Trao đổi với PV VietNamNet trước thông tin cho rằng, đơn vị đang lên kế hoạch không ký hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc, đại diện công ty khẳng định: “Chúng tôi vẫn tạm dừng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Chúng tôi vẫn đang cố gắng thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ và UBND TP Hà Nội”.
Về phía nhà thầu Trung Quốc, cũng theo thông tin từ đại diện này, trong quá trình khi nhận được văn bản của Thủ tướng Chính phủ chúng tôi có trao đổi với phía nhà thầu Xinxing yêu cầu thực hiện theo. Họ cũng tiếp thu ý kiến chỉ đạo – vị đại diện nói.
![]() |
Tuyến ống nước sông Đà số 1 đã vỡ 17 lần |
Liên quan đến việc thực hiện dự án đường ống nước sông Đà số 2, như VietNamNet đã đưa tin về việc “Nhà thầu Trung Quốc thắng thầu đường ống nước sông Đà số 2”. Theo đó, Công ty Viwasupco đã lựa chọn Nhà thầu trúng thầu là Công ty TNHH Sản xuất Ống gang dẻo Xinxing (Trung Quốc) với giá trúng thầu thấp hơn khoảng 11,8% so với giá gói thầu được phê duyệt. Tuy nhiên, xung quanh thông tin này đã có nhiều ý kiến tranh luận trái chiều.
Ngày 25/3 Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu UBND TP Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng rà soát toàn bộ quá trình thực hiện dự án. Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng, UBND thành phố Hà Nội đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo chủ đầu tư tạm dừng ký hợp đồng với nhà thầu cung cấp ống và phụ kiện cho dự án để nghiên cứu, đánh giá kỹ các vấn đề liên quan đến dự án và được được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tạm dừng ký hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc để nghiên cứu, đánh giá kỹ các vấn đề liên quan đến dự án.
Tại thông báo ngày 6/4/2016 của VPCP đã giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND TP và các cơ quan liên quan chỉ đạo Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng (Vinaconex) tiếp thu ý kiến của UBND TP, chỉ đạo thực hiện dự án theo đúng quy định đáp ứng yêu cầu cung cấp nước sạch cho nhân dân Thủ đô.
Hồng Khanh
Chuyện lạ: 2 công ty hàng đầu thế giới vào Việt Nam vẫn thua nhà thầu Trung Quốc vì không có nổi 1 triệu USD" alt=""/>Dự án đường nước sông Đà 2: Chưa quyết hợp đồng với nhà thầu Trung QuốcChiều nay 23/12, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ đã trả lời báo chí một số nội dung liên quan đến đề thi môn Sinh học trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Ông Độ cho biết, thông qua công tác quản lý, giám sát của Bộ GD-ĐT, cũng như nắm bắt các thông tin, ý kiến từ dư luận, Bộ GD-ĐT đã ghi nhận yếu tố không bình thường liên quan đến việc luyện thi và đề thi môn Sinh học tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Ngay khi có thông tin, tháng 8/2021, Lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo kiểm tra vấn đề này. Bộ đã chủ động phối hợp cùng cơ quan công an thành lập Tổ công tác liên ngành để xác minh, làm rõ các yếu tố liên quan đến sự trùng lặp giữa nội dung ôn thi môn Sinh học của một giáo viên ở Hà Tĩnh với đề thi tốt nghiệp THPT môn này.
Tổ công tác liên ngành của Bộ GD-ĐT và Bộ Công an đã làm việc nghiêm túc, chặt chẽ, chi tiết và khách quan. Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang xem xét trách nhiệm cá nhân, tổ chức có liên quan để xử lý theo quy định.
Mặt khác, Lãnh đạo Bộ đã và đang chỉ đạo triển khai ngay việc rà soát, điều chỉnh các khâu có liên quan tới kỳ thi, đặc biệt là khâu đề thi để bảo đảm việc tổ chức thi thời gian tới được chặt chẽ nhất.
Trước đó, có thông tin cho rằng một tổ chuyên gia đã xem xét các tư liệu: 4 đề thô xuất từ máy tính của Hội đồng ra đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021, 4 đề duyệt chốt bởi hội đồng ra đề thi, bản pdf đề Vip40 được thầy Nghệ dạy cho học sinh, 3 video live và các tệp được thầy Nghệ gửi Tổ trưởng Tổ ra đề môn Sinh và thành viên Tổ thẩm định,...
Nguồn tin của VietNamNet cho hay, khi các chuyên gia đánh giá câu hỏi trong 4 mã đề duyệt chốt với các câu hỏi xuất hiện trong các nội dung ôn tập của thầy Nghệ thì thấy trong tổng số 40 câu của từng mã đề duyệt chốt có 37 câu trùng (tỉ lệ 92,5%).
Vụ việc đã gây xôn xao dư luận từ sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT hồi tháng 7 năm nay, nhưng từ đó đến nay vẫn chưa có kết quả chính thức.
Bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội nêu quan điểm: “Tôi nghĩ nếu có đoán trúng đề thi thì cũng có mức độ chứ làm sao đúng đến 90% được. Tuy nhiên, vấn đề cụ thể như thế nào thì phải để cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ. Nếu đúng như báo chí nói là thầy Nghệ hướng dẫn cho học sinh ôn luyện trúng đến 90% đề thi tốt nghiệp THPT thì thầy đoán quá giỏi, quá siêu. Tôi nghĩ là chuyện khó tin. Còn những người trong ngành giáo thì cho đó là chuyện lạ”.
Bà Thúy cho hay, ngành giáo dục là ngành được nhiều cử tri, dư luận xã hội quan tâm. Do đó, cần minh bạch, công khai, rõ ràng sự việc.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Những dẫn chứng được thầy Đinh Đức Hiền đưa ra cho những nghi vấn của mình đối với thầy Phan Khắc Nghệ. |
Thanh Hùng
Liên quan đến việc bị tố có phần ôn thi giống 80 - 90% đề thi tốt nghiệp THPT, thầy Phan Khắc Nghệ (Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) cho rằng bản thân không nhận được kết luận gì và mong sớm được làm sáng rõ.
" alt=""/>Bộ Giáo dục nói gì vụ đề ôn tập ở Hà Tĩnh giống 90% đề thi tốt nghiệp THPT môn Sinh![]() |
Khu chung cư 165 Thái Hà kiểm tra phát hiện nước sinh hoạt không đảm bảo. |
Chưa rõ trách nhiệm
Trao đổi với Tiền Phong, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội (YTDP), ông Khổng Minh Tuấn cho biết, những khu chung cư không đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt vừa được Sở Xây dựng công bố chỉ là những trường hợp bị kiểm tra qua phản ánh của người dân và dư luận báo chí. Còn thực tế con số khu chung cư, khu tập thể có nước sinh hoạt không đảm bảo chất lượng rất nhiều.
Theo Trung tâm YTDP Hà Nội, trong năm 2015 và 3 tháng đầu năm 2016, đơn vị đã giám sát vệ sinh, chất lượng nước sinh hoạt tại 120 khu nhà chung cư, tập thể với kết quả cho thấy, tại vị trí vòi nước cấp vào căn hộ hoặc bể chứa, 67/120 tòa nhà chung cư, tập thể có kết quả xét nghiệm chất lượng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật về các chỉ tiêu hóa học, vi sinh…. Đơn vị đã có công văn yêu cầu Trung tâm YTDP các quận, huyện thông báo và yêu cầu các tòa nhà này phải khắc phục ngay.
Đối với các đơn vị cấp nước cơ sở (trước tháng 1/2016), qua giám sát có 36/50 (72%) cơ sở không thường xuyên đạt chất lượng về các chỉ tiêu hóa học như asen, pecmanganat, amoni, sắt, nitrit… Sau nhiều lần được yêu cầu khắc phục, kiểm tra các đơn vị này mới thực hiện các biện pháp để đảm bảo các chỉ tiêu an toàn về cung cấp nước sinh hoạt.
Lý giải nguyên nhân tình trạng trên, ông Tuấn cho rằng, hiện theo quy định các đơn vị, công ty cấp nước sạch chỉ có trách nhiệm đảm bảo chất lượng nước đến đồng hồ tổng trước khi chảy vào hệ thống bể ngầm của chung cư, khu tập thể. Còn sau đó đơn vị nào phải chịu trách nhiệm khi nước sinh hoạt tới từng căn hộ thì chưa quy định rõ.
“Nói chất lượng nước sau đồng hồ tổng ban quản lý tòa nhà, chủ đầu tư chịu trách nhiệm nhưng để giám sát chặt chẽ chất lượng nước sạch cần phải xây dựng quy chế về việc cấp nước sạch ở các khu chung cư, khu tập thể, đặc biệt phải làm rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong trường hợp nước cung cấp tới từng hộ dân không đảm bảo”, ông Tuấn nói. Bởi theo ông Tuấn hiện số lượng các khu chung cư cao tầng trên địa bàn rất lớn, nhiều khu chung cư có hàng nghìn căn hộ với dân số bằng cả một phường rộng lớn.
“Ngoài quy định rõ trách nhiệm, phải có quy định cụ thể về việc các tòa nhà chung cư, khu tập thể tiến hành thau rửa bể chứa, kiểm tra hệ thống cấp nước định kỳ với tần suất như thế nào? Hệ thống bể chứa, cung cấp nước của toà nhà chung cư khi đưa vào sử dụng cũng phải được kiểm định như việc kiểm định hệ thống phòng cháy chữa cháy, hay hệ thống thang máy của tòa nhà…”, ông Tuấn phân tích.
Kiểm soát theo kiểu “chữa cháy”
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, ngoài việc đảm bảo nguồn nước cung cấp thường xuyên, một trong những vấn đề người dân chung cư, khu tập thể trên địa bàn quan tâm hiện nay là chất lượng nước sinh hoạt. Thế nhưng, thực tế các Ban quản lý tòa nhà, Ban quản trị nhà chung cư và chủ đầu tư chưa nhận thức, chưa làm hết trách nhiệm của họ. Thậm chí, sự vào cuộc của một số địa phương đối với vấn đề này cũng chưa quyết liệt. “Từ thực tế, từ ý kiến của các cơ quan, chúng tôi sẽ tập hợp để đề xuất thành phố có phương án giải quyết những vướng mắc nhằm đảm bảo nguồn nước sạch đến từng hộ gia đình đang ở nhà chung cư hiện nay”, đại diện Sở Xây dựng cho biết.
Được biết, hiện chất lượng nước vẫn được kiểm định theo phương pháp truyền thống. Cụ thể trong quá trình lấy mẫu nước xét nghiệm ở bể chứa khu chung cư thì nguồn nước đó vẫn được cung cấp đến người sử dụng. Như vậy, khi có kết quả xét nghiệm nước không đảm bảo thì lượng nước bẩn này đã được rất nhiều người dân sử dụng. “Một bể chứa khu chung cư thường có khối lượng hàng trăm m3, nếu vẫn giám sát, kiểm soát chất lượng nước sinh hoạt theo kiểu “chữa cháy”, tức là kiểm tra khi có phản ánh, kiểm tra theo định kỳ chứ thiếu quy chế quản lý, quy định từ đầu khi hoàn công của toà nhà thì khi nguồn nước không đảm bảo nguy cơ sẽ ảnh hưởng đến hàng nghìn người sử dụng”, vị cán bộ phân tích.
Đại diện Trung tâm YTDP Hà Nội cho rằng, hiện hầu hết Trung tâm YTDP quận, huyện hiện nay chưa có đủ khả năng xét nghiệm đủ chỉ tiêu nước sinh hoạt. Không chỉ Hà Nội, hiện phương pháp kiểm tra, giám sát của Trung tâm YTDP các địa phương, các công ty cấp nước chủ yếu tập trung vào kiểm tra chất lượng nước cuối đường ống (tại các hộ gia đình) nên việc áp dụng quy chuẩn không khả thi. Hầu hết không có đủ năng lực để phân tích toàn bộ 109 chỉ tiêu nước, đặc biệt là các chỉ tiêu nhóm B và C. “Nói như thế không nghĩa không có năng lực để có kết quả, các trung tâm YTDP quận, huyện có thể gửi mẫu đó đến các trung tâm đủ điều kiện để kiểm nghiệm. Vấn đề chi phí lấy mẫu, kiểm nghiệm mẫu ai sẽ trả, cái này cũng cần có cơ chế để các đơn vị làm tốt việc giám sát chất lượng nước sinh hoạt”, vị cán bộ Trung tâm YTDP Hà Nội nói.
Chưa vào hè, lượng nước cung cấp giảm mạnh. Theo đánh giá của Cty Nước sạch Hà Nội, tình hình cấp nước hè 2016 sẽ căng thẳng hơn nhiều năm 2015 do lượng nước mặt sông Đà về Hà Nội giảm mạnh. Cụ thể, qua theo dõi kết quả công tác cấp nước trong tháng 4 dù chưa chính thức vào hè nhưng nhu cầu sử dụng nước đã tăng mạnh trong khi nguồn cung cấp nước hạn chế, cả nguồn nước ngầm và nước mặt đều sụt giảm. Đặc biệt, tuyến ống nước sông Đà số 1 giảm áp khiến lượng nước cấp về Hà Nội giảm nhiều hơn so với năm ngoái. |
Theo Tiền phong
Hàng nghìn hộ dân Thủ đô đang phải dùng nước bẩn" alt=""/>Chung cư phải dùng nước 'bẩn': Chưa rõ trách nhiệm, thiếu quy chế