Những lớp tuyết dày đọng trên các mái nhà, cành cây, những con đường tạo nên một bức tranh trắng xoá, yên bình. Trầm mặc như đang trong giấc ngủ say. Mùa đông giá lạnh khiến cây cối khẳng khiu, trụi lá nhưng vẫn cực kỳ lãng mạn bởi những bông tuyết vương ở khắp nơi.
![]() | ![]() |
Đến Hàn Quốc vào mùa đông, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh tuyết trắng tuyệt đẹp tại các địa danh nổi tiếng như đảo Nami, Cung điện hoàng gia, rừng Bạch dương Wondae-ri, bờ biển Hapyeong, làng Bukchon Hanok….
![]() | ![]() |
Mùa đông ở Hàn Quốc rất lạnh. Nhưng có thể nói chính cái lạnh này đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo của Hàn Quốc, giúp ghi dấu trong lòng du khách.
Bên cạnh hoạt động tham quan, du khách đến Hàn Quốc mùa đông còn có thể trải nghiệm trượt tuyết, lướt ván, tham gia lễ hội câu cá băng, trải nghiệm phòng tắm hơi công cộng và thưởng thức nhiều món ăn “ấm lòng” thơm ngon để xua tan giá lạnh.
Ảnh: Tổng cục du lịch Hàn Quốc
UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Nông nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó tập trung nhiều nhiệm vụ như xây dựng các hệ thống dữ liệu của ngành. Từ năm 2020, tỉnh triển khai hai dự án truy xuất nguồn gốc và quản lý trang trại chăn nuôi, nhận được sự quan tâm và hưởng ứng lớn từ các tổ chức, cá nhân…
Bên cạnh đó, tỉnh đang vận hành 27 nền tảng, dữ liệu số trong ngành nông nghiệp (trong đó 15 phần mềm, cơ sở dữ liệu của trung ương; 12 phần mềm, cơ sở dữ liệu của tỉnh) và đang triển khai thực hiện 6 dự án để tiếp tục nâng cấp hạ tầng, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý ngành nông nghiệp.
Tại hội nghị, tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng cơ sở quản lý dữ liệu sử dụng chung cho 63 tỉnh/thành phố, từ đó tỉnh sẽ xây dựng phân hệ từ tỉnh đến huyện, xã để kết nối vào phần mềm cơ sở dữ liệu chung; xem xét hướng dẫn triển khai thực hiện sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn như một phân hệ riêng với mô hình phân cấp, phân quyền.
Đồng thời, tỉnh sẽ thường xuyên trao đổi với các địa phương, nhất là tỉnh Đồng Tháp và Bến Tre là địa phương đang thí điểm về hoàn thiện nền tảng cơ sở dữ liệu nông nghiệp số để kịp thời triển khai thực hiện xây dựng nền tảng dữ liệu số nông nghiệp tại tỉnh Đồng Nai....
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp nêu rõ, các địa phương cần xây dựng ngay kiến trúc dữ liệu chung cho ngành Nông nghiệp, xây dựng trục kết nối liên thông cơ sở dữ liệu, có sự đồng bộ từ trung ương xuống địa phương. Hội nghị là dịp tham vấn ý kiến của tỉnh Đồng Nai cũng như các tỉnh, thành khác nhằm rà soát, bổ sung, cập nhật, hoàn thiện về mặt thể chế trong chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp.
Hồng Khanh và nhóm PV, BTV" alt=""/>Đồng Nai vận hành 27 nền tảng, dữ liệu số trong ngành nông nghiệp.Theo người đứng đầu ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Long, kế hoạch này hướng tới mục đích “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số tạo đột phá trong đổi mới hoạt động GD-ĐT; đổi mới quản lý Nhà nước trong lĩnh vực GD-ĐT; tác động tích cực, toàn diện tới phương thức hoạt động, chất lượng, hiệu quả và công bằng trong giáo dục”.
Ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Long cho biết, mục tiêu hướng đến năm 2025 là đổi mới mạnh mẽ phương thức tổ chức giáo dục, đưa dạy và học trên môi trường số thành hoạt động giáo dục thiết yếu, hằng ngày đối với nhà giáo, người học.
Theo đó, 50% học sinh, học viên, và nhà giáo có đủ điều kiện về phương tiện, đường truyền, phần mềm để tham gia hiệu quả các hoạt động dạy và học trực tuyến.
Hình thành kho học liệu trực tuyến của tỉnh (có thể kết nối đến kho học liệu trực tuyến quốc gia) đáp ứng yêu cầu về tài liệu học tập cho trên 50% nội dung chương trình giáo dục phổ thông.
Đổi mới mạnh mẽ phương thức quản lý, điều hành dựa trên công nghệ và dữ liệu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và chất lượng cung cấp dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước và các cơ sở giáo dục
100% cơ sở giáo dục áp dụng hệ thống quản trị nhà trường dựa trên dữ liệu và công nghệ số. Trong đó, người học và nhà giáo được quản lý bằng hồ sơ số với định danh thống nhất toàn quốc.
80% cơ sở vật chất, thiết bị và các nguồn lực khác phục vụ GD-ĐT và nghiên cứu được quản lý bằng hồ sơ số.
100% thủ tục hành chính được triển khai dịch vụ công trực tuyến
Kế hoạch của Sở GD-ĐT Vĩnh Long hướng đến cơ sở dữ liệu toàn ngành được hoàn thiện, kết nối thông suốt với tất cả các cơ sở giáo dục đảm bảo cung cấp thông tin quản lý đầy đủ, tin cậy và kịp thời; được kết nối và chia sẻ hiệu quả với các cơ sở dữ liệu quốc gia.
Các cơ quan quản lý giáo dục được vận hành chủ yếu dựa trên dữ liệu và công nghệ số. 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình, một phần.
Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến toàn trình, một phần trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 50%; người học, phụ huynh hài lòng về chất lượng dịch vụ trực tuyến của các cơ sở giáo dục đạt trung bình 90%; tổ chức, cá nhân hài lòng về chất lượng dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan quản lý giáo dục đạt trung bình 90%.
Sở GD-ĐT Vĩnh Long yêu cầu phải đảm bảo các điều kiện về hạ tầng số, trang thiết bị triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong GD-ĐT; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin các hệ thống số hóa, đảm bảo an toàn trong các hoạt động dạy, học và làm việc trên môi trường số.
Ưu tiên sử dụng các mô hình dịch vụ trên nền tảng đám mây; đảm bảo kết nối Internet cáp quang tới tất cả các cơ sở giáo dục; có chính sách hỗ trợ dịch vụ Internet cho người học và đội ngũ giáo viên; có chính sách máy tính phù hợp cho học sinh.
Hình thành, phát triển hệ thống phòng học tương tác thông minh, phòng thí nghiệm, thực hành (Lab) hiện đại, phòng Lab mô phỏng, ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR), công nghệ học máy, công nghệ phân tích dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo vào các lĩnh vực nghiên cứu, thực hành.
Triển khai, thí điểm triển khai các mô hình dạy, học tiên tiến trên nền tảng số theo hướng dạy học kết hợp phù hợp với điều kiện, đặc thù, nhu cầu thực tế của giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Phát triển các kho học liệu số, học liệu mở chia sẻ dùng chung toàn ngành Giáo dục, gồm: bài giảng điện tử, bài giảng dạy trên truyền hình, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác...
Xây dựng thư viện điện tử trong các cơ sở giáo dục phổ thông; cổng thư viện số kết nối liên thông với các kho học liệu số, chia sẻ học liệu với các cơ sở giáo dục.
Xây dựng nền tảng chia sẻ thông tin học tập, thông tin giáo dục dựa trên nền tảng mạng xã hội.
Ngành giáo dục Vĩnh Long sẽ rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ theo hướng giúp ứng dụng hiệu quả công nghệ số; giải quyết một số thủ tục hành chính không dùng giấy tờ trong ngành giáo dục dựa trên nền tảng cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục.
Triển khai hệ thống thông tin quản lý ngành giáo dục, kết nối đầy đủ, toàn diện dữ liệu từ các cơ sở giáo dục... Triển khai các ứng dụng hồ sơ điện tử, liên lạc giữa nhà trường với gia đình, thanh toán không dùng tiền mặt.
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực số cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên và người học bảo đảm quản lý, làm việc hiệu quả trên môi trường số; kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ phụ trách ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong ngành giáo dục...