Ông Tất Thành Cang bị khởi tố, bắt giam để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Những sai phạm của ông Cang được cho có liên quan đến việc phát hành, bán 9 triệu cổ phiếu tại Công ty CP Phát triển Nam Sài Gòn (SADECO) cho Công ty CP Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim (Công ty Nguyễn Kim).
Liên quan đến vụ án này, Công an TP.HCM cũng vừa khởi tố bị can đối với hai cổ đông khác của SADECO. Trước đó, vào tháng 5/2019, TGĐ SADECO Hồ Thị Thanh Phúc cũng bị khởi tố, bắt tạm giam.
Dự án Khu định cư Phước Kiển do SADECO làm chủ đầu tư. |
SADECO có vốn góp của các cổ đông gồm Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Tân Thuận, Văn phòng Thành uỷ TP.HCM, Công ty Nguyễn Kim và các tổ chức khác.
Từ đề xuất tăng vốn, năm 2017 SADECO đã phát hành và bán 9 triệu cổ phiếu cho Công ty Nguyễn Kim với giá 350 tỷ đồng (40.000 đồng/cổ phiếu). Việc tăng vốn tại SADECO có vai trò của những người đại diện vốn Nhà nước tại doanh nghiệp này.
Vụ việc được thanh tra và Thanh tra TP.HCM cho rằng thời điểm đó SADECO chưa thực sự có nhu cầu tăng vốn, việc bán cổ phiếu giá rẻ có khả năng gây thiệt hại vốn Nhà nước hàng trăm tỷ đồng.
Được mua chỉ định 9 triệu cổ phiếu giúp Công ty Nguyễn Kim tăng tỷ lệ sở hữu tại SADECO lên 34,6%. Đồng nghĩa, các doanh nghiệp cổ đông có vốn Nhà nước cũng như Văn phòng Thành uỷ TP.HCM đã giảm tỷ lệ sở hữu tại tại SADECO.
Thành lập năm 1994, SADECO được giao thực hiện công tác giải phóng mặt bằng 2.600ha đất để thực hiện phát triển Khu đô thị Nam Sài Gòn và sắp xếp lại dân cư – xây dựng các khu định cư mới.
Những dự án tiêu biểu của doanh nghiệp này gồm Khu định cư Tân Quy Đông, Khu biệt thự cao cấp Sông Ông Lớn, Khu định cư Phước Kiển và Khu lưu trú công nhân Khu chế xuất Tân Thuận.
Trong đó, dự án Khu định cư Phước Kiển (giai đoạn 1), xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM dù đã triển khai gần 20 năm nhưng đến nay nhiều khách hàng vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), thậm chí có trường hợp đã thanh toán 95% giá trị hợp đồng vẫn chưa được giao đất.
Khách hàng mua đất tại dự án Khu định cư Phước Kiển nhiều lần đến trụ sở SADECO đòi quyền lợi. |
Tìm hiểu của VietNamNet, tháng 2/2001, SADECO được giao 22,26ha để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị A – Khu định cư Phước Kiển giai đoạn 1. Sau khi được giao đất, từ năm 2003, SADECO đã thu tiền của hàng trăm khách hàng thông qua hợp đồng góp vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật – nhận lại đất.
Đến nay vẫn còn hơn 100 khách hàng khác chưa được cấp sổ đỏ, có trường hợp chưa được giao đất. Nguyên nhân do SADECO chưa hoàn tất khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đồng thời, cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được nghĩa vụ tài chính với phần đất công tại dự án.
Theo UBND huyện Nhà Bè, tại dự án Khu định cư Phước Kiển giai đoạn 1 hiện có 31.125,21m2 đất do Nhà nước trực tiếp quản lý. Trong đó, 24.230m2 đất rạch; 1.472m2 đất đường giao thông; 4.632m2 đất nghĩa trang và 791,21m2 đất nông nghiệp.
Ngoài ra, vẫn còn 1.216,9m2 đất do các hộ dân trực tiếp sử dụng thuộc dự án chưa được SADECO hoàn tất công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Theo các khách hàng, việc chậm giải quyết cấp sổ đỏ cho hơn 100 nền đất tại dự án Khu định cư Phước Kiển có trách nhiệm của các cơ quan quản lý, nhất là UBND huyện Nhà Bè. Trong khi với vai trò là chủ đầu tư, SADECO lại không có thiện chí đối thoại để giải quyết.
Khi khách hàng góp vốn để nhận lại đất tại dự án Khu định cư Phước Kiển 1 đấu tranh đòi sổ đỏ sau 16 năm ký hợp đồng thì bất ngờ biết được chủ đầu tư lấy đất chưa đền bù xong đi nhận tiền góp vốn.
" alt=""/>Lãnh đạo bị bắt, SADECO sa lầy tại dự án Khu định cư Phước KiểnNgày 30/10, khi đang học ở trường, cháu D. đau bụng, không ăn uống được nên cô giáo gọi điện cho gia đình đón về.
19h cùng ngày, cháu Đ. nôn sau khi ăn, được đưa vào Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam. Tại đây, cháu được điều trị, truyền dịch nhưng không đỡ. Đến ngày 31/10, bệnh nhi uống thuốc chống nôn nhưng vẫn tiếp tục nôn ói, mất kiểm soát.
Bác sĩ lúc này đưa cháu Đ. vào phòng cấp cứu nhưng bệnh nhi không qua khỏi.
Chiều 1/11, bác sĩ Huỳnh Thị Thanh Thúy, Trưởng khoa Sơ sinh, cấp cứu, hồi sức tích cực và bệnh lý (Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam) cho biết, cháu Đ. nhập viện vào 20h ngày 30/10 với triệu chứng đau bụng, nôn mửa.
Sau khi tiếp nhận, bác sĩ cho siêu âm và thực hiện khám cận lâm sàng, chẩn đoán bé bị viêm ruột.
Bác sĩ Thúy thông tin, cháu Đ. ăn kém nên bệnh viện hỗ trợ truyền dịch. Đến khoảng 2h sáng, bệnh nhi mệt, bác sĩ thăm khám và cho siêu âm, không phát hiện bất thường.
Gần 9h sáng 31/10, cháu Đ. mệt, lơ mơ, được chuyển sang Khoa Hồi sức tích cực và chống độc. Lúc này, cháu Đ. xuất hiện tình trạng ngưng thở, phải cấp cứu nhưng không thành công. Bệnh nhi mất lúc 10h10 ngày 31/10.
Bác sĩ Thúy giải thích: "Có rất nhiều loại virus, trong đó khoảng 5% virus đường ruột tấn công vào tim. Cháu Đ. được chẩn đoán tử vong do viêm cơ tim thể tối cấp. Đây là biến chứng rất nặng khi nhiễm virus. Chúng tôi đã giải thích với người nhà về trường hợp này".
Bác sĩ Thúy khẳng định, trong suốt quá trình cháu Đ. điều trị, bệnh viện không tiêm bất cứ loại thuốc nào. Người nhà cho rằng bệnh viện tiêm thuốc cho cháu có thể do nhầm với việc cán bộ y tế dùng bơm tiêm để kiểm tra ven cho cháu bé trước khi truyền bình dịch thứ 2.
Tuy nhiên, trong khi UBND tỉnh Hà Giang yêu cầu phải đập bỏ một tầng nổi trên mặt đất thì công trình hiện tại lại vẫn có hai tầng nổi trên mặt đất và thêm một tầng áp mái.
Nhiếp ảnh gia Hà Huy, một người thường xuyên lên Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) thất vọng: “Hình ảnh mới nhất của công trình sau khi có quyết định hạ độ cao, dỡ bỏ thì cảm giác như nó hoành tráng hơn”.
“Họ vẫn đón khách bình thường. Tôi nhớ thời điểm báo chí vào cuộc đưa tin, chủ công trình đã ngay lập tức sơn xanh toàn bộ công trình, chắc là họ nghĩ màu xanh sẽ “đồng bộ” hơn với màu của núi rừng.
![]() |
Hình ảnh công trình bị tháo dỡ thời điểm tháng 7/2020. |
Hình ảnh hiện tại, công trình không những không bị mất đi tầng trên cùng (tầng bị yêu cầu dỡ bỏ) mà lại có thêm một tầng nóc bên trên, lợp mái tôn màu xanh. Toàn bộ phần tường bao được ốp đá, trang trí màu xám, có lẽ họ nghĩ màu này phù hợp với màu xám của cao nguyên đá chăng?” – anh Huy chia sẻ.
Hơn một năm trước, tháng 10/2019, Panorama Mã Pì Lèng trở thành tâm điểm của dư luận khi nó sừng sững án ngữ ở “cổng trời Hà Giang” với hình thức không phù hợp với cảnh quan thiên nhiên, truyền thống, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc trong khu vực; ảnh hưởng đến môi trường khi công trình đi vào hoạt động mà chưa có đánh giá tác động môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài ra, công trình này chưa được các cấp có thẩm quyền của tỉnh Hà Giang cấp phép xây dựng; đất xây dựng công trình là đất nông nghiệp chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng.
![]() |
Công trình sai phạm được sơn phủ màu xanh sau khi báo chí phản ánh vào thời điểm cuối năm 2019. |
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch khi đó khẳng định, việc xây dựng công trình Panorama vi phạm điều Luật Di sản văn hóa, không thực hiện mục tiêu bảo vệ và phát huy giá trị danh lam thắng cảnh Công viên cao nguyên đá Đồng Văn theo Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn đã được Thủ tướng Chính phủ duyệt.
Trong văn bản gửi UBND tỉnh ngày 8/10/2019, Sở Xây dựng Hà Giang đề xuất phương án xử lý đối với công trình sai phạm này là phá dỡ 6 tầng, cải tạo phần còn lại làm điểm dừng chân ngắm cảnh. Phương án này được Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch đồng ý tuy nhiên lại vấp phải sự phản đối của các kiến trúc sư.
![]() |
Hẻm Tu Sản nhìn từ đỉnh Mã Pì Lèng. Ảnh: Hà Huy |
Sau nhiều thời gian lần lữa, ngày 12/3/2020, UBND tỉnh Hà Giang mở hội nghị xin ý kiến của các chuyên gia và đưa ra quyết định cải tạo công trình thành điểm dừng chân nhưng hầu như giữ nguyên kết cấu của công trình nhiều tầng này, chỉ đập bỏ một tầng nổi trên mặt đất.
Phần kiến trúc còn lại bao gồm một tầng nổi trên mặt đất cộng với 5 tầng giật cấp xuống triền dốc sẽ được cải tạo cho hài hòa tỉ lệ và hài hòa với cảnh quan. Ngoài ra, công trình này chỉ còn là điểm dừng chân, "không tổ chức ngủ nghỉ".
![]() |
Công trình Panorama án ngữ ở đỉnh Mã Pì Lèng nhìn xuống vực Tu Sản. Ảnh: Hà Huy |
Phương án chốt được UBND tỉnh Hà Giang giao cho chủ đầu tư thực hiện sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong lĩnh vực di sản, bảo tồn, kiến trúc đến từ Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Viện Bảo tồn di tích, về phương án xử lý với công trình Mã Pì Lèng Panorama tại hội nghị do UBND tỉnh tổ chức ngày 12-3.
Thông tin với VietNamNet, một đại diện của UBND huyện Mèo Vạc cho biết, công trình đang được phá dỡ, cải tạo theo phương án đã được tỉnh phê duyệt. “Chủ công trình đã có bản vẽ, thiết kế để cải tạo, và họ thực hiện theo bản vẽ đã trình lên cơ quan chức năng” – nguồn tin VietNamNet cho hay.
Sáng nay, lãnh đạo Sở KH&ĐT tỉnh Hà Giang xác nhận, công trình Panorama trên đỉnh Mã Pì Lèng (huyện Mèo Vạc) đang trong quá trình phá dỡ để cải tạo theo thiết kế được phê duyệt.
" alt=""/>Bất ngờ công trình Panorama trên đèo Mã Pì Lèng “hoành tráng hơn” sau khi cắt bỏ