Chiều nay, 20/12/2017, 3 đơn vị khối ATTT của Bộ TT&TT gồm Cục ATTT, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC) phối tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2018. Được tổ chức qua phương thức cầu truyền hình với 3 điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM, điểm cầu Hà Nội của hội nghị có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn và Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng.
Khối An toàn thông tin đã hoàn thành khối lượng công việc lớn trong 2017
Trong phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đánh giá cao nỗ lực cán bộ công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị trong khối ATTT đã hoàn thành được một số công việc quan trọng và một khối lượng công việc lớn trong năm 2017. Cụ thể, theo Bộ trưởng, các đơn vị đã rất nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo ATTT, nhất là trước các sự kiện chính trị lớn của đất nước trong năm nay, trong đó sự kiện lớn nhất không chỉ ảnh hưởng trong nước mà đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam với quốc tế là Tuần lễ cấp cao APEC 2017.
Theo báo cáo kết quả công tác trong năm 2017 của khối ATTT được Cục trưởng Cục ATTT Nguyễn Thanh Hải trình bày tại hội nghị, năm nay bên cạnh việc làm tốt công tác xây dựng đề án, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, các đơn vị khối ATTT đã nỗ lực trong việc thực hiện các nhiệm vụ khác như công tác cấp phép; kiểm tra, thanh tra; giám sát, cảnh báo; tổ chức mạng lưới và điều phối ứng cứu sự cố; đào tạo, tuyên truyền, diễn tập về ATTT; chống thư rác, tin nhắn rác…
Cụ thể, về cấp phép, năm 2017, Cục ATTT đã tiếp nhận và xử lý 34 hồ sơ để nghị cấp mới và 2 hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ ATTT mạng. Trong đó, đã trình Bộ trưởng cấp Giấy phép cho 16 doanh nghiệp, đã thẩm định xong và trình cấp có thẩm quyền 7 hồ sơ, đã thẩm định và gửi đề nghị bổ sung, hoàn thiện nội dung cho doanh nghiệp với 6 hồ sơ.
Cùng với đó, NEAC đã tiếp nhận, thực hiện thẩm tra hồ sơ xin cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của 5 doanh nghiệp; trình Bộ trưởng cấp giấy phép cho 3 doanh nghiệp; đồng thời tiếp nhận, thực hiện thẩm tra hồ sơ cấp giấy công nhận hoạt động và giấy chứng nhận đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng của 4 tổ chức, doanh nghiệp; trình Bộ trưởng cấp giấy chứng nhận cho 1 tổ chức.
Đối với công tác kiểm tra, đánh giá, các đơn vị đã kiểm tra, đánh giá ATTT cho các hệ thống thông tin thuộc Bộ TT&TT, góp phần giúp các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ từng bước tổ chức khắc phục, tăng cường bảo đảm ATTT. Khối ATTT cũng hỗ trợ công tác kiểm tra, đánh giá ATTT cho một số bộ, ngành, tỉnh, thành phố quan trọng thuộc một số lĩnh vực ưu tiên bảo đảm ATTT theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đáng chú ý, về giám sát, cảnh báo, thông qua các hệ thống kỹ thuật, các đơn vị chức năng đã ghi nhận hơn 17 triệu lượt truy vấn từ các địa chỉ IP của Việt Nam đến các tên miền hoặc IP phát tán/điều khiển mã độc trên thế giới; 19.000 lượt địa chỉ máy chủ web bị tấn công; hơn 3 triệu địa chỉ IP của Việt Nam thường xuyên nằm trong danh sách đen của các tổ chức quốc tế; hơn 100.000 IP camera đang được công khai trên Internet của Việt Nam (trên tổng số 307.201 IP camera) đang tồn tại các điểm yếu và lỗ hổng bảo mật có thể bị khai thác, lợi dụng.
Công tác đào tạo, tuyên truyền, diễn tập về ATTT cũng đã được chú trọng. Năm 2017, các đơn vị khối ATTT đã tổ chức 21 khóa đào tạo ngắn hạn về ATTT cho 910 cán bộ đến từ các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức thành công các cuộc diễn tập quốc tế APCERT 2017, ASEAN - JAPAN 2017, ACID...
Đề cập đến phương hướng, nhiệm vụ của khối ATTT trong năm 2018, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh, lĩnh vực ATTT chưa bao giờ nóng như hiện nay. Càng ngày lĩnh vực ATTT càng có vai trò, vị trí quan trọng khi chúng ta kết nối liên thông từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài và khi mọi người dân đều tiếp cận, ứng dụng CNTT ngày càng nhiều.
" alt=""/>Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Các đơn vị khối ATTT phải tăng cường phối hợp trong hoạt động chuyên môn1. Ngồi một chỗ… xem băng
Cách đây gần 20 năm, bộ phim Ringu của Nhật đã khiến biết bao khán giả mặt mũi tái xanh khi kể câu chuyện về một ma nữ đáng sợ chui ra từ chiếc tivi nhỏ bé để giết người. Những nạn nhân xấu số cũng chính là những kẻ đã liều lĩnh xem một cuốn băng bị nguyền rủa. Đúng 7 ngày sau khi xem cuốn băng VHS này, nạn nhân sẽ bị giết theo một cách đáng sợ. Vào năm 2002, đạo diễn Gore Verbinski một lần nữa gây ra làn sóng không dám xem tivi của các khán giả bằng phim làm lại mang tên The Ring.
2. Ngồi một chỗ… nhận mail
Phần 3 của The Ring được công chiếu từ 10/02 lấy bối cảnh khoảng 13 năm sau những sự kiện xảy ra ở phần một. Có lẽ đầu băng VHS đã là điều gì đó quá xa xưa với các khán giả thời đại này khi họ có thể cập nhật mọi thứ thông qua máy tính bàn, máy tính xách tay hay điện thoại. Chính vì lẽ đó mà mối đe dọa từ ma nữ Samara có thể đến từ bất cứ điều gì, giả dụ như một đoạn video đã bị nguyền rủa được gửi qua mail vậy.
3. Chạy đi đón sếp lớn
“A Cure for Wellness” dự kiến công chiếu từ 24/02/2017
Nếu bạn thật sự là một nhân viên gương mẫu thì khi nhận được lời mời đến nhà của sếp, bạn phải thật dè chừng. Anh chàng điển trai Caleb trong bộ phim Ex Machina đã nhận lấy một kết cục cực kỳ tồi tệ khi đến nhà sếp chơi. Còn chàng nhân viên Lockhart trong A Cure for Wellness được cử đến đón CEO của công ty về từ một trung tâm điều trị tại núi Alps, Thụy Sỹ. Cứ ngỡ đó là chuyến đi có thể thư giãn, nhưng Lockhart đã không lường trước được những bí ẩn chết chóc được ẩn giấu phía sau nơi chốn đó.
4. Đột nhập nhà người lạ
Những nạn nhân xấu số trong phim “Don’t Breathe” (2016)
Đột nhập nhà người lạ chưa bao giờ là tốt, đặc biệt khi người đó là một cựu quân nhân mù vừa mới mất con. Ba người bạn trẻ trong phim kinh dị Don’t Breathe đã phải nếm trái đắng khi bị chính người chủ nhà ra sức truy sát. Đây là một bài học lớn cho các bạn trẻ có ý định đùa cợt với mạng sống của mình khi làm việc phạm pháp. Được biết, người đàn ông mù trong phim Don’t Breathe sẽ quay trở lại trong phần 2 để tiếp tục gieo rắc nỗi kinh hoàng.
5. Dọn đến chỗ ở mới
Dọn đến chỗ ở khác không phải lúc nào cũng báo hiệu cho một tương lai mới sáng sủa hơn. Có không ít bộ phim kể về một gia đình bị ma quỷ ám sau khi dọn đến nhà mới. Cuộc sống tươi đẹp bỗng chốc hóa thành địa ngục với những hiện tượng đáng sợ ngày một tăng dần. Những tác phẩm quen thuộc của thể loại phim này có thể kể đến như The Haunting in Connecticut (2009), The Conjuring (2012) và When the Lights Went Out (2012).
6. Cầu cơ
Bàn cầu cơ là vật dụng tâm linh nổi tiếng. Đây cũng là công cụ dễ dàng để một người có thể sử dụng để liên lạc với người chết. Những buổi trò chuyện thường được diễn ra êm đẹp. Nhưng người chơi đôi khi lại vô tình kết nối với những thực thể siêu nhiên hùng mạnh nào đó. Những trường hợp cầu cơ thất bại ngoài ý muốn khiến nạn nhân khổ sở có thể kể đến như The Exorcist (1973), Ouija (2014) và The Conjuring 2 (2016).
7. Chơi búp bê nhỏ xinh
Những cô cậu búp bê vốn vô cùng dễ thương và đôi khi còn là những người bạn thân thiết của không ít bạn nhỏ. Nhưng nếu như búp bê không phải vật vô tri mà thậm chí chúng còn đam mê cả bạo lực thì chuyện sẽ thế nào? Loạt phim búp bê ma nổi tiếng mang tên Chucky sẽ cho bạn những câu trả lời thỏa đáng nhất. Trước khi tìm xem Chucky hãy chắc chắn là không có cô cậu búp bê nào đang quan sát bạn.
8. Nói bậy
Pontypool không đơn thuần là một bộ phim kể về đại thảm họa xác sống đáng sợ và khủng khiếp mà còn là câu chuyện thú vị và hấp dẫn về tác động của ngôn ngữ đối với con người. Phim kinh dị của Canada kể câu chuyện mới lạ khi để virus lây truyền qua ngôn ngữ con người và chỉ có những từ nhất định mới có thể khiến cho mầm bệnh lây nhiễm sang cho người khác. Các nhân vật đã phải cân nhắc từng từ một trước khi nói ra nếu muốn sống sót lâu hơn.
9. Quan hệ tình dục
Nguyên do tiếp theo có thể khiến bạn phát điên. Quan hệ tình dục có thể sẽ bị… ma ám. Đó là điều mà bộ phim It Follows đã nói. Tác phẩm kể về một thực thể chưa xác định được lan truyền từ người này sang người khác thông qua con đường tình dục. Thực thể này có thể xuất hiện dưới bất cứ hình dạng nào hay là ở bất cứ nơi đâu và rồi điềm tĩnh sát hại con mồi của mình.
10. Làm gì thì cũng chết
Các bạn có thấy mọi chuyện đang quá bế tắc khi làm gì cũng có thể dẫn đến chết chóc? Điều đáng nói là tác giả chưa kể du lịch chính là nguyên do dẫn đến chết chóc nhiều nhất. Nghe có quen không khi cả nhóm bạn trẻ đi chơi vô tình gặp phải tên sát nhân máu lạnh? Đấy là còn chưa kể xác suất gặp ma cây, bộ tộc ăn thịt người, cá mập, cá sấu hay trăn khổng lồ khá cao.
Wendy
" alt=""/>Bài học rút ra từ phim kinh dị: Dù bạn có làm gì thì bạn cũng chết