Chiều 11/12, phát biểu tại Hội nghị Tổng kết Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá Năm Chủ tịch ASEAN 2020 thành công toàn diện, trọn vẹn và thực chất. Một trong những thành công là nền tảng công nghệ thông tin phục vụ các phiên họp rất tốt, an toàn, an ninh mạng được bảo đảm.
Trước đó, chiều 10/12 đã diễn ra phiên họp tổng kết công tác bảo đảm an ninh, y tế Năm Chủ tịch ASEAN 2020 với sự chủ trì của Thượng tướng Bùi Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020, Trưởng Tiểu ban An ninh – Y tế ASEAN 2020. Báo cáo tổng kết nêu rõ năm 2020 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, đại dịch Covid-19 tác động trực tiếp.
Trước tình hình đó, các bộ, ngành, địa phương là thành viên Tiểu ban đã thống nhất nhận thức, nâng cao trách nhiệm, chấp hành nghiêm mệnh lệnh, bảo vệ tuyệt đối an ninh, đảm bảo thông tin thông suốt Năm ASEAN 2020, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ, đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn, phục vụ tổ chức thành công nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN lần thứ hai, góp phần củng cố vị thế, nâng cao vai trò của Việt Nam trong khu vực, trên trường quốc tế, để lại nhiều dấu ấn, hình đẹp trong lòng nhân dân và bạn bè quốc tế.
Từ tháng 4/2020, khi quyết định tổ chức các hội nghị theo hình thức trực tuyến, Tiểu ban An ninh - Y tế đã kịp thời điều chỉnh, bố trí, phân công lực lượng, tăng cường phương tiện vừa tham gia tích cực phòng, chống dịch Covid-19, vừa bảo đảm an ninh, y tế tại các địa điểm tổ chức hội nghị...
Triển khai kế hoạch phương án phục vụ tổ chức các hội nghị trực tuyến, kiểm tra đánh giá an toàn thông tin để chủ động khắc phục lỗ hổng, sự cố an ninh an toàn thông tin, bảo đảm an ninh mạng; ngăn chặn nhiều cuộc tấn công; khủng bố mạng có nguy cơ làm gián đoạn các phiên họp hội nghị.
Đồng chí Thứ trưởng đề nghị Thường trực Tiểu ban An ninh – Y tế tiếp tục bổ sung, hoàn thiện Báo cáo tổng kết, trong đó phản ánh các lĩnh vực, các mặt công tác đã làm được. Từ kết quả đã đạt được, các đơn vị cần rút ra những bài học kinh nghiệm, quy trình triển khai kế hoạch để phục vụ tốt nhất cho các hoạt động, sự kiện khác diễn ra trong thời gian tới.
Hải Lam
Bộ Công an sẽ phối hợp với Bộ TT&TT để hướng dẫn quy trình, tiêu chuẩn kiểm tra an ninh, an toàn và hoạt động của các ứng dụng cho chip điện tử trên thẻ căn cước công dân (CCCD).
" alt=""/>Các phiên họp trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020 được bảo đảm an toàn thông tinTình trạng website của cơ quan nhà nước bị lợi dụng để cài cắm, đăng tải, chuyển hướng hoặc liên kết với nội dung quảng cáo không phù hợp như game bài, cờ bạc… không phải mới xuất hiện mà đã tồn tại từ lâu. Bộ TT&TT đã nhiều lần có cảnh báo đề nghị các cơ quan, đơn vị rà soát và xử lý tình trạng các webite tên miền .gov.vn bị chèn các tệp tin có nội dung độc hại.
Theo phân tích của Cục An toàn thông tin, những tệp tin có nội dung độc hại kể trên còn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google và chuyển hướng người dùng sang website khác, khi người dùng truy cập đường dẫn. Điều này sẽ trở nên nguy hiểm và nghiêm trọng hơn nếu bị các đối tượng lợi dụng để đăng tải, phát tán những nội dung xấu độc, xuyên tạc về chủ quyền, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Nhận thức rõ thực tế trên và tính cấp thiết của việc đảm bảo an toàn hệ thống thông tin quan trọng, tại Thông tư 22 quy định cấu trúc, bố cục, yêu cầu kỹ thuật cho cổng/trang thông tin điện tử cơ quan nhà nước sẽ có hiệu lực từ ngày 5/4 tới, Bộ TT&TT cũng đã nêu rõ yêu cầu đảm bảo an toàn thông tin mạng.
Cụ thể, cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn thông tin với hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên. Luật An toàn thông tin mạng quy định, hệ thống thông tin được phân loại theo 5 cấp độ đảm bảo an toàn tăng dần từ 1 đến 5; trong đó cấp độ 3 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại nghiêm trọng tới sản xuất, lợi ích công cộng và trật tự, an toàn xã hội hoặc làm tổn hại tới quốc phòng, an ninh quốc gia.
Cung cấp đủ các chức năng cần thiết cho người dân, doanh nghiệp
Đáng chú ý, Thông tư 22 của Bộ TT&TT về cấu trúc, bố cục, yêu cầu kỹ thuật cho cổng/trang thông tin điện tử cơ quan nhà nước còn cập nhật chi tiết các yêu cầu về chức năng và hiệu năng, bao gồm các chức năng tối thiểu cần có; hiệu năng tải trang dành cho trải nghiệm người sử dụng cùng hiệu năng của hệ thống.
Đơn cử, thông tư mới quy định hiệu năng tải trang dành cho trải nghiệm người dùng khi chịu tải trong điều kiện môi trường thực hiện có băng thông tối thiểu 100Mbps, gồm nhiều yêu cầu: Thời gian người dùng phải đợi để thấy nội dung đầu tiên trên website sau khi trang bắt đầu được tải là dưới 3 giây; thời gian website cần hiển thị đầy đủ nội dung trên màn hình là dưới 5,8 giây; hay thời gian phản hồi trung bình của hệ thống là dưới 2,5 giây với mỗi luồng công việc chính riêng rẽ...
Thông tin với VietNamNet, Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ TT&TT) nhấn mạnh: Việc ban hành Thông tư 22 là cần thiết, nhằm hoàn thiện hướng dẫn về cấu trúc, bố cục, yêu cầu kỹ thuật cho cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
Cục Chuyển đổi số quốc gia cũng đã tiến hành đánh giá tác động sơ bộ của thông tư mới đối với các bộ, ngành, địa phương cũng như với người dân và doanh nghiệp.
Theo đánh giá, thông tư mới giúp các bộ, ngành, địa phương phân định rõ các khái niệm và các yêu cầu kỹ thuật của cổng/trang thông tin điện tử và các đối tượng được nhắc đến trong Nghị định 42 năm 2022 của Chính phủ. Từ đó, đơn vị chủ quản các cổng/trang thông tin điện tử sẽ có phương án triển khai phù hợp, tiết kiệm, không trùng lặp, hạn chế tình trạng phát triển tràn lan, nhiều đầu mối.
Ngoài ra, hiện nay các yêu cầu kỹ thuật với cổng/trang thông tin điện tử đang bị quy định phân mảnh ở nhiều văn bản khác nhau. Mặt khác, một số yêu cầu, quy định của giai đoạn ứng dụng CNTT đã không còn phù hợp với giai đoạn chuyển đổi số hiện nay. Việc này gây khó khăn khi triển khai cổng, phân mảnh trong văn bản kỹ thuật. Do đó, thông tư mới sẽ hỗ trợ các đơn vị trong việc tuân thủ quy định về yêu cầu kỹ thuật của cổng/trang thông tin điện tử một cách dễ dàng, đầy đủ và phù hợp hơn trong giai đoạn mới.
Quy định mới còn hỗ trợ Bộ TT&TT thuận lợi hơn trong việc tổng hợp, thống kê số liệu cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước thông qua hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ chính phủ số (hệ thống EMC).
Đáng chú ý, với quy định mới, trên cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, người dân và doanh nghiệp sẽ được tiếp cận nhiều hình thức, nội dung phong phú, đảm bảo đầy đủ các chức năng và tính năng cần thiết. Đồng thời, được nâng cao trải nghiệm sử dụng thông qua việc tối ưu hiệu năng theo thông tư mới, từ đó giảm khó chịu, bức xúc trong việc sử dụng dịch vụ.
Người dân cũng sẽ được cung cấp có một giao diện sử dụng tương đồng trên nhiều cổng dịch vụ công khác nhau, giúp họ thuận tiện khi tìm kiếm thông tin. “Mục tiêu hướng tới là các website thực sự là nguồn thông tin tin cậy, đại diện cho sự hiện diện của cơ quan nhà nước trên môi trường số”, Cục Chuyển đổi số quốc gia cho hay.