Tương tự, chị Ngân, 38 tuổi, ung thư dạ dày đã phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày 4 năm trước, sau mổ hóa trị 3 đợt kéo dài. Chị thường bị khô sạm da, nóng nực, khó chịu nhưng nghĩ do uống thuốc trị bệnh. Khoảng một năm sau chữa ung thư, chị không còn kinh nguyệt. Chị đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, bác sĩ kết luận suy buồng trứng, mãn kinh sau điều trị ung thư.
Ngày 5/12, BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, giải thích phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc liệu pháp chống nội tiết trong điều trị ung thư có thể gây mãn kinh. Quá trình này nghiêm trọng, kéo dài hơn so với mãn kinh tự nhiên.
Triệu chứng mãn kinh sớm như bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm, khô âm đạo, viêm đường sinh dục, đau nhức cơ, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm trạng và cảm xúc như trầm cảm, lo âu. Bệnh nhân cũng dễ mắc bệnh tim mạch, loãng xương, rối loạn chức năng nhận thức.
Sau gần một năm điều trị hormone nội tiết bổ sung, chị Dương và Ngân giảm triệu chứng bốc hỏa, cải thiện tình trạng lão hóa da. Bác sĩ Mỹ Nhi cho biết cả hai cần điều trị kéo dài. Trước khi bổ sung nội tiết thay thế phải tầm soát ung thư, sau khi sử dụng thuốc nên tái khám ung thư định kỳ theo lịch của bác sĩ.
“Ăn sáng xong, mẹ sẽ nghĩ trò gì chơi với con, dạy con viết chữ, vẽ tranh, tập yoga… Nói chung, cả ngày chỉ có 2 mẹ con cùng nhau ăn, ngủ, chơi. Mặc dù thu nhập không được như trước nhưng tôi cảm thấy đây cũng là cơ hội thảnh thơi hiếm có để có thể dành thời gian cho con”.
Giống như chị Trang, cuộc sống của gia đình chị Ánh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng thay đổi đáng kể kể từ khi Hà Nội thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16.
Hai vợ chồng chị đều làm công việc văn phòng nên công ty chỉ yêu cầu lên cơ quan 1 buổi/tuần, còn lại anh chị làm việc ở nhà.
“Con gái về quê ngoại, vì dịch chưa lên được nên ngoài thời gian làm việc, 2 vợ chồng khá rảnh rỗi. Cả tuần tôi chỉ đi chợ hoặc siêu thị 1 lần, nếu thiếu gì tôi xuống mấy siêu thị tầng 1 mua thêm”.
![]() |
Anh Huy có nhiều thời gian vào bếp hơn từ khi được làm việc tại nhà. |
Những bữa ăn gia đình cầu kỳ hơn ngày thường một chút. |
Chị Ánh cho biết, vì ở chung cư nên việc mua bán cũng rất tiện. Trên hội cư dân nhà chị có bán đủ các mặt hàng, từ đồ ăn nấu sẵn cho đến các mặt hàng gia dụng, đồ ăn tươi sống.
“Nhưng từ khi dịch bệnh căng thẳng hơn, chúng tôi thống nhất người bán sẽ treo hàng ngoài cửa, bấm chuông cho chủ nhà biết để ra lấy rồi về luôn. Hai bên không tiếp xúc trực tiếp, sau đó người mua sẽ thanh toán tiền hàng bằng cách chuyển khoản sau” - chị Ánh chia sẻ.
Cũng nhờ khoảng thời gian này, vợ chồng chị có thời gian để “bày vẽ” một số món ăn cầu kỳ hơn cho gia đình mà trước đây chị ít khi có thời gian để làm.
Anh Huy chồng chị cũng phải thích nghi với cuộc sống mới khi không được ra khỏi nhà như trước đây. Mọi khi, chiều nào anh cũng ra ngoài chạy bộ quanh khu dân cư vài cây số, nhưng bây giờ anh chọn những bài tập tại chỗ. “Mấy ngày đầu cũng bí bách khó chịu lắm, nhưng dần cũng quen” - chị Ánh kể.
![]() |
Thói quen chạy bộ của anh Huy được thay bằng những bài tập tại chỗ. |
Với vợ chồng trẻ - anh Tuấn, chị Hoài (Hà Đông, Hà Nội), khoảng thời gian này hoá ra lại là quãng thời gian lý tưởng để học cách chi tiêu tiết kiệm.
Trước dịch, cặp đôi thỉnh thoảng cũng lười nấu nướng nên hay gọi đồ ăn online, mỗi lần mất 100-200 nghìn đồng. Nhưng bây giờ, hoàn cảnh bắt buộc phải tự nấu ăn hoàn toàn nên cứ cuối tuần chị Hoài lại ra chợ đầu mối gần đó mua đồ ăn cho cả chục ngày. Với 200 nghìn đồng/bữa như trước thì bây giờ chị có thể mua thức ăn được cho 2-3 ngày.
“Hồi chưa dịch, 2 vợ chồng lười nấu đồ ăn sáng lắm, toàn ngủ dậy muộn rồi mua đồ ăn sáng ở ngoài. Mỗi tháng cũng tốn từ 1 đến 1,5 triệu tiền ăn sáng. Bây giờ thì tiện làm đồ ăn tối hôm trước, làm dư ra để sáng hôm sau nấu ăn nên khá tiết kiệm. Nói chung dịch bệnh làm thu nhập cắt giảm, nhưng ngược lại chúng tôi biết cách chi tiêu tiết kiệm hơn nên cũng không quá khó khăn về mặt tiền bạc”.
![]() |
Để hạn chế ra ngoài, chị Hoài đi siêu thị 1 lần mua thực phẩm cho 1 tuần. |
Mới cưới nhau được tròn 7 tháng, thời gian này cũng là cơ hội để vợ chồng trẻ bù đắp cho tuần trăng mật chưa thể thực hiện vì công việc bận rộn.
Chị Hoài cho biết, đây là lần đầu tiên 2 vợ chồng được ở nhà cùng nhau 24/24. “Đợt này giống như trăng mật tại gia - hai đứa cố gắng giải quyết xong hết việc trong giờ hành chính để tối đến ngồi đàn hát cho nhau nghe.
Chồng tôi còn đầu tư cả thiết bị chiếu phim lên tường để tối đến cùng nhau xem phim. Nghỉ dịch nên làm gì 2 đứa cũng làm cùng nhau - vợ nấu cơm thì chồng ngồi đánh đàn cổ vũ, còn chồng rửa bát thì vợ sẽ bật nhạc cho vui”.
“Nói chung, cuộc sống giãn cách cũng có những niềm vui riêng, chưa đến nỗi tệ lắm” - chị Hoài chia sẻ.
Đăng Dương
Đại dịch đặt chúng ta vào những tình huống đầy thử thách, nhưng cũng là dịp để bản thân học cách thích nghi, thay đổi theo mọi thứ và hài lòng với những gì có thể.
" alt=""/>Muôn kiểu thích nghi với cuộc sống giãn cách của người Hà NộiMột lần vì muốn cứu người, ông ăn trộm bộ dụng cụ phẫu thuật của tình địch khi xưa và phải ra tòa vì không có giấy phép hành nghề.
Có thể đây là một phần động lực để tôi theo đuổi ngành Y và năng đến các địa phương khó khăn cả trong và ngoài nước. Mới đây, khi cùng đoàn Giám sát tối cao Quốc hội đến các trạm y tế xã, chúng tôi nhìn thấy rõ những khó khăn về nhân lực, thu nhập, chất lượng khám chữa bệnh, cơ sở vật chất của y tế tuyến dưới.
Các bất cập này sẽ tạo thành vòng luẩn quẩn không có lối ra nếu việc khắc phục chỉ mang tính chắp vá. Tăng lương, xây trụ sở, mua máy móc... không giải quyết được gốc rễ của vấn đề. Lương không thể tăng mãi, cơ sở khang trang mà không có bệnh nhân, máy móc hiện đại mà không ai biết sử dụng... cuối cùng lại gây lãng phí lớn.
Trạm y tế xã phường có hai nhiệm vụ: dự phòng (tiêm chủng, phòng chống dịch, giáo dục tuyên truyền) và điều trị (chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản lý các bệnh mạn tính, sơ cấp cứu tại cộng đồng). Tuy nhiên nhiệm vụ thứ hai ngày càng "teo tóp" khiến việc hoàn thành nhiệm vụ thứ nhất trở nên bội phần khó khăn so với trước đây. Dự phòng là mục tiêu quan trọng nhưng chữa bệnh cũng cần được coi là chìa khóa để y tế cơ sở có đủ sức tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Nhưng sự bất hợp lý về chính sách đã bóp nghẹt khả năng phát triển của các trạm y tế xã phường. Không lý gì cùng một bệnh nếu chữa ở xã chỉ được dùng thuốc hạ áp giá 100 đồng một viên. Còn lên tỉnh, huyện lại được cấp viên thuốc đắt tiền hơn. Trao đổi với tôi, vị trạm trưởng đã gần tuổi hưu tâm sự, tuyển được nhân viên đã khó, giữ được người còn khó hơn. Điều này là dễ hiểu vì một đêm trực, họ được thù lao chẳng đáng là bao, khám một bệnh nhân, họ nhận chỉ 27.000 đồng, chưa kể còn trừ ngược trừ xuôi. Trước đây, quầy thuốc luôn có chỗ đứng trong các trạm y tế, vừa là nơi phục vụ cho người bệnh cần mua những sản phẩm bảo đảm với giá cả được kiểm soát, vừa là nguồn thu nhập tăng thêm chính đáng cho nhân viên y tế. Hiện nay, việc này không thể thực hiện được vì không có nguồn đầu tư thiết lập nhà thuốc đạt chuẩn GPP.
Vậy làm cách nào để một hệ thống dày công xây dựng từ nhiều thế hệ đi trước không bị teo tóp và mất hoàn toàn chức năng điều trị? Theo tôi, cần thử nghiệm mô hình mới: coi các trạm y tế xã phường là phòng khám của trung tâm y tế quận huyện; các tiêu chuẩn con người là tương đương nhau, cả người bệnh và nhân viên y tế. Các bác sĩ trung tâm y tế quận huyện sẽ có những buổi khám ngoại trú cố định ở xã phường, đặc biệt là với các bệnh mãn tính, không lây nhiễm như huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tâm thần... Họ đồng thời cũng sẽ có các buổi khám về ngoại khoa, sản khoa, nhi khoa... để xử lý tại chỗ các vấn đề đơn giản hoặc tư vấn cho người bệnh đi chữa đúng địa chỉ, nếu cần chuyển lên tuyến trên.
Ngoài ra với từng địa phương, cần có kế hoạch chi tiết tới từng trạm y tế theo địa chính trị. Việc này phải được "may đo" cẩn thận, không để lãng phí, mặc đồng phục cho tất cả trạm y tế trong cả hệ thống. Ví dụ: một trạm trưởng giỏi về siêu âm cần đầu tư máy tốt để phát huy khả năng này; một y sĩ đông y giỏi châm cứu cần có phương tiện chuyên biệt để hành nghề; một trạm y tế vùng cao không thể trang bị như y tế phường cách bệnh viện huyện có vài km.
Trưởng các trạm y tế cũng cần được giao thêm quyền và trách nhiệm để phát triển thế mạnh của mình. Khi những việc này đã vận hành trơn tru, chúng ta sẽ tiến lên một bước nữa: phối hợp giữa bệnh viện tỉnh và các trung tâm y tế quận huyện. Bác sĩ giỏi ở tỉnh sẽ về huyện làm việc định kỳ trong tuần, những bệnh nhân sau mổ sẽ được khám lại ở huyện khi hệ thống đã liên thông thực sự. Việc này rất nhiều bệnh viện tỉnh đã tiến hành với tuyến trung ương, các bác sĩ đầu ngành đã có các buổi khám tại địa phương theo lịch.
Số hoá ngành y tế, bao gồm cả khám chữa bệnh từ xa (Telehealth), sẽ là chìa khoá thành công cho việc đổi mới mô hình hoạt động của hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Ở những địa phương đã có kết nối Telehealth hoặc có hệ thống Telerad (lưu trữ hình ảnh số hoá PACS), bệnh nhân sẽ được hướng dẫn đến bệnh viện gần, bác sĩ tái khám từ xa theo lịch hẹn. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã triển khai khám từ xa tại các bệnh viện huyện vùng cao từ hai năm nay. Số lượng bệnh nhân chưa nhiều, có thể do hình thức quá mới mẻ và luật chưa quy định cụ thể. Năm nay chúng tôi sẽ tiếp tục thử nghiệm tái khám từ xa cho các bệnh nhân sau phẫu thuật, can thiệp tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Đào tạo liên tục (CME) cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao tay nghề cho nhân viên y tế tuyến cơ sở. Cũng vị trạm trưởng lớn tuổi chia sẻ, đã 10 năm nay chẳng có lớp học nào triển khai đến trạm y tế cách trung tâm thành phố đáng sống nhất Việt Nam chưa đầy 30 phút lái xe. Tới đây, khi Luật Khám chữa bệnh sửa đổi chính thức có hiệu lực, 50 giờ CME bắt buộc để tiếp tục gia hạn giấy phép hành nghề sẽ là động lực cho các lớp học trực tuyến. Tổ chức có hiệu quả, tiết kiệm là trách nhiệm của các trường đại học và các bệnh viện thực hành. Đầu tư phần cứng (máy tính, camera, đường truyền) và phần mềm là trách nhiệm của sở y tế và chính quyền địa phương. Không đào tạo, thiếu cập nhật kiến thức, kém phản biện là nguồn gốc sự đi xuống của bất kỳ hệ thống nào trong cuộc sống.
Cả hệ thống đã nhận ra nếu không lo dự phòng, các cơ sở bệnh viện sẽ quá tải, gánh nặng tiền bạc đè nặng lên cả người dân và nhà nước. Càng đi nhiều tôi càng thấy sự cần thiết phải đầu tư đúng cách cho y tế tuyến dưới trước khi quá muộn.
Nguyễn Lân Hiếu
" alt=""/>Trạm y tế 'teo tóp'