FBI thông báo LAZARUS GROUP là thủ phạm của vụ hack Ronin Network. Ảnh: indiaforensic.
“Hôm nay, FBI đã quy kết vụ tấn công trình xác thực Ronin là do tổ chức Lazarus Group, có trụ sở tại Triều Tiên thực hiện. Chính phủ Mỹ, cụ thể là Bộ Tài chính đã cấm vận địa chỉ nhận tiền số đánh cắp. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cơ quan thực thi pháp luật đã hỗ trợ trong cuộc điều tra này”, Ronin Network viết trên trang blog dự án.
Theo Chainalysis, hacker Triều Tiên đứng sau nhiều vụ hack tiền số trong năm 2021, đem về cho quốc gia này khoảng 400 triệu USD. Trong đó, Lazarus Group là tổ chức hoạt động năng nổ nhất.
Ngoài ra, phía dự án cho biết việc tìm ra thủ phạm và thu hồi tài sản đánh cắp không ảnh hưởng đến quá trình bồi hoàn cho người dùng. Cụ thể, toàn bộ tiền gửi trên Ronin Network sẽ được hoàn trả nhờ vào 150 triệu USD do Binance cùng một số tổ chức khác rót cho Sky Mavis vào tuần trước.
Tuy nhiên, việc Mỹ đưa ra lệnh cấm giao dịch với địa chỉ ví tiền số trên bị một số người dùng nghi ngờ. Vì số tiền nằm trên blockchain, do đó việc giao nhận, chuyển đổi khó để xác minh danh tính. Hacker từ Triều Tiên cũng thường bị cho là liên quan đến các vụ hack lớn, dù chứng cứ các bên đưa ra không thực sự rõ ràng. Vì tính chất phức tạp của chiến tranh mạng, không ngoại trừ khả năng về một cuộc tấn công ngụy tạo, hướng nghi ngờ vào Triều Tiên.
Sau khi chiếm đoạt 600 triệu USD từ Ronin Network, hacker đã sử dụng nhiều thủ thuật khác nhau để đánh lạc hướng, xóa dấu vết trên chuỗi khối nhằm “rửa tiền”.
Hiện tại, đối tượng này đã “rửa” hàng chục triệu USD qua máy trộn Tornado Cash, rồi chuyển sang đồng Avalanche (AVAX). Từ đây, hắn dùng tính năng Import/Export (nhập/xuất) của blockchain Avalanche để chia nhỏ tài sản, xóa dấu trên chuỗi khối.
Trước đó, các chuyên gia bảo mật blockchain trong nước cho rằng vẫn có khả năng tìm ra được kẻ tấn công. “Hacker sử dụng phương thức tấn công back door (cửa sau) vào hệ thống của Sky Mavis nên nếu không cẩn thận, hắn có thể để lại dấu vết để Ronin Network truy tìm địa chỉ IP”, ông Nguyễn Việt Dinh, CTO Symper chia sẻ quan điểm.
Sau thông tin tìm ra thủ phạm, các token của Sky Mavis chưa có dấu hiệu hồi phục. Sự đi xuống của Bitcoin trong đêm 14/4 khiến AXS, RON, SLB mất 4-5% giá trị vốn hóa.
Thông tin về loại tiền số trong bài viết không phải là lời khuyên đầu tư từ Zing News. Hoạt động đầu tư tiền mã hóa chưa được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ. Các loại tiền số luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính.
" alt=""/>Mỹ tìm ra thủ phạm vụ hack 600 triệu USD vào Axie InfinityNhững hình phạt "đáng sợ" nhưng không tác dụng...
Chị Thu Trang, tốt nghiệp phổ thông cách đây 10 năm, kể lại câu chuyện của mình: “Tôi thuộc dạng con ngoan trò giỏi suốt thời đi học, nhưng vẫn có 2 lần bị phạt. Tôi nhớ một lần bị phạt dọn nhà vệ sinh do điểm kiểm tra miệng dưới trung bình, không phải cô giáo bộ môn phạt, mà là quy định do cô chủ nhiệm đặt ra vì làm ảnh hưởng đến thành tích của lớp. Một lần bị phạt đi nhổ cổ vườn hoa vì tội không sơ vin”.
![]() |
(Ảnh biếm họa: Kênh 14) |
“Cả hai lần tôi đều sốc và rất xấu hổ, bởi với tôi bị phạt là cái gì đó rất kinh khủng, vì tôi nổi tiếng ngoan ngoãn, học lực thuộc nhóm đầu của lớp.
Sau này nghĩ lại, tôi thấy việc bị phạt vì điểm kém thực sự là không có tính giáo dục. Vì tôi không phải nhóm lười biếng, không chịu học bài mà đơn giản là tôi không hiểu bài và trả lời bài kiểm tra miệng không tốt. Nhưng chẳng ai quan tâm đến việc tại sao tôi không thuộc bài, hay giúp tôi hiểu bài học đó, mà chỉ quan tâm đến kết quả là điểm của tôi thấp” - chị Trang nói.
Chị Thu Phương, một cựu học sinh ở Hà Nội, chia sẻ thời phổ thông, có vài lần phải viết bản kiểm điểm, nhưng chị thấy như vậy chỉ thấy tốn thời gian mà chẳng có tác dụng gì.
"Có chăng là sợ bố mẹ biết thì đánh, nên sinh ra suy nghĩ muốn giả mạo chữ ký. Cuối cùng, viết bản kiểm điểm không khiến mình ngoan hơn mà còn hư đi" - chị Phương bình luận và cho rằng bản kiểm điểm có chăng "chỉ phù hợp với học sinh ngày xưa thôi"...
Clip: Tranh biện quyết liệt của 2 nữ sinh về nội quy của trường học đối với sử dụng mạng xã hội