Không đặt cạnh các thương hiệu nhạy cảm,ởcửahàngtạiViệtNamtránhxafastfoodvàđồlólịch thi đấu hom nay rẻ tiền là một trong những yêu cầu bắt buộc của những cửa hàng Apple tại Việt Nam.
Không đặt cạnh các thương hiệu nhạy cảm,ởcửahàngtạiViệtNamtránhxafastfoodvàđồlólịch thi đấu hom nay rẻ tiền là một trong những yêu cầu bắt buộc của những cửa hàng Apple tại Việt Nam.
Theo lời bà Vy, gia đình có quán phở. Những lúc rảnh rổi Hà My thường ra phụ giúp. Trưa ngày 1/8, cháu rời quán phở, nói là về nhà ăn cơm rồi đến nhà cô giáo trên đường Trần Nhật Duật (phường 5, Đà Lạt) để học thêm môn toán.
![]() |
Đến chiều tối mà vẫn chưa thấy con trở về, gia đình gọi điện cho cô giáo dạy toán thì được biết Hà My không đi học. Cô giáo nói hôm sau Hà My phải thi lại môn toán. Nghĩ rằng em không đến học thêm vì muốn ở nhà học bài nên cô không gọi điện báo cho gia đình.
Gia đình bà Vy đã nhờ bà con hàng xóm đổ xô đi tìm khắp thành phố, nhất là những nơi Hà My thường lui tới nhưng cháu vẫn biệt vô âm tín. Phờ phạc vì lo lắng bất an, mất ăn mất ngủ suốt 5 ngày qua, bà Vy thổ lộ con gái rất ngoan hiền, nhút nhát, không thích chơi game, không có facebook, không dùng điện thoại… Vì không thích giao du nên không có bạn thân. Cháu cũng chẳng rành đường đi nước bước ở Đà Lạt.
Cũng theo bà Vy, trước khi đi, Hà My không có biểu hiện gì khác thường. “Cháu học kém, phải thi lại nhiều môn nhưng gia đình không la mắng, chỉ động viên hãy cố gắng. Hè này, cháu chịu khó ôn bài lắm, vừa học phụ đạo ở trường vừa học thêm môn Toán bên ngoài để chuẩn bị thi lại, nào ngờ…”, người mẹ ngậm ngùi
Giáo viên chủ nhiệm của Hà My, cô Đặng Thị Oai, cũng nhận xét My không có bạn thân. Tính tình nhút nhát, nói nhỏ đến mức nhiều khi thầy cô không nghe được nên hay than phiền mỗi khi em trả bài. My học kém nhiều môn, đang được nhà trường phụ đạo để thi lại. Vì không thấy Hà My đến lớp ôn tập, cô liền gọi điện cho gia đình mới biết em bị mất tích. Cô giáo chủ nhiệm không nghĩ vì chuyện thi lại mà Hà My bỏ nhà đi bởi em đáng chăm chỉ ôn tập để thi lại.
Công an thành phố Đà Lạt đã thông báo và gửi kèm hình ảnh của Hà My đến tất cả các phường, xã để nhận diện, hỗ trợ việc tìm kiếm. Trước khi rời khỏi quán phở, Hà My mặc quần jeans, áo xanh đậm, đeo kính cận…
Theo Tiền Phong
" alt=""/>Nữ sinh lớp 7 mất tích sau khi xin phép đi học thêmTôi đã từng nghĩ rằng, đối với một người đàn ông, tiền tài, địa vị là quan trọng nhất. Khi có được hai thứ ấy, thì chắc chắn sẽ có được hạnh phúc bên người đàn bà mình chọn. Vậy mà khi đạt được ham muốn, tôi mới nhận ra bi kịch chính mình phải gánh chịu cho một sự lựa chọn mù quáng.
Tôi có một thời sinh viên bên mối tình đẹp, ấm áp với cô gái nghèo cùng huyện, ở cách nhà tôi không xa, lại cùng nhau học Đại học dưới Hà Nội. Chúng tôi đã cùng vượt qua những tháng ngày khó khăn nhất nơi đô thị bon chen. Khi ra trường, không có ai thân quen tạo cơ hội bám trụ ở thành phố, cả hai trở về quê hương lập nghiệp. Cô ấy nhanh chóng được nhận vào vị trí kế toán của một công ty nhỏ, tuy ổn định nhưng lương không cao. Còn ngành tôi học khá khó có được công việc với mức lương đủ trang trải. Bố mẹ ngày càng già yếu, ốm đau làm đứa con duy nhất như tôi càng trở nên lo lắng, vừa tìm việc, vừa tranh thủ làm thêm trong suốt thời gian dài.
Thế rồi, thật may mắn khi một công ty nhà nước tuyển viên chức, tôi như mở cờ trong bụng. Đây là cơ hội vàng, dù rất nhiều đối thủ giỏi, thậm chí có "ô" che chở, nhưng có lẽ sự quyết tâm đã giúp vượt qua kỳ tuyển dụng xuất sắc, có được một vị trí mà không mất đồng tiền nào. Ở đây, tôi quen một cô gái xinh đẹp, giỏi giang là con gái một cán bộ cốt cán. Cô ấy đã cho tôi biết một sự thật buồn: Khi không có người nâng đỡ, dù vào được cơ quan, thì tôi mãi là nhân viên quèn với mức lương khiêm tốn, không thể tiếp tục lên cao. Tôi không dám tin vào điều ấy. Nếu vậy thì sao tôi có thể đổi đời, lo cho bố mẹ già luôn mong mỏi con thành đạt? Tôi lại khôn khéo dựa vào sự thân thiết với cô gái trẻ ấy để quen biết nhiều hơn và tạo cơ hội lên vị trí mới.
Cô ấy rất quý con người tôi. Đó là lý do để tôi muốn tiến xa hơn, ngỏ lời yêu và để thực hiện được những ước mơ mang đầy tham vọng. Có cô ấy, tôi sẽ có tiền bạc và địa vị được nâng cao. Nhưng người con gái tôi yêu vẫn đang chờ đợi đến ngày hạnh phúc. Đứng giữa hai dòng nước, tôi càng ngày càng hoang mang, không biết lựa chọn con đường nào cho cuộc đời mình? Tôi suy nghĩ thật nhiều, có người yêu trong cái nghèo đeo bám, hay chọn sự giàu sang với người mình chỉ hơi xao lòng? Nhưng cơ hội chỉ có một lần, không thể chần chừ để tuột mất, người như cô ấy biết bao chàng trai theo đuổi. Vậy là tôi quyết định chia tay với người yêu trong đớn đau với lý do không hợp nhau, không còn yêu mà không dám thêm một lời giải thích. Giấc mộng gia đình bất chợt tan vỡ, cô ấy đã khóc hàng tuần liền, không ra ngoài gặp ai. Các anh chị cô ấy đã mắng chửi tôi rất nhiều, và luôn canh chừng cô em để không làm điều gì dại dột. Tôi chỉ biết âm thầm dõi theo tất cả cho đến khi mọi chuyện yên bình trở lại.
Sau đó, tôi có cuộc tình mới với người thứ hai, dù không môn đăng hậu đối nhưng vẫn khôn khéo vượt qua sự ngăn cấm của nhà gái. Đám cưới diễn ra một cách suôn sẻ, tôi bắt đầu một cuộc sống mới với thân phận ở rể, rồi dần được lên chức, lương, thưởng,... cũng tăng theo, báo hiếu bố mẹ và mua được nhà riêng. Đứa con gái đầu lòng ra đời làm tôi có đầy đủ tất cả những gì mọi người mong muốn: Tiền bạc, địa vị, gia đình. Người ta luôn nói tôi may mắn, "chuột sa chĩnh gạo", nhưng họ đâu biết tôi đã phải trở thành kẻ thực dụng đến thế nào để đạt được vẻ bề ngoài hào nhoáng như thế. Đôi lúc, tôi cảm thấy day dứt lương tâm, và thầm nhủ sẽ phải dành hết tình yêu cho người vợ của mình để đền đáp.
Mặc dù tôi có sự kính trọng và nể nang của tất cả mọi người, nhưng ngoại trừ gia đình nhà vợ. Từ đầu, bố vợ đã nghi ngờ về con người tôi, giờ sự thay đổi nhanh chóng của tôi chỉ là kết quả tất yếu của việc lấy con gái họ, càng không có gì đáng khâm phục, coi trọng. Giờ đây, dù có tất cả, nhưng tôi luôn phụ thuộc quá nhiều vào vợ và bố vợ, không được tự quyết định một điều gì, mà phải nghe theo sự sắp đặt của những "bề trên" ấy. Vì người ta có địa vị và tiền bạc, lời nói sức nặng ngàn cân, và dường như cũng không quá tin tưởng tôi. Phải chăng họ đủ nhạy cảm để biết sự thực dụng của tôi, hay chỉ là đa nghi lo sợ tôi âm mưu gì đó? Tôi đã từng mơ ước là người đàn ông trụ cột gia đình, gánh vác trọng trách làm bố, làm cha. Nhưng giờ đây, tôi như một con rối bị điều khiển, mất đi chính kiến của bản thân mình. Mỗi lần tôi bày tỏ quan điểm, vợ lại nói rằng: "Em và bố chỉ muốn tốt cho anh, anh phải nghe em", càng làm tôi chán nản.
Và mâu thuẫn được đẩy lên đến đỉnh điểm, như núi lửa phun trào vào một buổi tối vợ chồng tranh luận dẫn đến cãi vã. Men rượu vẫn còn từ buổi chiều tiếp khách như xúc tác khiến tôi nói lên tất cả những suy nghĩ của mình. Đó cũng là lần đầu tiên chính cô ấy đáp trả lại rằng: "Nếu không có tôi, anh có được như ngày hôm nay không, bố mẹ anh có được mở mày mở mặt không? Anh còn đòi hỏi gì nữa, hay muốn đè đầu cưỡi cổ tôi?". Có lẽ đó là những lời nói thật lòng nhất mà chỉ lúc nóng giận, không kiểm soát được mình người ta mới nói. Phải chăng cô ấy cũng coi thường thân phận của tôi, hay là đã nhận ra sự giả dối của tôi mỗi khi vô tâm, hững hờ nhớ đến người yêu cũ. Tôi không thể nói được câu gì hơn, vì từ lúc đầu tôi đã không lấy cô ấy vì tình yêu thật sự, mặc dù bây giờ tôi đã thay đổi và muốn gắn bó trọn đời vì cô ấy.
Gương vỡ không thể lại lành. Những lời nói từ hôm ấy càng tạo thêm khoảng cách vợ chồng. Tôi đã có lỗi với tất cả mọi người: người tôi yêu, vợ tôi, bố mẹ tôi. Tôi muốn li hôn kết thúc cuộc sống nhiều tiền mà tình dần cạn, mong rằng đó là một cách có thể tự sửa sai. Nhưng vì cô ấy mà tôi có tất cả, thì khi ra đi tôi cũng sẽ mất hết những gì tôi đã từng tham vọng. Giờ tôi không biết phải làm sao, bố mẹ và con tôi sẽ thế nào khi gia đình tôi tan vỡ? Nhưng nếu tiếp tục cuộc sống thế này, thì không biết tôi có thể tiếp tục chịu đựng đến bao giờ.
Giờ tôi rất nhớ em, người con gái tôi yêu nhất. Lúc này, tôi chỉ muốn trở lại bên em làm lại từ đầu, dù nghèo, vẫn là người đàn ông thực sự mang trọng trách lớn lao, được làm bờ vai vững chắc như hồi sinh viên hai đứa sát cánh bên nhau. Nhưng tôi lại không dám một lần nữa cướp đi hạnh phúc của em, khi nỗi đau cũ mới nguôi và đã có người mới giúp em tìm lại niềm tin trong cuộc sống. Tôi đã rơi vào bế tắc mà không thể chia sẻ cùng ai. Phải chăng tôi sẽ phải mất cả hai người phụ nữ? Nỗi đau từ một lần lựa chọn sai lầm sẽ còn day dứt mãi không nguôi. Giờ tôi mới hiểu một điều quá đỗi giản đơn: Tiền bạc là phù du, con người và tình cảm từ trái tim mới là quan trọng nhất.
(Bài viết xin giấu tên)
Thể lệ tham dự viết “Hôn nhân và tham vọng tiền tài địa vị”: Câu chuyện nên viết dưới 1000 từ, gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc báo VietNamNet, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội. Tiêu đề thư xin ghi rõ: Bài viết tham gia chủ đề: “Hôn nhân và tham vọng tiền tài địa vị”. Bài viết của độc giả, ban biên tập có quyền cắt gọt cho phù hợp với hình thức của báo. Những câu chuyện đặc biệt cần giữ kín danh tính, xin ghi rõ cuối mỗi bài viết gửi tham dự chuyên mục. Bài viết có lượng truy cập nhiều nhất theo cách đo, kiểm của hệ thống google giành được phần thưởng trị giá 1.000.000 đồng. Bạn đọc chia sẻ bài viết từ đầu tháng 10 đến hết 31/12/2012. |
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, ngành GD-ĐT cũng đang hướng tới xu thế giáo dục 4.0. Trong đó, vai trò của ứng dụng CNTT được xác định là vô cùng quan trọng.
Thời gian qua, việc ứng dụng CNTT đã giúp ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) nâng cao hiệu quả quản lý và đổi mới chất lượng dạy và học. Có thể nói, nhờ có CNTT diện mạo ngành GD-ĐT đã thay đổi từng ngày, từng giờ tuy nhiên cần nhiều thay đổi để đạt được hiệu quả lớn hơn.
Tăng cường năng lực tự học
Khi máy tính và Internet trở nên phổ biến, đa số sinh viên đều không thể thiếu máy tính xách tay. Thay vì tốn quá nhiều thời gian lên lớp để nghe giảng bài, các trường đại học có thể đưa giáo trình lên mạng và để sinh viên tự học.
Việc này thực hiện một cách giản tiện hơn là chỉ cần dạy và học một thời lượng ngắn để nhập môn với một số môn nhất định.
Sau đó, sinh viên tự học với các giáo trình đã được đưa lên mạng. Sau một khoảng thời gian nhất định, các trường sẽ cần giảng viên lên lớp một lần nữa để giảng dạy mang tính tổng kết tiếp đó, sinh viên có thể tham gia thi đánh giá kết quả môn học.
Khi đã rút ngắn được chương trình đào tạo bằng phương thức tăng cường tự học, chúng ta có thể nghĩ đến việc bổ sung các môn học mới cần thiết trong thời đại 4.0.
Hiện, tại nhiều trường đại học, sinh viên phải lên lớp nghe giảng 2 buổi/ngày. Như vậy không còn thời gian để bộ não được nghỉ ngơi hay có cơ hội tìm hiểu thực tế liên quan đến ngành học. Các sinh viên cũng trở nên bị động trong việc tiếp thu kiến thức, mất đi khả năng tự học, tìm tòi.
Thực tế này không dễ thay đổi bởi tuy rằng máy tính và Internet đã hiện diện khắp nơi nhưng chúng ta chưa hình thành được mô hình giáo dục thông minh – yếu tố mang tính chất quyết định cho năng lực tự học với đông đảo sinh viên. Do đó, muốn làm được việc này, chúng ta cần nhiều giải pháp thiết thực.
Nhiều người cho rằng giáo dục đại học là biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo. Điều căn bản làm nên điểm khác biệt giữa sinh viên và học sinh phổ thông chính là năng lực tự học.
Sinh viên ngày nay có rất nhiều lợi thế so với các thế hệ đi trước do máy tính và Internet đã trở nên rất phổ biến. Giáo dục trực tuyến những năm gần đây đã không còn xa lạ.
Nhiều trí thức trẻ từng rất thành công trong việc mở lớp dạy học qua mạng về những kiến thức còn khuyết thiếu trong nhà trường. Thậm chí, có những người đạt các mức thu nhập không hề nhỏ với đông đảo học viên chỉ gặp nhau trên mạng và trả học phí qua tài khoản.
Tuy nhiên, thực tế điều này chưa đạt được như kỳ vọng khi số đông sinh viên chỉ thực sự học vào lúc sắp diễn ra các kỳ thi và khả năng tự học, tìm tòi còn nhiều hạn chế.
Giải pháp nào cho mô hình giáo dục thông minh?
Tăng cường, tận dụng CNTT trong dạy và học ở bậc đại học nói riêng và giáo dục nói chung vô cùng quan trọng. Muốn vậy mô hình giáo dục thông minh phải được hình thành trên cơ sở triển khai cơ sở dữ liệu kết nối liên thông dữ liệu, dạy học trực tuyến, quản lý điều hành điện tử...
Để làm được điều đó, yếu tố con người và vấn đề nhận thức, năng lực vô cùng quan trọng. Có hiểu đúng về chuyển đổi số và mức độ cấp thiết mới tích cực tự học, tham gia tập huấn và triển khai thực tế. Chuyển đổi số là đưa những thực thể lên môi trường số, không còn giới hạn về không gian, thời gian, số người sử dụng, số lần sử dụng.
Điều quan trọng là phải lấy lợi ích của người học, người thầy làm hàng đầu và đem đến những trải nghiệm để họ thấy được lợi ích của chuyển đổi số.
Thông tin và học liệu số không những tiện lợi, có thể sử dụng mọi nơi, mọi lúc mà còn đưa lại hiệu quả to lớn cho người dùng. Công tác quản lý, dạy học cũng được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, giảm trung gian.
Về phương hướng, cơ sở dữ liệu là quan trọng nhất với chuyển đổi số. Về học liệu, cần xây dựng nền tảng, kho học liệu số quốc gia. Cụ thể chúng ta cần xây dựng một phần hệ thống bài giảng, bài học, tài liệu tham khảo, trước hết phục vụ sinh viên tự học, giảng viên tham khảo; sau đó từng bước mở rộng và hoàn thiện.
Đức Hoàng