Là một nhiếp ảnh gia nên anh Lê Cao Hải có ý định thực hiện bộ ảnh vợ chuyển dạ ngay từ khi biết vợ có bầu. “Vì tôi luôn muốn ghi lại những thời khắc quan trọng của cuộc đời nên chắc chắn thời khắc vợ sinh con gái đầu lòng tôi không thể bỏ qua”.
Có một chi tiết rất thú vị là trong đội ngũ y bác sĩ đỡ đẻ cho vợ anh cũng có một người đã từng là khách hàng chụp ảnh cưới của anh. Phía bệnh viện cũng hết sức tạo điều kiện để hai vợ chồng thực hiện ý tưởng này.
14 năm chụp ảnh nhưng đây là lần cầm máy đặc biệt nhất và duy nhất trong cuộc đời nên cảm xúc của ông bố lẫn lộn - vừa run vừa hạnh phúc, lại vừa lo lắng. “Chẳng có từ ngữ nào có thể miêu tả được hết những cảm xúc của tôi. Nó thật thiêng liêng, ý nghĩa và giá trị”.
![]() |
Sẵn sàng trước giờ vào phòng sinh |
![]() |
Đến giờ lên bàn đẻ |
![]() |
Bác sĩ tiêm thuốc gây tê tuỷ sống. |
Khi trực tiếp đứng nhìn con gái được đưa ra từ bụng mẹ, anh đã nín thở chờ con bật lên tiếng khóc đầu tiên. Nghe tiếng khóc giòn đanh của con gái, anh sung sướng thở phào và cười thành tiếng “yêu quá” mặc dù các bác sĩ đang tập trung cao độ. “Tiếng khóc của con khiến trái tim tôi tan chảy” - anh Hải nhớ lại khoảnh khắc tuyệt vời này.
Trong lúc này, anh cũng biết vợ đang rất mệt vì thuốc gây tê và hồi hộp nên anh không nói gì nhiều, chỉ chạm nhẹ vào tay vợ để cô cảm nhận và biết rằng chồng luôn ở bên cạnh trong bất cứ tình huống nào.
Anh Hải cũng chia sẻ rằng, trong cuộc sống hôn nhân, anh luôn coi trọng 2 chữ “đồng hành”. “Đồng hành ở đây giống như đồng cam cộng khổ. Trong suốt quá trình chúng tôi yêu nhau, cưới nhau và có con, 2 vợ chồng đã đồng hành cùng nhau trong rất nhiều chặng đường, từ khó khăn đến hạnh phúc. Lúc nào chúng tôi cũng song hành và tiếp sức nhau”.
Chính vì thế, trong thời khắc vợ chuyển dạ, anh quyết định sẽ không thể bỏ lỡ cơ hội được “đồng hành” cùng vợ.
![]() |
Trực tiếp chứng kiến cảnh vợ sinh nở, anh cảm thấy thương vợ hơn bao giờ hết. |
![]() |
Khoảnh khắc con gái chào đời khiến ông bố run run vì xúc động. |
![]() |
Tiếng khóc đầu tiên của em bé khiến ông bố thốt lên vui sướng: "Yêu quá!" |
![]() |
Cắt rốn cho em bé |
Chia sẻ về cái tên Lê Hạ Vy của con gái, anh kể: “Trên một chuyến phà từ Cát Bà về TP. Hải Phòng, 2 vợ chồng lên nóc phà ngắm hoàng hôn và phơi nắng. Tôi nói với vợ: Anh rất thích mùa hè vì mùa hè có nhiều nắng. Mỗi lần được phơi nắng, anh thấy mình được hấp thụ rất nhiều năng lượng tích cực. Chính vì thế, anh muốn tên con mình sẽ có một chữ ‘Hạ’. Anh muốn con mình lúc nào cũng rạng ngời như ánh nắng mùa hè, đầy năng lượng tích cực”.
“Còn vợ tôi thì nói cô ấy thích tên Vy, một cái tên rất nhẹ nhàng và thanh thoát. Thế là cái tên Lê Hạ Vy ra đời”.
Anh Hải cho biết, hiện tại vợ anh vẫn còn mệt do ảnh hưởng của việc gây tê tuỷ sống nên anh muốn vợ dành thời gian nghỉ ngơi. “Việc chăm con đã có tôi gánh vác từ A đến Z. Tôi rất thích được tự tay chăm con gái 24/24”.
![]() |
Chạm nhẹ vào tay con |
![]() |
Những giọt sữa non đầu tiên của mẹ |
![]() |
Gia đình anh Hải chụp cùng các y bác sĩ sau khi mẹ tròn con vuông. |
![]() |
Em bé được đưa về phòng nghỉ. |
Đăng Dương
Ảnh: Lê Cao Hải
Bộ ảnh cưới của cụ bà 85 tuổi và đứa cháu trai kém 61 tuổi đang "gây sốt" trên nhiều diễn đàn mạng xã hội Trung Quốc những ngày gần đây.
" alt=""/>Nhiếp ảnh gia 'run tay' ghi lại toàn bộ hành trình vợ sinh conJustine Ann, 32 tuổi, nhân viên của Sarah, cũng đồng ý với quan điểm này. Justine từng làm y tá và nhân viên khách sạn, cô chuyển sang ngành dịch vụ tang lễ với lý do: "Tôi không muốn làm việc với người còn sống".
Sarah và Justine là thành viên trong nhóm 4 cô gái làm nghề xử lý, bảo quản và trang điểm thi thể. 2 thành viên còn lại là Lim Yi Huey, 25 tuổi và Nicole Chong, 27 tuổi với hơn 7 năm kinh nghiệm làm nghề.
![]() |
Từ trái sang là Justine Ann, Lim Yi Huey, Nicole Chong và Sarah Ang. |
"Văn phòng" của 4 cô gái là một căn phòng nhỏ với 2 chiếc bàn thép đặt cạnh nhau, một bồn rửa và những thiết bị chuyên dụng. Ngay cả khi đeo khẩu trang, người ta vẫn ngửi thấy mùi thuốc khử trùng thoang thoảng trong không khí.
Trước đây, không nhiều phụ nữ tại Singapore được ủng hộ thực hiện việc làm liên quan đến thi thể. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi trong 5 năm qua và Sarah nhận thấy ngày càng có nhiều người trẻ tuổi hứng thú tham gia vào công việc này.
Đối với Yi Huey, người trẻ nhất trong nhóm, điều thu hút cô đến với công việc hiện tại là sự quan tâm đối với cơ thể con người.
"Tôi mong muốn có thể giúp một người đã khuất trong hành trình cuối cùng của họ", cô cho biết.
Những tình huống không thể quên
Theo Asia One, công việc của các cô gái bao gồm làm sạch thi thể, tiêm hóa chất vào động mạch để bảo quản, thay quần áo và đưa thi thể vào quan tài. Họ còn làm tóc, trang điểm và thậm chí là làm móng cho những người đã khuất.
Theo xu hướng của thời đại, Sarah đã thay thế sơn móng tay thông thường bằng sơn gel, sử dụng đèn UV để làm khô. Cô nói đùa đôi khi căn phòng làm việc của nhóm còn như một tiệm làm móng vậy.
![]() ![]() |
Các thành viên của nhóm mặc trang phục bảo hộ khi làm việc. |
Nữ giám đốc cho biết trong suốt nhiều năm làm việc, nhóm đã gặp không ít tình huống đặc biệt. Đó là trường hợp một khách hàng muốn tóc của người thân phải được tẩy trắng trước khi nhuộm màu.
"Tôi không biết liệu da đầu của người đã khuất có nhạy cảm với hoá chất không. Điều gì sẽ xảy ra nếu tóc của cô ấy rụng hết? Vì vậy, tôi đã phải hỏi han khách hàng rất nhiều về việc người đã khuất đã từng nhuộm tóc trước đó hay chưa", Sarah kể.
Với sự giúp đỡ của Nicole, Sarah đã nhuộm tóc cho thi thể theo đúng nguyện vọng của gia quyến.
"Chúng tôi chắc chắn rằng đã làm hết sức mình. Rất may, gia đình hài lòng với kết quả cuối cùng".
![]() |
Căn phòng làm việc của 4 cô gái. |
Có một trường hợp khác khiến Sarah khó xử. Một khách hàng yêu cầu cô trang điểm má có hình tròn đỏ và tô son ở giữa môi cho người mẹ đã khuất của mình.
Sarah liên tưởng đến những hình mẫu tâm linh trong truyền thống, tuy nhiên phải cố gạt suy nghĩ đó sang một bên và làm theo ý khách hàng của mình.
"Đến cuối, khách hàng còn yêu cầu tôi đánh phấn mắt màu xanh cho mẹ mình. Tôi phải hỏi lại mấy lần, cô ấy nói khi còn sống mẹ luôn trang điểm cho mình như vậy.
Đó là một tình huống tôi sẽ không bao giờ quên.Thành thật mà nói, những khách tới thăm viếng người khuất sau đó sẽ phải giật mình với cách trang điểm này", cô nói.
![]() |
Việc xử lý một thi thể sẽ kéo dài trong khoảng 2 tiếng rưỡi. |
Trường hợp khó khăn khác mà Sarah gặp phải đó là một cái chết xảy ra trên tàu biển chở hàng.
"Chúng tôi đã trải qua 6 giờ lênh đênh trên biển. Thi thể của người đã khuất được thuỷ thủ đoàn đặt trong tủ lạnh, chiếc tủ mà họ vẫn sử dụng để bảo quản thức ăn mỗi ngày.
Khi trở về đến đất liền, thi thể đã phân huỷ nghiêm trọng, da bắt đầu bong ra và bốc mùi khó chịu. Tôi phải nhờ mọi người đi tìm nhang để đặt xung quanh", Sarah kể.
Thay đổi suy nghĩ về gia đình
Công việc đặc thù đã khiến những thành viên trong nhóm cảm thấy quý trọng cuộc sống nhiều hơn, đặc biệt là dành nhiều thời gian hơn cho con cái và những người thân yêu của mình.
Sarah chia sẻ trên Asia One: "Giờ đây tôi rất quý trọng thời gian ở bên gia đình. Vào tháng trước, bà tôi qua đời, tôi đã rất hối hận vì đã không dành thời gian cho bà nhiều hơn. Tôi bắt đầu nghĩ rằng mình cần cân bằng hơn giữa công việc và cuộc sống. Nếu không, cuộc sống của tôi thật là lãng phí".
![]() |
Công việc đặc thù khiến họ mong muốn được dành thời gian nhiều hơn cho gia đình. |
Thành viên Nicole nói thêm: “Tôi cũng vậy. Vào những ngày nghỉ phép, tôi sẽ cố gắng đến nhà ông bà ngay cả khi tôi không làm gì ở đó, chỉ là để đi dạo cùng họ.
Chúng ta sẽ không bao giờ biết được khi nào mình chết, vì vậy mỗi ngày phải sống thật trọn vẹn".
Theo Zing
Tốt nghiệp đại học, Fang Fang quyết tâm gắn bó với công việc trang điểm, chọn trang phục cho người chết.
" alt=""/>Những cô gái 'chỉ muốn làm việc với người đã mất' ở Singapore