Trong chúng ta chắc hẳn có rất nhiều người thích ăn thịt gà nhưng có lẽ không phải ai cũng biết hết những giá trị dinh dưỡng từng bộ phận của con gà và những bộ phận nào thì không nên ăn.
Những bộ phận không nên ăn
Phao câu
Đây là phần ở vị trí mọc lông đuôi của con gà, có thịt rất mềm và ngậy nên nhiều người rất thích ăn. Bộ phận này là nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết, vì đại thực bào trong tuyến dịch bạch huyết có thể ăn các loại vi khuẩn và độc tố gây bệnh, thậm chí cả các chất gây ung thư, nhưng lại không thể phân giải chúng. Do vậy các chất độc đều đọng lại ở phần phao câu, lâu dần, nó trở thành cái “nhà kho lớn” chứa các loại virus, vi khuẩn là mầm gây bệnh.
Da gà
Mặc dù da gà ăn rất ngon nhưng nó lại không có lợi cho sức khỏe. Thông thường da gà chứa nhiều chất béo, lượng cholesterol cũng rất cao, đây cũng là nơi ở của nhiều loại vi khuẩn. Đặc biệt khi chúng ta làm món gà quay, sau khi thịt gà được quay chín, cholesterol trong da gà sẽ bị oxy hóa, tạo thành hợp chất rất nguy hại đối với sức khỏe, nếu nhiệt độ quá cao còn có thể sinh ra chất gây ung thư. Vì vậy, khi ăn thịt gà, tốt nhất nên bỏ da đi, và tuyệt đối không nên dùng riêng da gà làm các món ăn.
![]() |
Có nhiều bộ phận của thịt gà nhiều người thích ăn nhưng lại tiềm ẩn độc hại. |
Cổ gà
Cổ gà thường có ít thịt, nhưng lại tập trung rất nhiều mạch máu và tuyến dịch bạch huyết. Nếu ai có sở thích ăn thịt cổ gà, thỉnh thoảng ăn cho đỡ thèm và khi ăn bóc bỏ lớp da đi thì không sao, còn thì không nên ăn nhiều, vì một số tuyến bạch huyết giải độc đều tập trung ở lớp mỡ dưới da của cổ gà, trong những tuyến này có các độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi còn lưu lại.
Phổi gà
Chuyên gia dinh dưỡng Vương Hưng Quốc chỉ ra rằng các bộ phận thuộc hệ hô hấp của gà cũng là nơi chứa đựng rất nhiều các chất độc và các vi khuẩn gây bệnh khác nhau tùy theo điều kiện sinh sống của chúng.
Phổi cũng là bộ phận dung nạp các mầm bệnh trong người con gà, sau khi gà bị giết thịt, trong phổi vẫn còn các vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là các loại vi khuẩn kháng nhiệt tốt (hay các vi khuẩn ưa nhiệt) thì cho dù ở nhiệt độ cao chúng cũng không chết hẳn, ăn vào người có thể gây nguy hại đến sức khỏe của chúng ta.
Mề gà
Mề gà là cái dạ dày của con gà và có nhiệm vụ nghiền nát thức ăn. Vì vậy, những chất độc hại có thể còn tồn lại ở đây, cho nên tốt nhất chúng ta cũng không nên ăn.
Giá trị dinh dưỡng từng bộ phận của con gà
Trứng gà: Vị ngọt nhẹ, giúp an thần, điều hòa ngũ tạng và dưỡng thai với các bà bầu.
Gan gà: Vị ngọt bùi, có tác dụng bổ gan, thận, đặc biệt tốt cho những người bi đau tim.
Túi mật:Vị đắng, tính hàn, hiệu quả với những người bị bệnh tiêu chảy, bệnh trĩ và đặc biệt cực kì tốt cho những trẻ em mắc bệnh ho gà.
Tiết gà: Vị mặn, có tác dụng an thần tĩnh trí, bài trừ các chất độc trong cơ thể, trị bệnh co giật và xuất huyết ở trẻ em.
Thịt gà:Tốt cho dưỡng dương khí, làm ấm ruột non, thịt của gà mái nuôi con có thể trị được bệnh phong hàn cũng như giảm suy nhược cơ thể sau khi khỏi bệnh. Thịt gà còn có tác dụng thanh nhiệt, bổ khí huyết và điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ.
Ngoài ra các phần khác như mỡ gà, ruột gà, não gà đều được coi là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
(Theo nhân dân nhật báo/ ĐSPL)
" alt=""/>Những món thịt gà nhiều người khoái khẩu nhưng độc hạiCác cơ quan báo chí này bao gồm:
Tạp chí Một thế giới (Hội Thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam)
Tạp chí Đời sống và Pháp luật (Hội Luật gia Việt Nam)
Tạp chí Bóng đá (Liên đoàn Bóng đá Việt Nam)
Tạp chí Kinh tế nông thôn (Hội Làm vườn Việt Nam)
Tạp chí Làng nghề Việt Nam (Hiệp hội Làng nghề Việt Nam)
Tạp chí Kinh tế chứng khoán Việt Nam (Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam)
Tạp chí Sức khỏe cộng đồng (Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam)
![]() |
Đại diện các đơn vị lên nhận giấy phép mới theo quy hoạch báo chí. Ảnh: Trọng Đạt |
Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị (Hội Marketing Việt Nam)
Tạp chí Mê Kông - ASEAN (Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN)
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam)
Tạp chí Thương hiệu và Công luận (Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam)
Tạp chí Người cao tuổi (Hội Người cao tuổi Việt Nam)
Tạp chí Chất lượng và cuộc sống (Hội Khoa học Kỹ thuật về tiêu chuẩn & chất lượng Việt Nam)
Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)
Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến (Hội Xuất bản Việt Nam)
Tạp chí Kinh tế và Đồ uống (Hiệp hội Chè Việt Nam)
Tạp chí Năng lượng mới (Hội Dầu khí Việt Nam)
Tạp chí Thời đại (Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam)
Chia sẻ tại buổi làm việc, Ông Lê Mạnh Hùng - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, báo chí là diễn đàn quan trọng mang tiếng nói của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh bùng nổ thông tin hiện nay, do đó quản lý báo chí là để báo chí phát triển.
Cũng theo ông Lê Mạnh Hùng, việc sắp xếp báo chí là để các cơ quan báo chí mạnh hơn, tạo diện mạo báo chí phong phú, đa dạng trong thống nhất. Ban Tuyên giáo không đặt mình là cơ quan chỉ đạo mà đặt vào vị trí của cơ quan báo chí để giải quyết thực tiễn đặt ra nhằm giúp cơ quan báo chí phát huy, phát triển.
![]() |
Theo ông Lê Mạnh Hùng - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, quản lý báo chí là để báo chí phát triển. Ảnh: Trọng Đạt |
Tại Lễ trao giấy phép, Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo chúc mừng các cơ quan báo chí được trao giấy phép mới trong đợt quy hoạch lần này. Đây là một bước trong việc triển khai Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt ngày 3/4/2019.
Theo Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo, các cơ quan Đảng, Nhà nước rất cân nhắc, thận trọng khi đặt vấn đề sắp xếp, quy hoạch báo chí.
Qua ý kiến từ các cấp, cơ quan quản lý thấy rằng việc sắp xếp, quy hoạch phải được thực hiện. Lý do là bởi việc thực hiện tôn chỉ, mục đích của các cơ quan báo chí, đặc biệt là cơ quan báo chí của các hội trong thời gian qua có nhiều vấn đề.
Khi xin giấy phép, báo là báo của Hội, thế nhưng thông tin phục vụ cho hoạt động của hội rất ít. Rất ít tờ bám bám sát đối tượng phục vụ của mình và lĩnh vực hoạt động của tổ chức mình mà đi sa đà vào các thông tin khác.
![]() |
Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo nêu lên thực trạng và lý do cần phải tiến hành quy hoạch báo chí. Ảnh: Trọng Đạt |
Các hội được sinh ra để tổ chức, tập hợp các đối tượng nhằm tham gia phản biện chính sách cùng Đảng và Nhà nước. Các hội vẫn làm điều đó nhưng thể hiện trên cơ quan ngôn luận của mình lại rất mờ nhạt. Đây là một trong những lý do phải quy hoạch báo chí.
Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo cho rằng, báo chí nhiều, đông nhưng không có sức mạnh. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước thấy rằng cần phải sắp xếp lại các cơ quan báo chí.
Mục đích của quy hoạch báo chí để các cơ quan này dành thời gian nhiều hơn cho các bài viết chuyên sâu hơn về hoạt động của hội mình, về đối tượng tập hợp của mình, về lĩnh vực hoạt động của mình để không sa đà vào những việc khác. Các cơ quan báo chí của hội phải coi việc tuyên truyền cho hội là số một, Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo khẳng định.
Theo Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo, việc rà soát nhân sự của các cơ quan báo chí phải được thay đổi phù hợp và theo hướng tích cực. Cơ quan quản lý nhà nước sẽ cố gắng tiếp thu ý kiến đóng góp để tháo gỡ cho các đơn vị, trong đó có các chính sách quản lý phù hợp với xu thế mới theo hướng không áp đặt.
Trọng Đạt
" alt=""/>Trao giấy phép 18 tạp chí theo quy hoạch báo chí