Theo Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, nguyên nhân vụ việc đang được xác minh, có thể một phần do trạng thái tinh thần của bệnh nhân không ổn định, dễ bị bức xúc, kích động sau thời gian dài phải cách ly, điều trị Covid-19.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương là cơ sở y tế tuyến đầu điều trị Covid-19 trên cả nước. Đến nay, bệnh viện tiếp nhận 821 ca Covid-19, trong đó 475 người đã được công bố khỏi bệnh, 27 bệnh nhân chuyển sang cơ sở y tế khác, còn 318 ca đang điều trị.
Số bệnh nhân nặng và nguy kịch là 35 người, trong đó 19 ca thở oxy, 3 ca thở máy không xâm nhập, 13 trường hợp thở máy.
Từ ngày 5/5, bệnh viện cách ly y tế cơ sở Đông Anh với hơn 800 người gồm y bác sĩ, bệnh nhân và người nhà sau chùm ca nhiễm phát hiện tại đây. Hiện bệnh viện đã chuyển một số bệnh nhân thường sang Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 và Bệnh viện Đa khoa Đức Giang để giảm tải, đón bệnh nhân Covid-19 mới, phục vụ cách ly, điều trị Covid-19.
Hải Nam
Việc điều chuyển nhằm giảm tải, đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch, đồng thời giúp tiếp tục đón bệnh nhân Covid-19 mới vào điều trị tại bệnh viện.
" alt=""/>Nữ điều dưỡng BV Bệnh Nhiệt đới TƯ bị một bệnh nhân CovidCông văn về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác kiểm soát nội dung các chương trình liên kết được Bộ TT&TT gửi tới VTV mới đây.
Công văn nêu rõ, qua công tác thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về báo chí, thời gian qua, Bộ TT&TT nhận thấy, trong quá trình hoạt động, VTV đã để xảy ra một số sai phạm về nội dung thông tin, trong đó có những chương trình do Đài liên kết với đối tác để thực hiện.
Những sai phạm tập trung chủ yếu như: thông tin sai sự thật; sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh phản cảm, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam và những sai phạm về quảng cáo. Với những sai phạm này, Bộ TT&TT đều đã nhắc nhở trực tiếp Đài tại giao ban báo chí hàng tuần; nhắc nhở bằng văn bản; đồng thời một số trường hợp vừa nhắc nhở, vừa xử phạt vi phạm hành chính.
Qua rà soát hồ sơ cho thấy, các chương trình liên kết mắc sai phạm phần lớn tập trung vào các chương trình giải trí, gameshow phát sóng trên kênh VTV3. Đáng chú ý, có nhiều chương trình do đối tác liên kết thực hiện để xảy ra sai phạm lặp đi lặp lại nhiều lần như: Công ty BHD, Công ty Cát Tiên Sa.
Nhằm bảo đảm hoạt động liên kết được thực hiện đúng pháp luật, khắc phục tình trạng để xảy ra sai phạm trong các chương trình liên kết, Bộ TT&TT quyết định trước mắt, tạm dừng cấp Giấy chứng nhận đăng ký chương trình liên kết cho VTV với đối tác liên kết mà trước đó đã để xảy ra sai phạm nhiều lần là Công ty BHD và Công ty Cát Tiên Sa.
Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng quyết định tạm dừng cấp Giấy chứng nhận đăng ký các chương trình liên kết dự kiến phát sóng trên kênh VTV3 để VTV tập trung có các biện pháp chấn chỉnh, tăng cường công tác kiểm soát nội dung các chương trình trước khi phát sóng.
" alt=""/>Ngừng cấp phép các chương trình VTV liên kết với BHD, Cát Tiên SaĐến giờ chị Phương vẫn không tin được, chỉ với 200 triệu đồng trong tay chị vẫn mua được nhà (Ảnh minh họa).
Vợ chồng chị đem chuyện mua nhà nói chuyện với bố mẹ hai bên, nhưng ai cũng khuyên nên tính kỹ, bởi chỉ có 200 triệu đồng trong tay, trong khi 1 căn hộ rẻ nhất cũng gần 1 tỷ đồng thì lấy đâu ra.
Tuy nhiên sau khi tính kỹ, vợ chồng chị Phương đã “chốt” ngay khi biết dự án có giá tạm tính gần 15 triệu đồng/m2 và được vay gói ưu đãi hỗ trợ lãi suất 5%/năm từ gói 30.000 tỷ đồng. Lúc này, vợ chồng chị Phương chỉ mong mua được căn hộ nhỏ nhất ở dự án có giá gần 800 triệu đồng.
Tuy nhiên, dự án này theo quy định không được chọn căn hộ mà phải đi bốc thăm, được căn nào mua căn đó sau khi hồ sơ đã được duyệt đủ điều kiện và đủ điểm.
Đến ngày bốc thăm căn hộ, chị Phương và chồng hồi hộp, lo lắng. “Tôi còn nhớ khi ấy, tay run, chân run khi đứng trước cái thùng bốc thăm căn hộ. Lo lắng hơn nữa là vợ chồng tôi lại bốc được căn hộ to nhất dự án với diện tích gần 70m2”, chị Phương kể lại.
Giữa năm 2014, hợp đồng mua nhà đã được ký kết, tổng giá trị căn hộ bao gồm cả thuế và phí bảo trì là 1,040 tỷ đồng; thời hạn và số tiền phải nộp cho chủ đầu tư theo tiến độ dự án đã có con số cụ thể.
Theo hợp đồng, vợ chồng chị Phương sẽ thanh toán tiền nhà theo tiến độ. Đầu tiên, khi ký hợp đồng phải trả trước 20%, sau đó cứ theo thời gian quy định của chủ đầu tư và thông báo cụ thể từng giai đoạn sẽ đóng số tiền phần trăm tiếp theo cho đến khi được nhận nhà.
Số tiền hai vợ chồng chị Phương tiết kiệm được đủ để đóng 20% đợt đầu tiên ngay sau khi ký hợp đồng mua nhà. Sau đó, vợ chồng chị Phương sẽ làm thủ tục vay ngân hàng 80% giá trị căn hộ với việc thế chấp tài sản vay bằng chính căn hộ anh chị vừa mua.
Chị Phương cho hay, chị thấy mình khá may mắn vì thời điểm đó có gói vay hỗ trợ lãi suất ưu đãi của nhà nước giành cho những người thu nhập thấp. Hồ sơ vay mua nhà cũng được chủ đầu tư liên kết với một ngân hàng được chỉ định thực hiện gói vay 30.000 tỷ và thủ tục nhanh chóng được hoàn tất.
Với lãi suất vay 5%/năm, số tiền vay tới 80% giá trị căn hộ, tức khoảng 830 triệu đồng. Chị Phương cho hay, để số tiền hàng tháng phải trả ít nên vợ chồng chị chọn thời gian vay dài nhất 15 năm theo quy định.
Như vậy, số tiền phải trả cả gốc lẫn lãi hàng tháng chị Phương phải trả ngân hàng là hơn 4,8 triệu đồng.
Sau khi trả nợ vay ngân hàng, cùng với số tiền trả thuê nhà hàng tháng, vợ chồng chị Phương nhẩm tính vẫn còn khoảng 10 triệu đồng để chi tiêu sinh hoạt. Thời gian dự kiến bàn giao nhà vào năm 2016 nên số tiền phải trả thuê nhà sẽ được cộng thêm vào cho chi phí sinh hoạt hàng ngày khi nhận nhà mới.
“Kể từ khi vay tiền mua nhà, mọi chuyện mua sắm, đi du lịch được vợ chồng tôi tiết kiệm tối đa để đảm bảo việc trả nợ. Đến lúc chuyển sang nhà mới, vợ chồng tôi cũng chỉ mua sắm những vật dụng cần thiết cho sinh hoạt. Chuyện sắm sửa quần áo, đồ đạc trong gia đình cũng được cũng tính toán chia ra. Nếu tháng nào phải chi cho việc ma chay, hiếu hỉ thì không mua sắm gì cả. Do đó, áp lực trả nợ không quá lớn”, chị Phương chia sẻ.
Nghĩ lại, chị Phương nói, "nếu lúc ấy vợ chồng tôi không quyết định nhanh thì có lẽ sẽ không biết đến bao giờ mới có thể mua được nhà. Ngoài việc quyết định nhanh, đó cũng là cơ may của chúng tôi".
“Từ khi chuyển về nhà mới, cả gia đình tôi đều phấn khởi. Cô con gái đầu lòng “hợp đất” tăng cân vù vù, nhà cửa thoáng đãng, bố mẹ hai bên lên thăm nhà và cảm thấy rất mừng cho vợ chồng tôi. Nhìn đứa con gái mỗi ngày một lớn, lương của tôi cũng được tăng theo thời gian, chồng tôi làm kinh doanh ngày càng có nhiều khách hàng nên thu nhập cũng tăng hơn trước. Khoản trả nợ ngân hàng mỗi tháng đã không còn là vấn đề, có lẽ vợ chồng tôi sẽ tính đến chuyện sinh bé thứ 2....”, chị Phương chia sẻ và cười trong hạnh phúc.
Hi vọng rằng, câu chuyện mua nhà của chị Phương sẽ giúp nhiều gia đình có thêm động lực, quyết tâm mua cho mình một căn nhà dù trong tay chỉ có 200 - 300 triệu đồng.
Minh Thư
- Nhiều người cho rằng, chồng là thợ sửa điều hòa lương 7 triệu đồng, sẽ chẳng bao giờ dám mơ ước đến việc mua một ngôi nhà, nhưng nếu biết tiết kiệm và chi tiêu hợp lý thì không điều gì là không thể.
" alt=""/>Chỉ 200 triệu đồng, vợ chồng trẻ 'đánh liều' mua nhà tiền tỷ ở Hà Nội