Đức Anh sinh ra tại Bù Đốp (Bình Phước), một huyện biên giới giáp Campuchia. Năm lớp 8, Đức Anh theo gia đình về quê tại Bắc Ninh sinh sống.
2 năm đầu, cậu liên tục bị bạn bè trêu ghẹo vì sự khác biệt về giọng nói. Đỉnh điểm vào cuối năm lớp 8, cậu bị các bạn học tấn công hội đồng. Mặc dù lên cấp 3, tình trạng này đã giảm bớt nhưng Đức Anh vẫn thấy lạc lõng với sự khác biệt này.
Vì thế, đến năm lớp 12, cậu vẫn tha thiết xin bố mẹ cho quay trở lại Bình Phước để sống cùng gia đình chị gái. Quyết định đột ngột của Đức Anh khiến bố phản đối kịch liệt. “Bố gay gắt nói sẽ không chu cấp bất cứ khoản sinh hoạt phí hay học tập nào cho mình, nhưng may mắn sau đó mình được cả mẹ và chị gái ủng hộ”, Đức Anh nói.
Quãng thời gian xa bố mẹ khiến Đức Anh học được tính tự lập. Vì chị gái có hai cháu nhỏ, ngoài thời gian học, nam sinh cũng phụ giúp chị chăm sóc cháu, xay xát gạo và bán nước mía. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Đức Anh thi đỗ vào ngành Quản trị kinh doanh của Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM (nay là Trường ĐH Công Thương TP.HCM). Môi trường đại học khiến cậu “như được là chính mình”.
Háo hức với những thứ mới mẻ, Đức Anh dành phần lớn thời gian cho trải nghiệm, tham gia các hoạt động ngoại khóa và đi làm thêm. Nhưng những điều này cũng khiến kết quả học tập của cậu giảm sút, phải thi lại 4 môn trong 2 năm.
Đây cũng là thời điểm gia đình Đức Anh gặp khó khăn về kinh tế, rơi vào cảnh nợ nần. Thời điểm ấy, bố gọi cho Đức Anh trao đổi về việc có thể cậu sẽ phải nghỉ học vì bố mẹ không còn khả năng chi trả. Nhưng chính mẹ lại là người động viên cậu nên cố gắng hoàn thành việc học, mẹ sẽ cố gắng xoay sở.
Biến cố này cũng giúp Đức Anh thay đổi hoàn toàn tư tưởng. Thay vì dành phần lớn thời gian tham gia các hoạt động xã hội, cậu bắt đầu hạn chế và tập trung vào việc học. Tới năm thứ 3, Đức Anh bắt đầu giành được học bổng khuyến khích trong học tập đầu tiên. Để trang trải chi phí sinh hoạt, ngoài giờ học, nam sinh còn xin đi làm MC dẫn cho các chương trình tiệc cưới và hội nghị quanh TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Giai đoạn này, Đức Anh cũng quen một người bạn đang theo học tại Pháp. Chính người bạn này đã động viên cậu nên phấn đấu học lên cao hơn và giành học bổng để đi du học. Nhưng với Đức Anh khi ấy, đây là một chuyện không tưởng.
“Hoàn thành chương trình đại học với GPA 2.78/4, mình vẫn chưa thể nhận bằng vì thiếu chứng chỉ chuẩn đầu ra tiếng Anh. Nhưng bạn ấy luôn có niềm tin mãnh liệt rằng nếu cứ phấn đấu, mình có thể làm được mọi thứ”, Đức Anh nhớ lại.
Nhận được sự động viên từ người yêu, sau khi tốt nghiệp đại học, Đức Anh chưa xin việc ngay mà dành toàn bộ thời gian để nâng cao năng lực của bản thân. Trong vòng 3 tháng sau khi tốt nghiệp, mỗi ngày Đức Anh đều dành từ 8-10 tiếng để học tiếng Anh, nhờ vậy đã nâng từ con số 0 lên đạt IELTS 6.0.
Ngoài ra, để “apply” học bổng thạc sĩ Pháp, Đức Anh cũng phải thiết kế một dự án nghiên cứu liên quan đến ngành học. 9X tìm cách kết nối với những người đi trước là chuyên gia trong lĩnh vực này để tìm ra ý tưởng phù hợp và có tính khả thi. Không ngờ, dự án này đã giúp Đức Anh nhận về mức học bổng cao nhất vào ngành Quản lý kinh doanh nông sản và thực phẩm của Trường Kinh doanh Audencia (Pháp).
Chưa từng nghĩ sẽ học tiếng Anh hay đi du học cho đến năm 23 tuổi, quãng thời gian học tập tại Pháp đã giúp chàng trai người Việt có rất nhiều trải nghiệm. “Tại đây, mình được làm những điều năm 18 tuổi bản thân chưa bao giờ nghĩ tới. Từ một cậu bé sinh ra ở một vùng quê rất nghèo, mình đã có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với rất nhiều người tài giỏi ở khắp mọi nơi”.
Sau chương trình thạc sĩ thứ nhất, Đức Anh nộp lên tiến sĩ nhưng bị hầu hết các trường từ chối hồ sơ. Từng hoài nghi về năng lực bản thân, nhưng cũng nhờ những lần từ chối này khiến Đức Anh nhận ra bản thân còn thiếu nhiều kỹ năng và kinh nghiệm nghiên cứu.
Không từ bỏ, Đức Anh quyết định học thêm chương trình thạc sĩ thứ 2 về ngành Nghiên cứu trong quản lý và đổi mới tại Trường Kinh doanh Skema. Chương trình này khác hoàn toàn với chương trình trước vì người học sẽ được đào sâu về phương pháp nghiên cứu và các lý thuyết trong quản lý.
“Trong quãng thời gian này, mình thường phải đọc từ 15-20 bài báo khoa học mỗi tuần. Dù khá nặng nhưng điều này cũng giúp mình trau dồi thêm những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong nghiên cứu, phục vụ cho việc học tiến sĩ sau này”.
Năm 2023, Đức Anh tiếp tục nộp hồ sơ tiến sĩ. Lần này, nhờ sự chuẩn bị kỹ càng, chàng trai người Việt nhận được học bổng toàn phần ngành Quản lý đổi mới tại Đại học Paris-Saclay, ngôi trường hàng đầu nước Pháp.
Theo Đức Anh, lần nộp lại này đã giúp cậu rút ra được nhiều bài học. “Để được nhận vào học tiến sĩ, ứng viên phải chủ động liên hệ với các giáo sư có cùng hướng nghiên cứu và được chấp thuận đồng hành. Ngoài ra, hướng nghiên cứu của ứng viên cũng phải có tính đồng bộ với định hướng phát triển của giáo sư và nhà trường. Bởi lẽ, nếu đề xuất một lĩnh vực nghiên cứu không có giáo sư nào thực hiện hoặc trường không có định hướng phát triển sẽ không thể nào đi tiếp được”.
Ngoài ra theo Đức Anh, thư động lực cũng là yếu tố tạo ra điểm khác biệt và kể được câu chuyện cá nhân. “Thay vì đưa hết kinh nghiệm, thành tích học thuật vào lá thư động lực, hãy nói về việc tại sao lại có động lực học tiến sĩ và những lý do hồ sơ của mình phù hợp với trường. Điều này sẽ thuyết phục được hội đồng tuyển sinh”, Đức Anh nói.
Theo học chương trình tiến sĩ 3 năm tại Pháp, Đức Anh nhìn nhận bản thân còn nhiều điều cần phải cải thiện. Dẫu vậy, chàng trai Bình Phước luôn cảm thấy bản thân là người may mắn, dù gặp nhiều trắc trở trên con đường học tập, từng bị từ chối nhiều lần nhưng đã không nản chí và vẫn tiếp tục bước đi.
“Trong tương lai sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ, mình mong có cơ hội trở thành giảng viên để giảng dạy tại đại học công lập ở Pháp”, Đức Anh chia sẻ.
Việc gia hạn này có nghĩa sinh viên đại học theo các chương trình chọn lọc sẽ có thể ở lại và làm việc trong 4 năm thay vì 2 năm. Sinh viên thạc sĩ có thể ở lại 5 năm thay vì 3 năm. Bộ trưởng Giáo dục Jason Clare khi đó lý giải chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vốn đang rất thiếu lực lượng lao động sau đại dịch Covid-19. Những ngành, nghề được ưu tiên chủ yếu thuộc lĩnh vực y tế, giảng dạy, kỹ thuật và nông nghiệp, với hơn 3.000 khóa học đủ điều kiện.
Tuy nhiên, do những thay đổi trong bối cảnh kinh tế của đất nước và những cân nhắc về chính sách được nêu trong Chiến lược Di cư, thời gian gia hạn này sẽ không còn áp dụng kể từ giữa năm 2024. Hiện tại, thời gian đã quay trở lại thời hạn ban đầu là 2 (cử nhân) và 3 năm (thạc sĩ), theo thông báo trên website của Bộ Giáo dục Australia vào ngày 23/2/2024.
Được biết, chiến lược di cư, được đưa ra vào tháng 12/2023, tuyên bố rằng những nhượng bộ được đưa ra trong đại dịch COVID-19 đối với sinh viên quốc tế sẽ chấm dứt. Điều này bao gồm việc chấm dứt số giờ làm việc không giới hạn đối với sinh viên quốc tế.
Những thay đổi này được công bố nhằm “cải thiện tính liêm chính trong giáo dục quốc tế và hỗ trợ những sinh viên chân chính”.
Tăng yêu cầu tài chính, bài kiểm tra đầu vào, điểm IELTS
Một trong những thay đổi bao gồm việc giải quyết lỗ hổng cho phép sinh viên chuyển sang các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng thấp hơn. Động thái này nhằm đảm bảo rằng sinh viên được nhận nền giáo dục có chất lượng và không bị lợi dụng bởi các tổ chức không đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định.
Một thay đổi khác liên quan đến việc tăng yêu cầu tài chính đối với sinh viên quốc tế xin thị thực du học. Số tiền tiết kiệm cần thiết sẽ tăng lên 24.505 đô la Úc (khoảng 392 triệu đồng), tăng 17% so với mức trước đó, theo Times Higher Education. Việc tăng yêu cầu tài chính này nhằm đảm bảo sinh viên có đủ tiền trang trải cuộc sống khi học tập tại Australia, từ đó giảm nguy cơ căng thẳng tài chính trong thời gian lưu trú.
Chính phủ cũng sẽ giới thiệu bài kiểm tra “Sinh viên chân chính” mới (Genuine Student test) dành cho tất cả sinh viên quốc tế. Bài kiểm tra này sẽ khuyến khích các sinh viên thực sự muốn học tại các trường đại học hoặc cơ sở giáo dục Australia, thay vì những người có ưu tiên là làm việc. Bài kiểm tra này sẽ thay thế cho bản tường trình nhập cảnh tạm thời (GTE) cũ. Đơn xin thị thực lần hai của sinh viên nhằm kéo dài thời gian lưu trú sẽ bị giám sát chặt hơn.
Chính phủ Australia cũng hứa sẽ tăng cường đơn vị cấp thị thực du học để đảm bảo có sự giám sát chặt chẽ hơn đối với các đơn xin thị thực du học không chính đáng và xử lý tình trạng “nhảy cóc thị thực”-một hành vi trong đó một cá nhân nhảy từ thị thực này sang thị thực khác để đạt được mục đích kéo dài thời gian lưu trú tại Australia.
Trong khi đó, nước này cũng cho biết đang đơn giản hóa quy trình nộp đơn và thực hiện hành động để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi giữa thị thực sinh viên và thị thực sau đại học. Các lộ trình cấp thị thực sau đại học hiện tại sẽ được sắp xếp hợp lý, rõ ràng hơn và thời gian xử lý sẽ được cải thiện.
Mục đích của những thay đổi này cũng là để đảm bảo rằng sinh viên tốt nghiệp sẽ chuyển sang những vai trò phù hợp với trình độ kỹ năng của họ sau khi tốt nghiệp. Chiến lược nêu rõ rằng “hơn 50% người tốt nghiệp có bằng cử nhân trở lên có thị thực đang làm việc dưới mức kỹ năng của họ đáng kể. Điều này đặc biệt đúng đối với những sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật và CNTT, mặc dù họ đang học trong các lĩnh vực mà Australia thiếu lực lượng”.
Australia cũng sẽ tăng yêu cầu tiếng Anh tối thiểu đối với thị thực sinh viên và sau đại học lên. Yêu cầu chứng chỉ tiếng Anh với du học sinh theo chương trình cử nhân tăng từ 5.5 lên 6.0 IELTS, với hệ sau đại học, yêu cầu là 6.5 thay vì 6.0. Thay đổi này sẽ được áp dụng vào đầu năm 2024.
Australia hiện là một trong những điểm đến du học được ưa chuộng nhất thế giới, sau Mỹ và Canada, với khoảng 768.000 sinh viên quốc tế vào năm 2023, đông nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal. Việt Nam xếp thứ 6 với hơn 31.000 du học sinh.
Tử Huy
Nói về việc hợp tác song phương, theo đại diện Chính phủ Việt Nam, tuy hai bên đã có nhiều nỗ lực nhưng kết quả hợp tác còn khiêm tốn, chưa tương xứng với quan hệ hữu nghị tốt đẹp và tiềm năng của hai nước.
Trên tinh thần đó, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị hai bên cần hợp tác chặt chẽ và có các giải pháp phù hợp nhằm đưa quan hệ hợp tác trở nên hiệu quả, thực chất hơn trong các lĩnh vực thương mại – đầu tư, tài chính – ngân hàng, công nghiệp, nông nghiệp, dầu khí, an ninh và trật tự công cộng, quốc phòng, y tế, giáo dục, giáo dục đại học và khoa học công nghệ và một số lĩnh vực khác.
Mong muốn doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Angola
Với nhận định “Kỳ họp diễn ra trên con đường mang dấu ấn lịch sử”, bà Maria do Rosário Bragança, Bộ trưởng Giáo dục đại học, Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Angola đã điểm lại một số nét chính trong quan hệ truyền thống, lịch sử bền chặt giữa hai nước.
Theo bà Bộ trưởng, Chính phủ Angola đang tập trung đa dạng hóa nền kinh tế, tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Phía Angola mong muốn thúc đẩy quan hệ tốt đẹp với Việt Nam nhằm tham khảo kinh nghiệm của Việt Nam để đa dạng hóa nền kinh tế.
Hiện, các lĩnh vực công nghiệp, du lịch, khai thác mỏ, y tế, giáo dục, nông nghiệp, thể thao, nhà ở là những lĩnh vực Angola ưu tiên thu hút FDI và phía Angola mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ quan tâm, tìm hiểu để đầu tư vào thị trường tiềm năng này.
Hai Bộ trưởng đã ký Biên bản Kỳ họp lần thứ VII của Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế, khoa học – kỹ thuật và văn hóa giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Angola.
Theo đó, hai bên nhất trí tăng cường các lĩnh vực hợp tác truyền thống như chính trị, ngoại giao, an ninh, y tế, giáo dục, nông nghiệp; mở ra một số hướng hợp tác mới trong các lĩnh vực như quốc phòng, tư pháp, viễn thông và truyền hình và hợp tác địa phương.
Đại diện cho Chính phủ hai nước, hai Bộ trưởng đề nghị các Bộ, ban, ngành và doanh nghiệp hai nước phát huy sáng kiến, khai thác tối đa các tiềm năng cũng như cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước, góp phần thực hiện thành công các cam kết đạt được tại Kỳ họp.
Nhân dịp này, đại diện trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội đã ký thỏa thuận hợp tác với trường ĐH Agostinho Neto, trong đó, trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội sẽ cấp 2 học bổng cho sinh viên trường ĐH Agostinho Neto ngay trong năm nay.