Tại trung tâm, học sinh có nhiều độ tuổi khác nhau, được chia theo từng nhóm lớp, với hình thức dạy “một kèm một”.
![]() |
![]() |
Lớp học đặc biệt được duy trì hơn 7 năm qua |
Những giáo viên không chuyên sẽ đọc bài trong sách để các học sinh khiếm thị chuyển thành chữ nổi. Bên cạnh đó, hướng dẫn học bài, củng cố kiến thức trên lớp, hỗ trợ các em giải bài tập về nhà.
Cứ thế, mỗi buổi học gần 20 sinh viên kiên trì, cần mẫn ôn luyện cho các em. Không chỉ dừng lại ở kiến thức, lớp học đặc biệt này còn là nơi tâm sự, sẻ chia và kết nối tình cảm giữa mọi người.
![]() |
![]() |
Các bạn sinh viên sẽ đọc chữ, giảng nội dung từ sách giáo khoa để các em khiếm thị chuyển tải nội dung bài học thành chữ nổi Braille |
Trần Vĩnh Trụ - sinh viên trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng cho biết, khó khăn lúc đầu là chưa nắm được tính cách, thói quen, ngôn ngữ của các em.
“Ban đầu, các em ở trung tâm rất ngại tiếp xúc với người lạ, nên cái khó nhất là phải làm sao tạo được không khí gần gũi, thân thiện để gần mình hơn.
Cùng lúc, thành viên trong đội còn dành thời gian tìm các phương pháp dạy, đưa ra trò chơi để vận dụng vào bài học, giúp các em dễ dàng tiếp thu, ghi nhớ kiến thức”, nam sinh viên chia sẻ.
![]() |
![]() |
![]() |
Lớp học đặc biệt mang đến niền vui của những người trẻ dành cho các em khiếm thị |
“Lớp học này ra đời từ năm 2013. Ngay từ lúc đầu đến trung tâm, chúng tôi cảm nhận được sự khó khăn của các em khiếm thị trong học hành và sinh hoạt.
Mọi người trong đội luôn muốn có thể giúp các em vượt qua trở ngại, để hoàn thành việc học. Hy vọng việc làm nhỏ bé của chúng tôi sẽ giúp các em có một tương lai tươi sáng hơn..”, Trương Thiết Lâm, Đội trưởng Đội công tác xã hội nói.
![]() |
![]() |
Buổi học còn là nơi tâm sự, kết nối tình cảm thân thiết giữa những giáo viên không chuyên và các em khiếm thị |
Anh Đặng Tấn Ba – Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng chia sẻ: “Ngoài kiến thức giáo viên dạy trên lớp, trung tâm rất cần sự hỗ trợ của các bạn sinh viên trong đội công tác xã hội.
Nhờ sự giúp sức của các bạn ấy mà nhiều em ở trung tâm có kết quả học tập rất tốt, được tuyển vào trường đại học, cao đẳng…”.
Hồ Giáp
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định tặng bằng khen cho cô Vũ Thị Hạnh là giáo viên trực tiếp dạy dỗ em Nguyễn Thị Thu Nga, học sinh đoạt giải Olympic Sinh học quốc tế năm 2020.
" alt=""/>Lớp học đặc biệt của những người thầy sinh viên ở Đà Nẵng“MU là một trong những đội hay nhất châu Âu và đang cho thấy điều đó qua những màn trình diễn, sự thách thức cùng kết quả”, Xaviđánh giá về đối thủ trước cuộc chiến quyết định.
Thuyền trưởng Barcanói thêm: “Đây là MU hay nhất trong những năm gần đây. Họ đã trở lại, thậm chí hiện đang đua danh hiệu Premier League.
Barca sẽ có trận đấu không dễ dàng trước đối thủ lớn như thế nào. Chúng tôi cần phải chiến đấu hết sức mình.
Tôi sẽ nói với các cầu thủ Barca, áp lực đang đè nặng lên tôi (thôi), mọi người hãy ra sân và tận hưởng sân khấu này.
Tôi sẵn sàng đánh đổi bất cứ thứ gì để được chơi lại ở Old Trafford trong một đêm châu Âu trọng đại với bầu không khí thật đặc biệt”.
Tại La Liga, Barca hiện hơn kình địch Real Madrid xếp nhì, 8 điểm, tuy nhiên họ đã không giữ được vị trí của mình tại Champions League.
“Năm nay Barca chơi ở Europa League, vì vậy chúng tôi không giữ được đẳng cấp tại Champions League. Chúng tôi không thể nói rằng mình đã trở lại. Đây là một bài kiểm tra lớn và chúng tôi cần phải chứng tỏ trên sân. Hãy xem kết quả đêm nay ở Old Trafford thế nào”, Xavi cho biết.
Xavi cũng ủng hộ MU được tiếp quản bởi tập đoàn Qatar, do biết người đặt giá thầu là Sheikh Jassim Bin Hamad Al Thani, Chủ tịch Ngân hàng QIB, từ lúc còn chơi bóng ở nước này:
"Tôi biết rõ về anh ấy vì tôi đã làm việc ở Qatar trong 6 năm. Al Thani là một người rất tốt, có trách nhiệm và nghiêm túc. Anh ấy là một lựa chọn tốt cho MU".
" alt=""/>Xavi nhận xét MU đang giữ phong độ hay nhất thời hậu Sir AlexĐó là bởi Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) sẽ trả tiền cho các CLB theo số ngày các các cầu thủ của họ tham dự World Cup, vắng mặt để phục vụ cho các ĐTQG.
Với việc có 16 cầu thủ (bao gồm cả Alex Telles đang cho mượn tại Sevilla), MUdự kiến kiếm được ít nhất khoảng hơn 2,5 triệu bảng từ tiền ‘bồi thường’ của FIFA.
FIFA được cho đã chi 157 triệu bảng cho tiền ‘đền bù’ cho các CLB tại World Cup 2018 diễn ra ở Nga. Tuy nhiên, các CLB sẽ nhận được nhiều hơn cho ngày hội ở Qatar năm nay.
Cụ thể, các CLB sẽ nhận được 10.000 USD (9.012 bảng)/cầu thủ/ngày với các cầu thủ làm nhiệm vụ tại World Cup 2022 cho các ĐTQG của họ. Con số này tăng hơn hẳn so với 6.440 bảng/cầu thủ/ngày tại World Cup 4 năm trước.
Việc ‘đền bù’ theo ngày được tính từ 14/11, tức 6 ngày trước World Cup, cùng với mỗi đội có 13 ngày cho vòng bảng. Như vậy, MU sẽ nhận khoản tiền ít nhất trong 19 ngày/16 cầu thủ tham dự - tương đương 2.739.648 bảng.
Con số có khả năng tăng lên do MU có các cầu thủ thuộc các đội tuyển có tiềm năng, nằm trong nhóm ứng viên như Argentina, Brazil, Pháp và Anh.
MU cũng có thể ‘bỏ túi’ từ các cựu cầu thủ của họ, khi Quy định của FIFA nêu rõ: “Khoản bồi thường sẽ được trả cho các CLB mà cầu thủ đã thi đấu trong 2 năm trước khi diễn ra World Cup 2022”.
Như vậy, MU sẽ được FIFA chia tiền từ Daniel James và Edinson Cavani.
" alt=""/>MU kiếm bộn tiền nhờ có 16 cầu thủ đá World Cup 2022