưng tại tòa C Golden Silk tôi khẳng định không chậm tiến độ và cũng không ép khách hàng nhận nhà.
“Theo hợp đồng đã ký kết dự kiến tòa nhà sẽ được bàn giao vào quý I năm 2017, tuy nhiên Theo mục 2 điều 8 trong hợp đồng “Việc bàn giao căn hộ có thể sớm hơn hoặc muộn hơn so với thời gian quy định tại điều khoản này, nhưng không được chậm quá 180 ngày, kể từ thời điểm đến hạn bàn giao căn hộ cho bên Mua”. Do đó, nếu căn cứ theo hợp đồng việc bàn giao nhà tại tòa C Chúng tôi hoàn toàn có thể thông báo với khách hàng nhận bàn giao vào các quý sau”.
“Đến thời điểm này công trình đã nghiệm thu toàn bộ hệ thống điện, thang máy, nghiệm thu hệ thống nước. Tôi cũng phải thẳn thắn thừa nhận về hệ thống PCCC công trình chưa nghiệm thu hoàn thiện mới nghiệm thu lần 1. Trong tháng 4, chúng tôi sẽ hoàn thành hết cả thủ tục liên quan kể cả việc hoàn thiện hoàn chỉnh nghiệm thu PCCC.
Việc bàn giao căn hộ tại tòa C dự án chúng tôi cũng có sự chủ quan thông báo bàn giao căn hộ để ở. Tôi xin khẳng định lại chủ đầu tư không ép buộc khách hàng nhận nhà. Khách hàng có thể nhận bàn giao vào các tháng sau. Thời điểm này, chúng tôi tạo điều kiện để bàn giao cho dân thi công và lắp đặt nội thất” – ông Cường nói.
Liên quan đến vấn đề các khoản phí, ông Cường cho hay, mức chi phí 1 triệu đồng/1 căn hộ là mức phí áp dụng cho các căn hộ có điều chỉnh sửa chữa căn hộ (làm lại trần, sàn, sơn, bả...) với lượng vật tư tập kết nhiều, lượng rác thải xả ra lớn, quá trình thi công có nhiều công nhân ra vào...Đây cũng là mức phí được nhiều chủ đầu tư áp dụng.
“Ngày 25/3, Vinaconex 2 đã thực hiện bàn giao nhà đợt 1 cho khách hàng. Trong đợt này chúng tôi bàn giao 192 căn hộ theo số liệu thống kê đến nay đã có 185 căn hộ nhận bàn giao. Đối với các căn hộ còn lại có thể ký nhận bàn sao sau theo nhu cầu của khách hàng. Trong quá trình nhận căn hộ nếu có vấn đề gì khách hàng kiến nghị với chủ đầu tư chúng tôi sẽ có trách nhiệm giải quyết, khắc phục. Đó là quyền lợi của khách hàng” – vị đại diện Vinaconex 2 khẳng định.
Khách hàng chùn chân, chung cư “dính” tranh chấp xuống giá
Ghi nhận tại Hà Nội, chỉ trong chưa đầy 3 tháng đầu năm thị trường bất động sản đã có khoảng 10 vụ tranh chấp như Home City (Cầu Giấy), HJK Parkview Residence (Tố Hữu – Hà Đông), Hồ Gươm Plaza (Mộ Lao – Hà Đông), Tràng An Complex (Cầu Giấy), Gamuda Gardens (Tam Trinh – Hoàng Mai)...
Sau những phản ánh tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân khiến giá bán có xu hướng giảm 1-2 triệu đồng/m2. Môi giới tại một sàn giao dịch tại Hà Nội cũng thừa nhận, gặp những khó khăn nhất định trong việc giao dịch những dự án đang có tranh chấp. Nhiều người mua nhà tỏ ra không yên tâm về tính pháp lý, chất lượng dịch vụ, tiện ích cũng như môi trường sống tại đây.
Không chỉ khiến khách hàng ngần ngại giao dịch, nhiều dự án dính dáng tới tranh chấp cũng giảm giá trị đáng kể (Ảnh: Cư dân Home City mang băng rôn tố chủ đầu tư “lừa đảo” và “treo đầu dê, bán thịt chó” tháng 3/2017). |
Không chỉ khiến khách hàng ngần ngại giao dịch, nhiều dự án dính dáng tới tranh chấp cũng giảm giá trị đáng kể. Như tại Home City, vào thời điểm tranh chấp nổ ra, giá nhiều căn hộ có thể giảm tới 1-2 triệu đồng/m2. Hiện nhiều căn hộ tại đây giá chỉ còn khoảng 33 triệu đồng/m2, thấp hơn so với mức giá khoảng 36 triệu đồng/m2 vào thời điểm trước đó.
Hay tại một số dự án khác như Parkview Residence Dương Nội, Tràng An Complex (Cầu Giấy), chung cư Thăng Long Garden và Skylight (Minh Khai, Hai Bà Trưng)… sau những phản ánh tranh chấp liên quan đến phần diện tích chung, riêng, phí bảo trì giá bán cũng có xu hướng giảm 1-2 triệu đồng/m2. Với mức giảm này, mỗi căn hộ cũng giảm giá trị ít nhất hàng trăm triệu đồng.
“Dự án dính tranh chấp đều gây ra thiệt hại với cả chủ đầu tư và người mua nhà. Dự án mang “tai tiếng” sẽ khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong điều kiện thị trường bất động sản ngày càng cạnh tranh với rất nhiều sản phẩm tung ra thị trường. Còn với khách hàng người mua nhà để ở thiệt 1 thì người đầu tư có thể thiệt 3-4. Đó là quy luật của thị trường” – một chủ đầu tư cho biết.
Hồng Khanh
![]() Tranh chấp ở các chung cư: Những cuộc “nội chiến” chưa có hồi kếtThời gian gần đây, hàng loạt vụ trang chấp giữa cư dân và chủ đầu tư ở các dự án cư dân đã vào ở, lẫn những dự án khách hàng chưa nhận nhà lại liên tiếp nổ ra. " alt=""/>Chung cư vừa bàn giao đã dính tranh chấp
|