![]() |
Ca sĩ HYNN đã khắc dòng chữ "Tôi sẽ chỉ truyền lại những gì thuần khiết" trên tai nghe mà cô đeo khi biểu diễn. Ảnh: @hynn_01. |
Theo một nhân viên từ công ty quản lý New Order Entertainment, Park đã đọcThe White Bookvào khoảng năm 2018, khi cuốn tiểu thuyết được xuất bản lần đầu. Cô được một người bạn tặng cuốn sách trong lúc đang cảm thấy lo lắng khi chuẩn bị ra mắt với tư cách ca sĩ.
Park rất xúc động trước câu nói: "Dù có bị vấy bẩn, tôi vẫn chỉ truyền lại những gì thuần khiết".
Suy ngẫm về điều này, cô cho biết: "Sau khi đọc câu đó, tôi đã đưa ra quyết tâm 'Dù có bão táp hay đau thương nào xảy đến, tôi cũng sẽ sáng tác nhạc bằng một trái tim trong sáng, chân thành".
Park là một trong những ví dụ về cách các nghệ sĩ trẻ tìm thấy cảm hứng từ các tác phẩm văn học của Han, đánh dấu sự xuất hiện của "Han Kang Kids" (tạm dịch: Những đứa trẻ Han Kang).
"Câu văn đầy chất thơ mạnh mẽ, đối mặt với chấn thương lịch sử và phơi bày sự mong manh của cuộc sống con người" của Han Kang đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều ngôi sao Kpop trẻ trên toàn thế giới.
Thành viên V của nhóm BTS (tên thật: Kim Tae-hyung, 29 tuổi) cũng đã đọc tiểu thuyết Bản chất của ngườicủa Han Kang trong thời gian nhập ngũ.
Trái ngược với định kiến cho rằng giới trẻ tránh đọc sách, văn học của Han Kang đã tìm được lượng người theo dõi trẻ đáng kể ở Hàn Quốc. Các tác phẩm của bà, ví dụ Người ăn chay, được giới thiệu trong sách giáo khoa môn Văn ở cấp 3 và học sinh thường tham gia thảo luận về tiểu thuyết của bà trong lớp.
Một cuộc khảo sát gần đây của Gallup Korea cho thấy 25,5% số người được hỏi trong độ tuổi 18-29 đã đọc tiểu thuyết của Han trước khi bà giành giải Nobel, đây là tỷ lệ cao nhất trong tất cả nhóm tuổi.
Bất chấp có nhiều chỉ trích về việc giới trẻ xứ kim chi ít đọc, thực tế cho thấy nhóm nhân khẩu này lại là những độc giả say mê nhất các tác phẩm của nữ văn sĩ 54 tuổi. Phỏng vấn độc giả ở độ tuổi thiếu niên và 20 cho thấy đối với nhiều người, tiểu thuyết của Han đã đánh dấu bước ngoặt trong thói quen đọc sách của họ.
![]() |
Những lời chúc mừng Han Kang giành giải Nobel Văn chương được dán bên cạnh một quầy sách ở Seoul. Ảnh:Korea Times. |
Vậy tại sao độc giả trẻ Hàn Quốc lại bị thu hút bởi văn chương của Han Kang đến vậy dù chưa từng trải qua những sự kiện lịch sử mà các tác phẩm của bà thường mô tả?
Có hai lý do nổi bật: cảm xúc mãnh liệt và sự đồng cảm mà các tác phẩm của Han Kang gợi lên. Nhiều độc giả trẻ cho biết họ cảm thấy bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những cảm xúc thô sơ được truyền tải trong tiểu thuyết của bà.
"Người ăn chaykhông chỉ mang lại cảm giác như tôi đang đọc một cuốn sách, những cảm xúc khó khăn ấy hiện lên rất mạnh mẽ", một độc giả ở độ tuổi 20 cho biết. Một người khác nhận xét rằng đọc Bản chất của ngườigiống như "bị đâm vào ngực".
Dù có thể chưa từng trải qua những bi kịch lịch sử được mô tả trong các tiểu thuyết như Bản chất của người(bối cảnh là phong trào dân chủ Gwangju năm 1980) hay We Do Not Part(về cuộc nổi dậy ngày 3/4 và thảm sát Jeju cuối những năm 1940 đầu 1950), nhưng các độc giả trẻ đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về nhân quyền và sự hy sinh cá nhân.
Như giáo sư Song Ji-eon của Đại học Hongik lưu ý: “So với các thế hệ trước, giới trẻ ngày nay có thể ít trải nghiệm trực tiếp hơn với các chấn thương lịch sử, nhưng sự nhạy cảm đối với quyền con người giúp họ đồng cảm sâu sắc với nỗi đau khổ và sự hy sinh của từng cá nhân được thể hiện trong tác phẩm của Han".
Đối với nhiều độc giả trẻ, tiểu thuyết của Han Kang mang lại cảm giác được công nhận và thoải mái. Một độc giả 23 tuổi bày tỏ rằng những nhân vật như bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông trong The Wind Is Blowing khiến cô nhận ra rằng: "Tôi vẫn còn lòng nhân đạo".
Một độc giả khác đề cập đến cảm giác thay thế về tình mẫu tử thông qua nhân vật trong Bản chất của người, thú nhận rằng: "Tôi không thể tổ chức tang lễ cho bạn, vì vậy cuộc sống của tôi trở thành lễ tang của bạn".
![]() |
Tiểu thuyết của Han Kang được trưng bày tại Thư viện Quốc gia Hàn Quốc ở quận Seocho, Seoul. Ảnh: Newsis. |
Nhớ đến nhân vật Dong-ho trong Human Acts, người qua đời với cảm giác tội lỗi khi đã không chạy đến giúp đỡ bạn sau khi bạn bị bắn, một độc giả 18 tuổi đặt câu hỏi: "Tại sao những 'người lớn' đã phạm những tội ác này lại không cảm thấy tội lỗi?".
"Thông qua sự đồng cảm với nỗi đau mà Han Kang khắc họa, thế hệ trẻ đang tìm thấy bản ngã của mình. Đây là một phản ứng với xã hội buộc họ phải trở nên chai sạn chỉ để tồn tại. Sự tồn tại đó càng bị đe dọa trầm trọng trong bối cảnh cuộc cách mạng AI xuất hiện", giáo sư Kim Heon-sik của Đại học Jungwon giải thích.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt=""/>Thế hệ Han Kang Kids tại Hàn Quốc- Sao nhập ngũ 2020 đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của khán giả. Lý do nào khiến chị tham gia chương trình?
TrongSao nhập ngũ, các khách mời có cơ hội được trải nghiệm cuộc sống như một người lính thực thụ. Tôi muốn được trải nghiệm và vượt qua những giới hạn của bản thân nên rất hứng thú khi nhận được lời mời từ ban tổ chức. Sau chương trình, tôi nhận ra mình không chỉ mạnh ở bên ngoài mà còn ở bên trong nữa. Mỗi người đã mang đến một màu sắc riêng, một hình ảnh riêng và làm nên những câu chuyện sinh động trong môi trường quân ngũ.
- Nam Thư đã gặp những khó khăn gì khi quân đội là một môi trường khá khắc nghiệt, khó khăn và đòi hỏi tính kỷ luật cao? Vai trò chị cả có khiến Nam Thư gặp nhiều khó khăn?
Khó khăn lớn nhất tôi phải vượt qua là bản thân mình. Mọi người sẽ thấy tôi bị chấn thương, nhìn đồng đội làm nhiệm vụ, tôi bị khó chịu. Tôi thấy tội nghiệp cho 5 bạn khi họ cũng cảm nhận được sự xuống tinh thần của tôi. Nhưng phép màu sẽ xuất hiện, sẽ có nhiều câu chuyện mọi người không tin được nhưng là thực tế.
Khi cùng tham gia show thực tế này, mọi người đều là những tân binh nên việc giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau là điều cần thiết. Không chỉ tôi động viên các em mà các em còn là nguồn động lực để tiếp tục cuộc hành trình.
- Nam Thư và các thành viên trong mũi đã xử lý những mâu thuẫn ra sao? Hiện nay, vết thương của chị ra sao?
Đó chỉ là những hiểu lầm nho nhỏ, con gái sống cùng nhau tất nhiên sẽ có nhiều vấn đề phức tạp. Trong tập 1, tôi đã dặn dò các bạn rằng nếu có vấn đề gì cũng sẽ nói ra để hiểu nhau hơn, và điều đó được mọi người thực hiện rất tốt, nên chúng tôi có những kỷ niệm đáng nhớ cùng nhau.
Sau chương trình, tôi đi kiểm tra sức khoẻ và nghỉ ngơi, chấn thương giờ đã hoàn toàn bình phục. Chấn thương là một trải nghiệm khó quên khi tôi bật khóc vì đau, vì tủi thân nhưng đó cũng là thử thách để tôi xem mình có đủ mạnh mẽ để có thể vượt qua rào cản này hay không.
- Nam Thư tích lũy được những kinh nghiệm gì cho bản thân và và có tiếp tục duy trì nếp sống 11 chế độ sau chương trình?
7 ngày ghi hình, tôi sống có kỷ luật, trách nhiệm hơn. Sống trong môi trường quân đội, được tiếp xúc và thực hiện các nhiệm vụ, tôi hiểu những khó khăn, thách thức vậy mà họ vẫn vượt qua hoàn thành tốt nhiệm vụ. Họ là người truyền cho tôi nguồn động lực lớn để hiểu và yêu hơn đất nước của mình.
Những gì trên truyền hình chỉ là một phần nhỏ đối với môi trường quân đội. So với quân nhân chính thức, các nữ nghệ sĩ có phần "nhẹ tay" nhưng dù trải nghiệm một chút tôi đã có nhiều bài học đáng nhớ. Công việc của người nghệ sĩ đòi hỏi thời gian linh hoạt, duy trì nếp sống 11 chế độ là điều không thể. Tuy nhiên, với riêng tôi, nếp sống vẫn ảnh hưởng như việc tôi luôn biết cách tận dụng mọi thời gian để có thể làm được nhiều việc. Nếu có cơ hội tham gia một lần nữa, tôi vẫn sẽ tham gia.
“Sân khấu là ngôi nhà thứ 2, đón Tết ở sân khấu cũng như ở nhà”
- Sắp đến Tết Nguyên đán, Nam Thư ấp ủ dự án nào?
2020 là một năm khó khăn vì dịch bệnh ảnh hưởng thời gian, địa điểm, tài chính. Tôi ra mắt web-drama Nhà trọ có quá trờiphòng phần 2, sau đó cũng dự tính thực hiện các sản phẩm nhưng phải dừng lại. Bản thân tôi vẫn giữ cho mình tinh thần lạc quan bởi lẽ mình là nghệ sĩ, phải vui vẻ, lạc quan thì mới có thể truyền nguồn năng lượng tích cực này đến
Tôi cố gắng sản xuất và sẽ cho ra mắt một phim ngắn mang tênTết này em lấy chồng chưa?với dàn diễn viên như: Đại Nghĩa, Nam Thư, La Thành, Hoàng Phi, Lê Dương Bảo Lâm, Lạc Hoàng Long, Ngọc Hoa, Ly Na Trang,... Bộ phim như một món quà mà Nam Thư dành tặng cho khán giả với mong muốn mang đến niềm vui trong những ngày Tết đến xuân về.
- Tết là dịp để gia đình sum vầy, đoàn viên, nhưng với nghệ sĩ thì khác, họ phải chạy show, tham gia nhiều chương trình phục vụ Tết, Nam Thư thi sao?
Tôi đã quen với việc đó rồi. Hơn 15 năm nay, tôi xem điều đó như một vòng xoay. Đúng là khoảng thời gian đầu, mình cũng thấy nhớ nhà, muốn được đón Tết cùng bố mẹ. Tuy nhiên, ở hiện tại, tôi xem sân khấu là ngôi nhà thứ hai của mình và đón Tết ở sân khấu cũng như đón Tết ở nhà. Tôi thấy vui khi phục vụ khán giả, mang đến niềm vui cho khán giả trong những ngày năm mới. Thậm chí, tôi từng nghĩ nếu như chọn ở nhà đón Tết chưa chắc gì đã được như vậy.
Tôi thấy nhiều người cho rằng nghệ sĩ thiệt thòi khi diễn Tết, với tôi điều đó là không đúng. Một người anh lớn trong nghề từng nói với tôi rằng phải xem khán giả là ân nhân. Ngày thường, họ đã vất vả để bươn chải cuộc sống và chính họ là những người nuôi sống chúng ta bản thân là một nghệ sĩ, tôi phải có những cách đền đáp xứng đáng.
- Nhiều người ưu tiên sự nghiệp nên không có thời gian về với gia đình mỗi dịp lễ tết, Nam Thư nghĩ sao về điều này?
Mỗi người sẽ có sự lựa chọn cho riêng mình nên Thư xin phép không bàn luận. Phần mình, tôi sẽ chọn đón Tết sớm cùng gia đình, sau đó tập trung vào công việc. Tôi nghĩ một người thông minh, khéo léo sẽ biết sắp xếp để dung hòa cả hai.
- Trong mỗi dịp lễ tết, chị có thường cùng gia đình sum vầy?
Tôi ăn Tết ở sân khấu và dành thời gian riêng cho mình từ mùng 10 trở đi. Năm nào tôi cũng tham gia kịch Tết, diễn xuyên suốt từ mùng 1 để phục vụ khán giả. Năm nay cũng thế, Thư tham gia vở kịch dài Xuân này em lấy chồngcùng NSƯT Hoài Linh, nghệ sĩ Tiết Cương, Thu Trang - Tiến Luật, Hứa Minh Đạt, Anh Đức, Lê Dương Bảo Lâm, Quách Ngọc Tuyên,....
- Truyền thống đón Tết của gia đình chị có gì đặc biệt?
Trước Tết, tôi sẽ về nhà với gia đình tầm 27-28 âm lịch, rồi đến 30 Tết sẽ lên lại TP.HCM. Những ngày ở quê, tôi cũng phụ bố mẹ dọn dẹp nhà cửa một chút, trang trí rồi cúng kiếng. Tôi thuộc tuýp người truyền thống nên những nghi thức như đưa ông Táo, tất niên,... hay việc bày mâm ngũ quả là điều luôn được chú trọng. Với tôi, Tết có một ý nghĩa đặc biệt và tôi luôn trân trọng thời khắc đón Tết cùng những người thân yêu, trong đó còn có khán giả nữa.
- Chị có dự định gì cho năm tới cho bản thân?
Hiện tại, tình hình dịch đang trở lại nên khó nói trước điều gì. Bản thân tôi cũng không phải là người thích nói trước vì sợ “bước không qua". Tôi chỉ mong bản thân cũng như mọi người có nhiều sức khoẻ để vượt qua khó khăn. Hơn hết, chúng ta hãy chung tay chấp hành đúng quy định của Chính phủ để dập dịch và đón Tết bình an.
Clip Nam Thư diễn hài Tết
Thanh Nhàn
Vì vết thương ở chân ngày càng nặng và không thể tham gia các hoạt động mạnh, Nam Thư đã họp để hỏi ý kiến các đồng đội về quyết định dừng cuộc chơi để trở về nhà.
" alt=""/>Nam Thư nói về Sao nhập ngũ, tiết lộ đã 15 năm ăn Tết ở sân khấu