Thực tế lâu nay, công chúng vẫn mặc định nguồn lực chính trong CNTT là phái mạnh, trong khi phái đẹp cũng đang nỗ lực từng ngày, có nhiều đóng góp quan trọng, thậm chí còn thể hiện vai trò tiên phong như: Lập trình viên đầu tiên trên thế giới là một phụ nữ xinh đẹp người Anh - bà Ada Lovelace; hay CEO của YouTube, người phụ nữ quan trọng nhất của Tập đoàn Google là bà Susan Wojcicki; hay Giám đốc điều hành Facebook Sheryl Sandberg được coi là nữ triệu phú tài năng của tập đoàn này; và còn rất nhiều phụ nữ khác đang ngày đêm nỗ lực thay đổi thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0).
Do nhận thức chưa đầy đủ về năng lực và vai trò của phái đẹp trong CMCN 4.0, phần đông phụ nữ vẫn còn đứng ngoài cuộc, chưa mạnh dạn dấn bước vào cuộc cách mạng của thời đại. Nhiều cô gái vì định kiến CNTT là nghề của đàn ông, thiếu sự khuyến khích và ủng hộ của gia đình mà bỏ qua cơ hội để sánh bước cùng phái mạnh, thay đổi thế giới. Điều này làm CMCN 4.0 đã thiếu nhân lực, nay lại càng thiếu trầm trọng hơn.
Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, bà Nguyễn Thu Hương, Tổng Giám đốc Tập đoàn Nam Hương băn khoăn: “Là chủ doanh nghiệp, chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng nhân lực trong ngành CNTT. Còn trong quá trình điều hành Câu lạc bộ Mạng lưới nữ lãnh đạo quốc tế, chúng tôi đã cố gắng đưa ứng dụng công nghệ vào quản trị mạng lưới, để từng bước giúp các nữ lãnh đạo làm quen với công nghệ. Nhưng họ thường ở độ tuổi 35 – 55, giai đoạn mà việc tiếp nhận cái mới không dễ dàng”.
Bà Nguyễn Thị Thu Giang, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT (VINASA) nhận định: Nữ giới có nhiều thế mạnh, ưu điểm vượt trôi hơn nam giới trong lĩnh vực CNTT, kỹ thuật số (chẳng hạn như cẩn thận, tỉ mỉ hơn trong công việc), nhưng số lượng lập trình viên nữ, cán bộ nữ trong doanh nghiệp CNTT ít hơn nam giới rất nhiều. Nhiều người hay có suy nghĩ trong đầu rằng việc này rất khó, vất vả, nên chọn nghề khác để công việc nhẹ nhàng hơn.
" alt=""/>Nhiều cô gái ngại làm lập trình viên vì sợ bớt quyến rũĐể đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực CNTT và Truyền thông (ICT), từ năm 2007 đến nay, hằng năm Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đều tổ chức xét tuyển hệ đào tạo kỹ sư chất lượng cao ngành CNTT từ những sinh viên đã trúng tuyển vào hệ đại học chính quy của các ngành: CNTT, An toàn thông tin, Kỹ thuật Điện tử-Truyền thông, Công nghệ Kỹ thuật Điện-Điện tử tại 2 cơ sở đào tạo Hà Nội và TP.HCM của Học viện. Thí sinh trúng tuyển tại cơ sở đào tạo nào thì đăng ký tuyển sinh, học hệ chất lượng cao tại cơ sở đào tạo đó.
Trong năm nay, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tuyển sinh khóa 12 hệ đào tạo kỹ sư chất lượng cao ngành CNTT với tổng chỉ tiêu là 120 sinh viên cho cả 2 cơ sở đào tạo, với 90 chỉ tiêu học tại cơ sở Hà Nội và 30 chỉ tiêu học tại cơ sở TP.HCM.
Về phương thức xét tuyển, năm 2018, Học viện tiếp tục xét tuyển thí sinh dựa trên kết quả kiểm tra môn tiếng Anh đầu vào tại Học viện. Điều kiện trúng tuyển là sinh viên phải đạt chuẩn trình độ tiếng Anh bậc 1/6 trở lên theo Khung năng lực Ngoại ngữ của Việt Nam (tương đương cấp độ A1 theo khung năng lực ngoại ngữ chung châu Âu - CEFR). Cụ thể, điểm kiểm tra trình độ tiếng Anh của sinh viên đạt từ 4.0 trở lên (theo thang điểm 10) và không có kỹ năng nào dưới 30 điểm (theo thang điểm 100). Học viện sẽ xét tuyển theo nguyên tắc lấy từ điểm cao xuống cho đến hết chỉ tiêu.
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cũng cho biết, chương trình đào tạo chất lượng cao ngành CNTT được thiết kế trên cơ sở chương trình chuẩn của chương trình đào tạo đại học ngành CNTT của Học viện và được bổ sung một số học phần tiếng Anh (có khoảng 20 - 30% số tín chỉ của chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Anh), kết hợp với đội ngũ giảng viên có trình độ cao và phương pháp giảng dạy hiện đại nhằm tăng cường, nâng cao năng lực chuyên môn, trình độ tiếng Anh và các kỹ năng mềm để giúp sinh viên có khả năng đáp ứng, thích ứng cao với yêu cầu của thị trường lao động và thời đại công nghiệp 4.0.
" alt=""/>PTIT tuyển sinh 120 chỉ tiêu hệ kỹ sư chất lượng cao ngành CNTT năm 2018Theo quy định, bộ phận Một cửa được bố trí ở vị trí thuận tiện, dễ tìm, diện tích phù hợp để thực hiện nhiệm vụ, quy mô diện tích phù hợp với số lượng giao dịch giải quyết tại Bộ phận Một cửa trong ngày.
Theo quy định tại Nghị định 61 của Chính phủ sẽ có hiệu lực từ 21/6/2018, Bộ phận Một cửa là tên gọi chung của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết TTHC hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết, trả kết quả giải quyết TTHC, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân.
Cùng với các quy định về việc tổ chức Bộ phận Một cửa, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ phận Một cửa, trách nhiệm của người đứng đầu Bộ phận Một cửa…, Nghị định 61 cũng quy định cụ thể đối với việc bố trí trụ sở, trang thiết bị của bộ phận này. Theo đó, Bộ phận Một cửa được bố trí ở vị trí thuận tiện, dễ tìm, diện tích phù hợp để thực hiện nhiệm vụ, quy mô diện tích phù hợp với số lượng giao dịch giải quyết tại Bộ phận Một cửa trong ngày.
Nghị định 61 của Chính phủ còn dành hẳn một Chương để quy định về ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC. Việc ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC phải tuân thủ các nguyên tắc gồm: bảo đảm tính thống nhất, hiệu quả, đồng bộ, tránh chồng chéo, lãng phí trong đầu tư xây dựng hạ tầng CNTT từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc mã dịnh danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống quản lý văn bản và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân trao đổi với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
" alt=""/>Bộ phận Một cửa phải được bố trí ở vị trí thuận tiện, dễ tìm