Tôi và vợ mới kết hôn được 3 năm. Khoảng thời gian một năm đầu tiên, cuộc sống của chúng tôi khá hạnh phúc. Vợ tôi rất hiền dịu và lễ phép với gia đình chồng. Tuần nào cô ấy cũng gọi điện về hỏi thăm bố mẹ chồng ở quê và rất chăm chỉ mua quà gửi tặng bố mẹ tôi.
Thế nhưng sau khi vợ tôi sinh đứa con đầu tiên, mọi sự thay đổi đến chóng mặt. Cô ấy khiến mọi thứ trở nên tanh bành.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Chuyện là sau khi cô ấy sinh con, chúng tôi có mời mẹ tôi lên ở cùng để chăm cháu và giúp đỡ vợ tôi trong thời gian ở cữ.
Mẹ tôi ở được một tháng vui vẻ, đến tháng thứ hai thì bà đùng đùng xách túi đòi về. Lý do thì đơn giản lắm nhưng qua đó tôi mới thấy vợ tôi không hề khéo léo chút nào.
Nghe lời mẹ tôi kể lại hôm ấy, mẹ tôi mang quần áo của cháu và cả nhà đi giặt. Trước khi cho vào máy giặt, mẹ tôi nhặt ra những chiếc khăn sữa của trẻ và quần áo lót của người lớn rồi mang đi ngâm.
Vợ tôi vào nhà tắm, nhìn thấy khăn sữa của con và quần áo lót của người lớn được ngâm chung một chậu, cô ấy hét lên như một chuyện tày đình.
Mẹ tôi thấy con dâu hét lên như quát, nghĩ nó coi thường mình nên tuyên bố bỏ về chứ không ở đây hầu hạ chúng tôi nữa. Tuy nhiên, trước khi đòi về, bà cũng chửi nhiều.
Những câu chửi ấy thực ra mẹ tôi chỉ nói cho hả dạ chứ không có ý thâm sâu gì. Thế nhưng vợ tôi lại chấp nhặt. Sau đó, dù mẹ tôi nguôi giận và vẫn ở lại trông cháu nhưng hai người bắt đầu để ý nhau.
Vợ tôi thì nhớ lâu thù dai khủng khiếp. Cô ấy cứ nhìn vào những cái sai của mẹ tôi và cho rằng bà quá đáng với cô ấy, hay soi mói. Vì thế đi làm về cô ấy chỉ chào hỏi xã giao mẹ tôi rồi vào phòng đóng chặt cửa.
Đến khi con tôi được một tuổi, cô ấy đề nghị mang con đi gửi trẻ chứ không nhờ mẹ tôi nữa. Mẹ tôi nghĩ mình bị đuổi nên càng bực tức. Về nhà, bà kể lại mọi chuyện cho bố tôi và các anh chị nghe. Nghe xong, tất cả mọi người đều nói ra nói vào và tuyên bố không thể chấp nhận được đứa con dâu như vậy.
Không ngờ câu chuyện đến tai vợ tôi. Cô ấy làm ầm lên với tôi vì cho rằng mẹ tôi không thật thà và nhà tôi quá đáng với cô ấy. Sau đó, cô ấy kể ra một lô những chuyện nhỏ nhặt mà mẹ tôi đã làm với cô ấy. Cô ấy còn tuyên bố, từ nay cô ấy sẽ nhìn vào thái độ của mọi người trong gia đình tôi để cư xử. Ví như, cô ấy chào mà ai không trả lời thì lần sau cô ấy sẽ không chào nữa…
Lần ấy, tôi đã tát vợ tôi hai cái và cũng tuyên bố sẽ cư xử với gia đình nhà vợ như vợ đối đãi với gia đình nhà tôi. Cô ấy không nói gì nhưng từ đó, cô ấy im lặng đến đáng sợ. Ngày lễ, ngày Tết, thậm chí là ngày giỗ các cụ trong gia đình tôi, bố mẹ tôi không nhắc nhỏm đến cô ấy, cô ấy cũng không quan tâm…
![]() |
Ảnh minh họa |
Thế rồi cách đây một tháng, bố tôi leo cây và bị ngã gãy xương. Chấn thương khá nặng nên sau một tuần nằm viện, tôi đưa bố về nhà tôi để tiện thuê y tá đến tthay băng, kiểm tra.
Thời gian bố ở nhà tôi, mẹ tôi cũng lên ở cùng. Vợ tôi không tỏ thái độ khó chịu hay xấc láo gì nhưng cô ấy lạnh lùng đến đáng sợ. Cô ấy làm tất cả mọi việc và không cho mẹ tôi động vào bất cứ việc gì. Ngay cả việc trông cháu. Mẹ tôi bảo, thời gian mẹ tôi ở đây thì cho cháu ở nhà chứ đừng gửi trẻ, vừa đỡ tốn tiền mà bà cũng đỡ buồn. Thế nhưng vợ tôi không nghe.
Thế rồi tôi có lịch phải đi công tác. Ở nhà 7 ngày với bố mẹ chồng mà cô ấy khiến mọi thứ rối tung. Mẹ tôi khóc lóc, bố tôi thì điện thoại cho tôi về gấp.
Cụ thể vào cuối tuần, mấy anh chị em nhà tôi đến thăm bố mẹ và tập trung ăn uống, cô ấy cũng nấu nướng nhưng nấu xong là cô ấy lấy lý do để ra ngoài chứ không ngồi ăn chung. Bố mẹ và các anh chị em nhà tôi bực tức lắm.
Đến lúc vợ tôi về, nhân có men rượu trong người, em trai tôi có nói vài câu. Đại ý, em ấy bảo vợ tôi láo, làm dâu mà coi gia đình chồng không ra gì. Thế là cô ấy không nhẫn nhịn nữa mà to tiếng với em trai trước mặt gia đình tôi. Cô ấy đuổi em tôi ra khỏi nhà sau khi em tôi định tát cô ấy…
Khi tôi về, trong cuộc nói chuyện với tôi về vợ tôi, bố mẹ tôi tiếp tục chỉ ra những cách cư xử không thể chấp nhận của vợ khiến tôi càng thêm chán ngán. Tôi chỉ muốn tống cổ vợ ra khỏi nhà. Thời gian qua, tôi đã quá nhu nhược nên vợ tôi mới láo như vậy có phải không?
Lê Bình (Hà Nội)
" alt=""/>Có người vợ thế này là vì tôi quá hiền?“Cơ chế này được thiết lập để chúng ta học tha thứ cho người khác và tha thứ cho chính mình. Nó cũng đem lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe thể chất và tinh thần của người mắc lỗi. Ngoài ra, khả năng quên đi những ký ức khó chịu cho phép con người tiến về phía trước chứ không dừng lại”, Saima Noreen lý giải.
Tác giả nghiên cứu tiết lộ một khi được tha thứ, chúng ta sẽ vượt qua được những cảm xúc tiêu cực, có nhiều động lực để quên đi. Ngược lại, khi không được đối phương bỏ qua lỗi lầm, con người dễ bị dằn vặt, sai lầm sẽ ngày càng nhức nhối và trở thành một ám ảnh khó quên.
Như vậy, học cách tha thứ là điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống cũng như tình yêu. Tha thứ không chỉ giúp hạnh phúc đến gần mà còn là cách đơn giản để buông bỏ quá khứ và hướng đến một tương lai tươi sáng hơn.
Trà Xanh
Theo SD
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quốc Nhật, Phó Trưởng khoa Điều trị hoá chất, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, chia sẻ tiết canh chứa nhiều sắt - thành phần rất quan trọng để tạo máu.
"Tiết canh có thể giúp cải thiện tình trạng thiếu máu trong trường hợp nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt", bác sĩ Nhật cho biết ngày 17/9.
Tuy nhiên, thiếu máu có rất nhiều nguyên nhân, thiếu sắt chỉ là một trong những số đó. Việc bổ sung sắt cần theo chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ Nhật đưa ra lời khuyên, trước khi quyết định uống thuốc sắt hay sử dụng thực phẩm nhằm bổ sung sắt, người dân nên đi khám để tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu.
Một số trường hợp thiếu máu nhưng lại thừa sắt, điển hình là thiếu máu do bệnh tan máu bẩm sinh - thalassemia, uống thuốc sắt hoặc ăn thực phẩm chứa nhiều sắt sẽ làm tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn. Do đó, không phải ai ăn tiết canh cũng tốt.
Bác sĩ cũng lưu ý vấn đề quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua, đó là tiết canh hay những món ăn chưa được nấu chín luôn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn và ký sinh trùng. Không ít cơ sở y tế gần đây đã cảnh báo rủi ro nhiễm liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh, đồ tái, sống. Nhiều bệnh nhân đến viện khi đã nổi nhiều ban xuất huyết, da tím đen toàn thân. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nguy cơ tử vong với nhóm bệnh nhân này rất cao.
Người bệnh thiếu máu, thiếu sắt nên ăn gì?
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, người bệnh thiếu máu thiếu sắt cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để cơ thể nhanh hồi phục.
Chia sẻ về nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh, Thạc sĩ Phan Kim Dung, Trưởng khoa Dinh dưỡng và Tiết chế, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, khuyến cáo bệnh nhân tăng cường sử dụng nhóm thực phẩm cung cấp protein có chứa nhiều sắt, acid folic và các vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B.
Trong đó, nhóm protein động vật nên lựa chọn:
- Nhóm thịt: Các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt bê, gan, tiết, thịt lợn, thịt gà tây… Nên sử dụng 45 - 60g protein/ngày tương đương 200-300g thịt/ngày.
- Thủy hải sản: Cá thu, cá hồi, nhóm nhuyễn thể có vỏ: hàu, sò, ốc… đảm bảo ăn 2 - 3 bữa thủy hải sản/tuần.
- Trứng: Trong trứng có đầy đủ các chất dinh dưỡng protein, lipid, glucid. Đặc biệt trong lòng đỏ của trứng còn chứa một lượng đáng kể sắt, canxi, kẽm, vitamin A… Một tuần một người lớn nên ăn 2 - 3 quả trứng.
Đối với nhóm protein thực vật, người thiếu sắt nên sử dụng:
- Nhóm rau lá màu xanh đậm: Họ cải như rau cải chân vịt (cải bó xôi), cải xoong, súp lơ xanh… Một ngày nên sử dụng từ 300 - 400g (tương đương với 1 bát con rau/bữa).
- Nhóm đậu, đỗ và các loại hạt: đậu Hà Lan, đậu tương, lạc, hạt điều, hạnh nhân…
- Các loại quả chín, quả mọng: cherry, dâu tây, nho, việt quất, lựu… Các loại quả này không chỉ giàu sắt mà còn chứa nhiều vitamin C, cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể và giúp tăng cường hấp thu sắt. Nên sử dụng từ 100-200g quả chín/ngày.
"Người bị thiếu sắt nên hạn chế sử dụng trà, cà phê vì có chứa tannin làm ức chế khả năng hấp thu sắt; việc bổ sung sắt hoặc đa vi chất dinh dưỡng cần theo chỉ định của bác sĩ", Thạc sĩ Dung cho hay.