
Thấy tôi làm căng, chồng tôi vội vàng trở về cầu xin tôi tha thứ. Chồng tôi thú nhận rằng anh ấy yêu cô ấy nhưng cũng yêu tôi, yêu gia đình. Nếu buộc phải lựa chọn, anh sẽ chọn tôi, chọn các con. Thực sự tôi yêu chồng rất nhiều. Con tôi thì còn bé, mới lọt lòng. Tôi không muốn con tôi lớn lên không có bố.
Tôi nghĩ rằng tôi đã dạy cho người phụ nữ đã cướp chồng của tôi, cướp bố của con tôi một bài học rồi nên khá yên tâm. Thời gian sau đó, chồng tôi khá "ngoan". Anh "đi đến nơi, về đến chốn", âu yếm mẹ con tôi như chưa từng phản bội tôi bao giờ.
Tuy nhiên, chỉ 2 tháng sau đó, tôi phát hiện chồng tôi liên lạc riêng với cô ta bằng một máy điện thoại khác. Mỗi tháng, chồng tôi vẫn chuyển cho cô ta 5-10 triệu. Hoá ra, cả hai chưa từng chia tay, chỉ là liên lạc, quan hệ với nhau trót lọt và kín kẽ hơn mà thôi.
Vừa đau, vừa hận, tôi đưa tờ đơn ly hôn để chồng ký. Một lần nữa, anh ta lại lạy lục, van xin tôi. Chồng tôi nói, cô bồ của anh thực ra rất tội nghiệp.
"Em nghĩ mà xem, trong 3 chúng ta, My (tên cô bồ) là người đau khổ nhất. Sau khi bị em bóc phốt, cô ấy bị mất việc. Giờ nếu anh lại rời bỏ cô ấy, anh cảm thấy tội lỗi quá. Anh đang cố làm gì đó để "bù đắp" cho cô ấy", chồng tôi nài nỉ.
Không những thế, chồng tôi nói rằng anh chỉ chu cấp cho cô ấy vài triệu thôi chứ hai người chưa gặp lại nhau, cũng không hề có chuyện kia. "Xin em đừng hiểu lầm", chồng tôi nói tiếp.
Nghe chồng nói, tôi uất ức đến tận cổ. Tôi để lại lá đơn ly hôn rồi đưa con bỏ về nhà ngoại. Tôi muốn có thêm thời gian để suy nghĩ. Tôi muốn ly dị nhưng lại thương con tôi còn quá nhỏ. Chồng tôi ngày nào cũng đến xin lỗi, thề hứa đủ điều nhưng tôi không còn tin anh nữa. Giờ tôi phải làm sao đây?
Thay vì đi tìm lời giải cho việc đàn ông ngoại tình, sao chúng ta không đi tìm câu trả lời dễ hơn cho câu hỏi dễ hơn? - nhà văn Hoàng Anh Tú viết.
" alt=""/>Chồng chọn gia đình nhưng không thể dứt bỏ người tình![]() |
Hệ thống đường bộ, đường sắt chạy dọc sa bàn với những cảnh núi rừng như thật đến từng ngọn cỏ. |
![]() |
Toàn bộ sa bàn do anh Nam tự tưởng tượng, thiết kế. |
![]() |
Những mô hình tàu hỏa, ô tô, nhà cửa... được anh Nam tìm mua thông qua mạng internet, nhiều mô hình phải đặt mua từ nước ngoài. |
![]() |
Từng chi tiết được thiết kế sao cho giống như thật với các bến xe buýt, hành khách... Đa phần mô hình được mua từ nước ngoài nên được thiết kế theo kiến trúc châu Âu. |
![]() |
Mô hình trạm xăng giống như ngoài đời thực. |
![]() |
Tuyến đường sắt được bố trí chạy qua núi rừng, bờ biển. |
![]() |
Mô hình đường sắt chạy qua đô thị. |
![]() |
Từng cái cây anh Nam cũng phải đặt mua qua mạng internet. |
![]() |
Sa bàn như một đất nước thu nhỏ với đầy đủ cả những đập thủy điện, cầu vượt đường sắt, khu công nghiệp.... |
![]() |
Anh Nam cho biết tất cả những mô hình này anh mua dần từ 6 năm nay. |
![]() |
Cung đường đèo đặc trưng của vùng núi Tây Bắc trong đó có Mường Lò. |
![]() |
Đánh golf, môn thể thao thời thượng cũng xuất hiện trong sa bàn. |
![]() |
Anh Nam thường xuyên kiểm tra an toàn hệ thống điện năm dưới gầm sa bàn. Toàn bộ hệ thống điện, điều khiển cũng do anh Nam tự mày mò, nghiên cứu thông qua internet. |
![]() |
Các đoàn tàu hỏa, ô tô vận hành thông qua chiếc điều khiển anh Nam mua từ nước ngoài. Chiếc điều khiển từ xa có giá không rẻ này có thể cùng lúc lập trình điều khiển cho tối đa 14 thiết bị. |
Lê Anh Dũng
" alt=""/>Ô tô, tàu hỏa chạy như thật ở quán cafe trên vựa lúa Mường LòTV trong phòng khách sạn cũng có thể bị lấy đi. (Ảnh: Shutterstock)
Kết quả cuộc khảo sát với 1.157 chủ khách sạn ở cả châu Âu và châu Á, do Wellness Heaven - cổng thông tin thông tin trực tuyến của Đức đánh giá và hướng dẫn khách sạn, spa sang trọng - thực hiện năm 2019 cho thấy:
Những vật dụng của khách sạn thường bị khách hàng lấy mang theo nhiều nhất là đồ dùng trong phòng tắm như khăn lau, dầu tắm gội và có khi là cả áo choàng, móc treo quần áo… Giấy vệ sinh "biến mất" không chỉ vào lúc cao điểm Covid-19 mà cả khi dịch bệnh đã lắng dịu.
![]() |
Đã có vụ khách sạn bị mất cả chiếc đại dương cầm. (Ảnh minh họa: vivalifestyleandtravel) |
Gần đây có không ít trường hợp "cầm nhầm" táo tợn hơn với mục tiêu là tác phẩm nghệ thuật, lò sưởi, TV hoặc thậm chí cả đàn piano, đệm giường đắt tiền.
Những đồ vật lớn, cồng kềnh đó thường "một đi không trở lại" vào ban đêm sau khi được chuyển bằng thang máy xuống bãi đậu xe ở tầng ngầm. Một chủ khách sạn cho biết.
![]() |
Khó tìm ra thủ phạm lấy đồ vì nhiều người ra vào khách sạn, nhà hàng. (Hình minh họa: Guardian) |
"Khi đi qua sảnh lễ tân, tôi nhận thấy thiếu một thứ gì đó. Rồi tôi được biết có 3 người đàn ông mặc quần yếm bảo hộ tới mang chiếc grand piano (đại dương cầm) của khách sạn đi. Tất nhiên nó không bao giờ còn xuất hiện trở lại nữa" - chủ khách sạn tại Italia bị mất loại nhạc cụ đắt tiền này kể lại.
Tại một khách sạn ở Pháp, một vị khách bị bắt quả tang đang định "thó" đầu lợn rừng nhồi bông được treo trang trí trên tường. Ngày hôm sau các bạn của vị khách đó thương lượng mua lại tác phẩm nghệ thuật đắt giá này để tặng lại anh ta làm… quà cưới.
![]() |
Chăn, ga, gối, đệm cũng bị khách "cầm nhầm" từ không ít khách sạn. (Ảnh: awol.junkee.com) |
Nhiều khách sạn phàn nàn vì bị mất tranh hoặc các tác phẩm nghệ thuật khác. Những khách sạn hạng sang có cung cấp Ipad (máy tính bảng) cho khách cũng có thể không tìm thấy chúng ở đâu sau khi khách rời đi.
Trường hợp mất máy pha cà phê, máy sấy tóc, ly uống rượu, ấm trà, chăn - gối - ga trải giường, thảm, điều khiển TV… khá phổ biến. Thậm chí cả đệm cao cấp thường có giá tới vài ngàn Euro cũng bị lấy đi với xác suất tại các khách sạn 5 sao cao hơn các khách sạn khác tới 8 lần. Có khách sạn còn mất toàn bộ bảng số các phòng (?)
![]() |
Khăn tắm thường bị lấy đi tại các khách sạn hạng sang. (Ảnh: USAToday) |
Tại Salzburg, Áo có trường hợp mất băng ghế bằng gỗ thông thơm đặt trong phòng Spa, hoặc vụ toàn bộ hệ thống âm thanh nổi trong một spa ở Đức biến mất sau một đêm…
Trong số các món đồ bị biến mất theo kiểu "kỳ quặc" còn có: vòi sen mát xa thủy lực, bệ ngồi bồn cầu, ống thoát nước, tượng đặt ngoài trời… thậm chí cả bồn rửa.
Các nhà hàng thường bị mất ly tách, gạt tàn, ống hút kim loại, dao kéo, lọ cắm hoa.
![]() |
Bài toán khó với các chủ nhà hàng, khách sạn: Làm sao giải mã thói quen "cầm nhầm" đồ của một số khách? |
Để tìm lời giải cho bài toán "cầm nhầm đồ" không dễ vì khách sạn, nhà hàng là những nơi đông người ra vào. Nên có chủ khách sạn đành đối phó bằng cách đặt một số món đồ "độc lạ" trong phòng làm quà tặng miễn phí, với hy vọng khách sẽ chú ý đến chúng hơn.
Hoặc có chủ nhà hàng đặt thiết kế riêng những vật trang trí như gạt tàn độc đáo, để nếu khách lấy đi thì cũng là cách để quảng bá cho thương hiệu của mình…
Lý do được nhân viên cấp cao của một khách sạn tiết lộ có thể sẽ khiến bạn phải rùng mình.
" alt=""/>Chủ khách sạn đau đầu vì thói 'cầm nhầm' đồ của du khách