Dù hiện tại nhận thức của xã hội đã thay đổi tốt hơn, những người thuộc cộng đồng đồng tính, song tính, chuyển giới không còn phải sống trong sợ hãi hay hoang mang vì sự kì thị, phân biệt đối xử gay gắt nhiều như trước. Thế nhưng họ vẫn phải thừa nhận rằng, trên con đường được là chính mình, họ vẫn gặp phải không ít những khó khăn.
![]() |
Vẫn còn rất nhiều những rào cản khiến những người đồng tính, song tính, chuyển giới cảm thấy khó khăn trên con đường được là chính mình. ẢNh minh họa. Nguồn Internet |
N.H – một người chuyển giới nữ ở Hà Nội đã từng kể câu chuyện đau khổ của chính mình trong những ngày mới chuyển giới.
N.H cho biết, thời gian đó, N.H đi đến đâu cũng có cảm giác những ánh mắt đang hướng về phía mình. Vì thế, N.H luôn cảm thấy không tự nhiên. Tuy nhiên, điều khiến N.H thấy bất tiện nhất là mỗi khi phải dùng nhà vệ sinh công cộng.
“Em nhớ, lần ấy, em cùng bạn trai đi siêu thị. Lúc vào nhà vệ sinh, em đã gặp phải một tình huống rất trớ trêu.
Em vừa bước chân vào nhà vệ sinh nữa thì cả nhóm người nhìn em la ó, họ chửi em là đồ biến thái là kẻ bệnh hoạn, rồi họ đuổi em ra ngoài. Em đã giải thích, em là con gái, nhưng ít ai tin (có lẽ vì thân hình của em vẫn còn vạm vỡ).Một vài người tin thì lườm nguýt.
Họ thở dài bảo em đàn ông không ra đàn ông, đàn bà không ra đàn bà khiến em tự ti lắm. Vì thế, một lần khác, cũng ở nơi công cộng, để không xảy ra chuyện như lần trước, em vào nhà vệ sinh nam với dự định sẽ đi vào phòng kín. Tuy nhiên. khi vừa vào nhà vệ sinh nam thì em bị vài thanh niên dồn em vào góc tường để sàm sỡ và sờ nắn.
Sau đó, em không còn dám đi vệ sinh ở nơi công cộng nữa. Có đi, em cũng phải nhìn trước ngó sau hoặc chờ cho hết người ra vào rồi mới vào.” – N.H kể
Cũng từng gặp ác mộng khi đi vệ sinh ở nơi công cộng, một người chuyển giới nam có tên M.A ở Hà Nội kể:
“Gần nhà em có một trung tâm thương mại. Em thường đến đó để mua sắm đồ đạc cho gia đình. Cũng vì gần nhà nên ở đó nhiều người biết em chuyển giới. Lần đó thấy em vào nhà vệ sinh nam, vài người quen đã đi theo em rồi xô em vào góc tường để kiểm tra xem em có “cái đó” không?
Cũng may em đã chống cự được và chạy ra khỏi phòng. Tuy nhiên vài lần đi vệ sinh ở những nơi công cộng khác, em lại bị những người đàn ông khác trêu đùa. Họ cười hỉ hả khi thấy em bước vào. Rồi họ ngăn cản không cho em đi vào phòng kín” – M.A kể.
“Khi em không đồng tình với họ thì họ chửi em và dồn em vào góc tường và bắt em cởi bỏ quần áo” – M.A nói. Từ đó, M.A bị ám ảnh. Cô không còn dám đi vệ sinh ở nơi công cộng nữa.
![]() |
Ảnh minh họa |
Là bạn đi cùng của M.A, L.N – một người chuyển giới nữ cũng kể một kỷ niệm nhớ đời khi cô bước chân vào nhà vệ sinh.
L.N nói: “Em vừa bước vào nhà vệ sinh thì một chị tầm 40 tuổi gào lên, bảo em là đồ bệnh hoạn, biến thái, dám giả gái để vào nhà vệ sinh nữ làm chuyện xấu xa. Rồi chị ấy hô hào mọi người túm lấy em.
Thế là cả nhóm xông vào em, cả cô dọn vệ sinh cũng xông vào em. Em chỉ nghe láng máng tiếng người la ó, bảo đánh cho chết những kẻ biến thái để lần sau chúng không làm bậy. Sau đó, tai em ù đi.
May sao, bạn của em đứng chờ bên ngoài đã phát hiện sự việc nên lao vào giải vây cho em và cứu em”.
“Từ đó, em chừa, không dám đi vệ sinh ở những nơi công cộng nữa. Em chỉ mong, ở Việt Nam sẽ có những nhà vệ sinh dành riêng cho những người như em” – L.N nói thêm.
Cùng suy nghĩ như L.N, có rất nhiều bạn chuyển giới mong muốn có được một nhà vệ sinh dành riêng cho những người có tình cảnh giống mình. Bởi tỉ lệ người chuyển giới bị kỳ thị, bị phân biệt đối xử trong nhà vệ sinh là khá lớn (66,9% người chuyển giới nam và 46,7% người chuyển giới nữ bị phân biệt đối xử ở nhà vệ sinh nữ - kết quả khảo sát của viện nghiên cứu xã hội – kinh tế và môi trường năm 2016).
Tuy nhiên, trong các cuộc thảo luận về vấn đề này, hầu hết đều không tán thành vì lo ngại sự phân việt hơn nữa mà nó có thể tạo ra.
Trên thế giới, hiện đang diễn ra phong trào “trung tính hóa” “phi giới tính hóa” các nhà vệ sinh. Mục đích ban đầu của việc phân nhà vệ sinh theo giới tính là tránh sự quấy rối, giữ riêng tư với nữ giới. Tuy nhiên, nhiều người cũng lên tiếng việc bố trí thiết kế trong nhà vệ sinh nam cũng không đảm bảo sự riêng tư của nam giới dẫn đến nhiều người nam vẫn chọn buồng vệ sinh riêng chứ không dùng thiết bị vệ sinh đứng. Giải pháp đưa ra là cần tạo sự riêng tư mà tất cả mọi người đều có thể sử dụng. |
Minh Anh
Quyền Linh tỏ ra đồng tình: “Đàn ông phải có chút danh phận, quen 2 năm mà không cho người ta danh phận làm sao được”. Nam MC hỏi còn thương người cũ không, anh chàng liền thẳng thắn: "Đối với em, tình yêu, một là xem nhau tất cả, hai là không là gì cả".
Tham gia chương trình, Văn Trung mong muốn tìm mẫu bạn gái cao trên 1m50, ưa nhìn và biết cách ứng xử. Hình mẫu lý tưởng của anh là nữ diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc.
Ghép đôi với chàng trai xứ Bình Định là cô gái Trần Thị Anh (27 tuổi), đang làm trợ lý kinh doanh ở Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Trần Anh tâm sự, cô là người vui vẻ, biết quan tâm người khác. Tuy nhiên cô nàng có điểm yếu là không khéo tay và tính cách hơi nhạt.
Cô cũng từng trải qua 3 mối tình. Đến tham gia chương trình, cô gái đã ghi sẵn một tờ giấy về những tiêu chí lựa chọn bạn trai của mình. Cô lần lượt đọc những tiêu chuẩn mà mình đặt ra và nhờ Hồng Vân kiểm tra giúp như: chàng trai phải cao trên 1m73, gương mặt dễ nhìn, dễ tính…
Nữ MC phải thốt lên: "Linh ơi, ra coi cái "bí kíp" này, chắc đọc tới 9 giờ tối mới xong, nguyên một tờ sớ luôn đây". Nghe vậy, MC Quyền Linh vội bước sang hàng rào, anh tiếp tục đọc các tiêu chí của cô gái như: yêu cầu chàng trai phải mạnh mẽ, biết bảo vệ bạn gái, có một chút gia trưởng, không nề hà việc nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, là người lãng mạn, cần nhớ các ngày lễ kỷ niệm, biết hát, biết sửa đồ dùng trong nhà…
![]() |
Cặp đôi trao nhau nụ hôn, đồng ý hẹn hò |
Nhìn thấy tờ giấy của cô gái, nam MC phải thở dài: "Kiếm chồng mà có một cuốn vậy mệt lắm".
Quyền Linh liên tục đọc nhưng vì quá mệt nên nam MC đành đưa cho Văn Trung: "Thôi mệt quá, em cất rồi đem về có gì tự nghiên cứu nha. Em thấy trong cuốn sổ này, mình đáp ứng được bao nhiêu phần trăm?". Trước câu hỏi của nam MC, Văn Trung tự tin rằng mình đáp ứng khoảng 90% khiến khán giả cười lớn.
Sau khi hàng rào tình yêu được mở ra, cả Thu Anh và Văn Trung đều đem đến chương trình những món ăn do tự tay mình làm. Cô gái mang dĩa thịt vịt kho gừng để gửi tặng cho đối phương và ngõ lời muốn Văn Trung thưởng thức ngay trên sân khấu.
Chàng nhận xét cô gái nấu ngon nhưng hơi mặn vì không có cơm. MC Quyền Linh hài hước nói: "Em ăn nhớ nhả xương đó nha. Người ta làm ăn với cơm, ai biểu ông ăn không rồi ông chê. Có ai ăn vịt kho gừng mà ăn chơi đâu".
Về phía Văn Trung, anh tự tay làm sushi cuộn trứng để tặng bạn gái và được khen ngon.
Chàng trai cũng dành không ít lời ngợi khen bạn gái. Anh tỏ ra hào hứng với mối quan hệ này khi nói: "Chỉ cần em cho lý do là anh đến gặp em. Tối nào anh cũng rảnh”.
Khi MC Hồng Vân hỏi: “Em có thích lấy vợ người Bắc không?”, chàng trai không ngần ngại trả lời: “Ở đâu cũng được, quan trọng là mình sống và lập nghiệp như thế nào”.
“Anh muốn em cho anh một cơ hội để bảo vệ và yêu thương em nhiều hơn", anh chàng nói với Trần Anh. Ở giây phút quyết định bấm nút hẹn hò, Thu Anh khiến Văn Trung “toát mồ hôi” khi sau ba tiếng đếm cô vẫn chưa bấm nút.
Tuy nhiên cuối cùng khán giả ở trường quay cũng có cơ hội vỗ tay chúc mừng khi cả hai đồng ý hẹn hò.
Chị Mỹ Duyên hứa với bố mẹ, sẽ tìm được một chàng rể. Tuy nhiên khi đấng sinh thành khuất núi, chị vẫn chưa thực hiện được lời hứa của mình…
" alt=""/>Bạn muốn hẹn hò tập 616: Cô gái lập 'sớ' tiêu chuẩn chọn bạn trai