
Đây là lần đầu tiên cả 4 CEO công nghệ hàng đầu phải điều trần trước Quốc hội Mỹ. Ảnh: Getty. |
"Mua để giết"
Washington Post cho biết Tiểu ban Tư pháp Thượng viện Mỹ về Chống độc quyền có những bằng chứng cụ thể cho luận điểm này, và sẽ đưa ra vào phiên điều trần ngày 29/7.
Theo Washington Post, bà Pramila Jayapal, một trong những thành viên hội đồng sẽ đưa ra tài liệu chứng minh chiến lược cạnh tranh "mua để giết" không lành mạnh của các ông lớn công nghệ.
“Chúng ta cần hành động nhanh chóng để tái khẳng định thẩm quyền trong việc điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của những công ty công nghệ này”, bà Jayapal cho biết.
Theo 9to5Mac, các hành vi "mua để giết" của những gã khổng lồ gây hại cho cả những doanh nghiệp nhỏ lẫn người dùng. Với các doanh nghiệp công nghệ nhỏ, những tính năng mà họ phát triển có thể nhanh chóng bị sao chép và tích hợp lên sản phẩm của mình.
 |
Apple được cho là sắp ra mắt Apple Tags, phụ kiện giúp nhanh chóng tìm các loại đồ đạc. Tile cho rằng ý tưởng này sao chép của họ. Ảnh: MacRumors. |
Các công ty công nghệ có thể làm điều này với cả phần cứng cũng như phần mềm. Ví dụ: Apple dự kiến sẽ ra mắt Air Tags, được sao chép và cải thiện chức năng của startup Tile. Tile đã phàn nàn về hành vi này, sau đó Apple tuyên bố thay đổi trong iOS 14 để tạo ra một chức năng của riêng mình.
Người tiêu dùng sẽ bị thiệt thòi nếu như mất các ứng dụng và dịch vụ trên nền tảng ưa thích của họ sau khi chúng bị mua lại. Ví dụ, Apple đã đóng ứng dụng Dark Sky trên nền tảng Android sau khi mua lại công ty phát triển.
“Đây là thời điểm quan trọng để các công ty thể hiện những gì họ đang làm là ủng hộ sự đổi mới và ủng hộ người tiêu dùng”, ông Robert Atkinson, chủ tịch Quỹ Sáng tạo và Công nghệ Thông tin cho biết.
“Nếu họ không làm tốt điều đó, từ giờ sẽ ngành công nghiệp công nghệ thông tin sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều”, ông Atkinson nói thêm.
Bloomberg Law lưu ý rằng việc mua lại các công ty nhỏ của những gã khổng lồ công nghệ như Apple đã tăng lên trong năm nay.
Theo dữ liệu của Bloomberg, số công ty nhỏ bị 5 ông lớn bao gồm Amazon, Apple, Google, Facebook, và Microsoft mua lại tính đến tháng 6 đã đạt 27 công ty, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức cao nhất kể năm 2015.
Hành vi mua bán ồ ạt này càng làm tăng khả năng các công ty sẽ bị giám sát về độc quyền. Việc đẩy nhanh các thỏa thuận mua bán là bằng chứng cho các nhà kinh tế, luật sư và nhà lập pháp thấy rằng những gã khổng lồ công nghệ, với tiền mặt đầy túi có đòn bẩy so với các đối thủ hiện tại và tăng thị phần.
Một mối lo ngại lớn hơn nữa là các công ty công nghệ có khả năng bóp nghẹt sự cạnh tranh bằng cách mua lại các đối thủ tiềm năng. Sau cùng, những gã khổng lồ này luôn có được lợi thế.
Còn nhiều câu hỏi khó cho "Big Four"
Bên cạnh hành vi mua lại các công ty nhỏ, nhóm đại gia công nghệ "Big Four" sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề hóc búa khác.
Cụ thể, Apple sẽ phải trả lời những câu hỏi xung quanh tới sự độc quyền quản lý App Store và thu phí tới 30% đối với các nhà sản xuất ứng dụng.
CEO của Amazon sẽ phải đối mặt với những câu hỏi lớn về việc ra mắt những sản phẩm riêng mang thương hiệu Amazon và tự do phát hành trên trang thương mại điện tử của họ. Ngoài ra, Bezos cũng sẽ phải trả lời về cáo buộc sử dụng dữ liệu người dùng và cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp nhỏ ở châu Âu.
 |
Với lợi thế quá lớn, các gã khổng lồ công nghệ có thể dễ dàng "đè bẹp" các đối thủ cạnh tranh nhỏ bé. Ảnh: WSJ. |
Trong khi đó, Facebook và Google sẽ phải trình bày về cách họ phân phối nội dung thù địch, sai sự thật và các chính sách về dữ liệu người dùng. 2 công ty này cũng phải đưa ra câu trả lời thỏa đáng về việc độc quyền phân phối quảng cáo, làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các công ty sản xuất nội dung khác.
Sự xuất hiện cùng lúc của 4 CEO từ các công ty công nghệ hàng đầu có thể thu hút rất nhiều sự chú ý từ truyền thông. Tuy nhiên, nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của buổi điều trần.
"Họ là những người đứng đầu mỗi tổ chức, họ đã được đào tạo để nói những thứ nên nói. Các nhà lập pháp sẽ khó khăn trong việc tổng kết ra một quy định chung vì đây là 4 công ty rất khác nhau nên tác động về sự độc quyền cũng rất khác", Gansler nhận định.
Phiên điều trần các gã khổng lồ công nghệ sẽ diễn ra vào rạng sáng 30/7 theo giờ Việt Nam.
Theo Zing

Điều gì đang chờ 'bộ tứ quyền lực' công nghệ Mỹ tại phiên điều trần 29/7?
CEO của 4 'đại gia' công nghệ thế giới sẽ cùng nhau ngồi 'ghế nóng' trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ ngày 29/7 tới đây.
" alt=""/>'Mua để giết' và lòng tham của 4 đại gia công nghệ Mỹ

- Trong khi đang đi du lịch, anh Quang Nam ngụ TP.HCM bị tai nạn gây vỡ bàng quang, gãy xương chậu và đứt niệu đạo sau.Anh này sau đó đã được phẫu thuật tạo hình niệu đạo nhưng ca phẫu thuật thất bại. Để khắc phục tình trạng hẹp, anh tiếp tục được xẻ lạnh niệu đạo để giải phóng sẹo niệu đạo thêm 3 lần nữa nhưng tình hình vẫn không được cải thiện.
Từ đó, trong suốt 4 năm ròng rã, lúc nào anh Nam cũng phải đeo ống thông tiểu mọi lúc mọi nơi.

|
Cuộc sống gia đình gặp nhiều biến cố do hẹp niệu đạo |
Căn bệnh gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và làm giảm chất lượng cuộc sống, khiến anh Nam rơi vào suy sụp, mất hết tự tin và phải nghỉ việc.
Không chỉ thế, khả năng có con tự nhiên người đàn ông cũng biến mất theo do ở nam giới đường niệu đạo cũng chính là đường ra của tinh dịch.
Khi thăm khám tại Bệnh viện Bình Dân, qua phim chụp X-quang có bơm chất cản quang, bác sĩ nhận thấy bệnh nhân bị hẹp tắc niệu đạo sau, đoạn hẹp khoảng 2 cm, có di lệch đường tiểu do biến chứng từ ca phẫu thuật thất bại trước đó.
Đây được đánh giá là một ca phẫu thuật phức tạp, bởi tình trạng tắc nghẽn lâu dài do hẹp niệu đạo khiến anh Nam phải đối mặt với nguy cơ bị ảnh hưởng đến chức năng bàng quang và chức năng thận.
Việc đặt ống thông tiểu dễ diễn tiến đến nhiễm trùng và kích thích tạo sỏi vùng đặt ống, tạo sỏi đường tiết niệu, suy thận và hiếm muộn do tinh dịch không có đường thoát ra.
Ê-kíp phẫu thuật Bệnh viện Bình Dân đã thực hiện tạo hình hẹp niệu đạo bằng phương pháp vi phẫu cùng sự trợ giúp của máy soi dây mềm với đường ống có kích thước nhỏ chừng 5.3 mm luồn vào niệu đạo, uốn dễ dàng qua các góc cong tự nhiên của cơ thể mà không gây tổn thương niệu đạo.
Nhờ máy soi dây mềm mà phẫu thuật viên xác định được đường đi chính xác của niệu đạo và đảm bảo các mối nối chính xác.
Sau 6 giờ đồng hồ, ca phẫu thuật được tiến hành xong. Bệnh nhân được rút ống thông tiểu sau 1 tuần.
Qua 4 năm khổ sở với dây ống quanh người và mùi hôi khai đầy ám ảnh, anh Quang Nam vui sướng khi có thể đi tiểu lại bình thường.
Hiện bệnh nhân đã lập gia đình và có con hơn 1 tuổi.

|
Hẹp niệu đạo nếu không được điều trị sớm sẽ rất nguy hiểm |
Theo TS BS Đỗ Bá Hùng - Phó GĐ BV Bình Dân, hẹp niệu đạo là bệnh lý niệu khoa thường biểu hiện sau viêm nhiễm hay sau một chấn thương. Nếu không được điều trị đúng cách ngay từ ban đầu sẽ gặp khó khăn trong điều trị về sau và dễ tái phát.
Hẹp niệu đạo có thể gây ra các tình trạng như tiểu khó, tiểu gấp, tiểu đau, dòng nước tiểu yếu, lượng nước tiểu giảm, nước tiểu sậm màu hoặc máu trong nước tiểu, đau bụng dưới, tiết dịch niệu đạo…
Hẹp niệu đạo là bệnh lý phổ biến ở nam giới. Mỗi tuần Bệnh viện tiến hành phẫu thuật cho 4 - 5 trường hợp bị bệnh lý này.
BS Hùng cho hay, tình trạng hẹp niệu đạo nếu không được điều trị thì sẽ diễn tiến đến tắc nghẽn hoàn toàn.
Điều này có thể gây bí tiểu đột ngột rất nguy hiểm. Tình trạng tắc nghẽn lâu dài do hẹp niệu đạo có thể ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang và chức năng thận. Hậu quả là có thể diễn tiến đến nhiễm trùng đường tiết niệu nặng, sỏi đường tiết niệu, suy thận và gây vô sinh ở nam giới.
Hẹp niệu đạo không thể điều trị dứt điểm bằng thuốc mà phải thực hiện các biện pháp can thiệp khác như cắt hẹp với laser hoặc bằng dao cắt nội soi hoặc phẫu thuật tạo hình cắt nối, dùng vạt da hoặc với mảnh ghép.
* Tên người bệnh đã được thay đổi.
Thạch Quý
" alt=""/>Nỗi khổ khó nói của quý ông khi mắc chứng bệnh này