Thêm ‘giấy phép con’?
Tại bản dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) mới nhất trình Thủ tướng Chính phủ, Điều 39 dự thảo quy định về thực hiện dự án nhà ở thương mại, cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất: Chỉ được bàn giao nhà ở cho người mua sau khi đã hoàn thành nghiệm thu toàn bộ công trình nhà ở, các công trình hạ tầng kỹ thuật của khu vực có nhà ở. Trường hợp bàn giao nhà chung cư là công trình cấp đặc biệt, cấp I thì chủ đầu tư phải có thông báo đủ điều kiện bàn giao nhà ở của cơ quan quản lý nhà ở ở trung ương; trường hợp bàn giao nhà chung cư còn lại thì phải có thông báo của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh.
Theo ThS. Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia pháp lý bất động sản, quy định trên tại dự thảo sẽ làm phát sinh thêm một “giấy phép con” là “thông báo đủ điều kiện bàn giao nhà ở chung cư” của cơ quan quản lý nhà ở, đây là một thủ tục hành chính hoàn toàn mới, không có trong Luật Nhà ở năm 2014.
Ông Đỉnh phân tích, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định nhà chung cư thuộc danh mục “công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng”. Nghị định số 06/2021/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng quy định với “công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng” thì bắt buộc phải có “văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu” của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành hoặc thuộc UBND cấp tỉnh theo pháp luật về xây dựng.
“Như vậy, để hoàn thành thủ tục nghiệm thu và đủ điều kiện bàn giao căn hộ chung cư cho khách hàng, chủ đầu tư dự án chung cư phải có 2 loại “giấy phép” do cùng một cấp hành chính ban hành” – ông Đỉnh nói.
Tức là, nếu là nhà chung cư cấp đặc biệt, cấp I thì chủ đầu tư trước tiên phải có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình - Bộ Xây dựng, tiếp đến phải có thông báo đủ điều kiện bàn giao nhà ở của cơ quan quản lý nhà ở ở trung ương (là Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng)…
“Như vậy 2 loại “giấy phép” đều do cùng một cơ quan ban hành nhưng theo 2 thủ tục hành chính khác nhau, quy định bởi 2 đạo luật khác nhau (một thủ tục theo Luật Xây dựng, một thủ tục theo Luật Nhà ở)” – ông Đỉnh cho hay.
Cũng theo vị chuyên gia pháp lý bất động sản, việc phân cấp công trình hiện nay thực hiện theo Thông tư số 06/2021/TT-BXD (gọi tắt Thông tư 06) của Bộ Xây dựng. Trong đó, nhà chung cư được phân cấp theo Phụ lục II Thông tư 06: Công trình cấp đặc biệt có chiều cao trên 50 tầng; công trình cấp I có chiều cao từ 25-50 tầng.
“Nếu quy định như tại khoản 4 Điều 39 dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ dẫn đến tất cả các tòa nhà chung cư cao từ 25 tầng trở lên (cấp I hoặc cấp đặc biệt) bắt buộc phải có thông báo đủ điều kiện bàn giao nhà ở của cơ quan quản lý nhà ở ở trung ương (Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng), gây chậm trễ bàn giao căn hộ cho khách hàng. Trong khi loại hình nhà chung cư cao 25 tầng trở lên hiện nay ngày càng phổ biến trong cả nước” – ông Đỉnh đánh giá.
Với đề xuất trên, Ông Đỉnh cho rằng, cần có báo cáo đánh giá tác động của chính sách đối với các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp. Trong khi hồ sơ dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) chưa có đánh giá tác động ở chính sách này. Mặt khác, cũng cần có báo cáo đánh giá tác động thủ tục hành chính khi cơ quan soạn thảo đặt ra thủ tục hành chính mới.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với các bộ ngành liên quan đến việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng (Ảnh: VGP)
Các ý kiến tại cuộc họp cũng kiến nghị bổ sung đối tượng được vay ưu đãi là chủ đầu tư các dự án NƠXH, nhà ở công nhân dưới dạng cho thuê, thuê mua; kéo dài thời gian hỗ trợ lãi suất ưu đãi cho người mua nhà, chủ đầu tư; đơn giản hoá thủ tục miễn tiền sử dụng đất cho dự án NƠXH …
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, trong tháng 4/2023, Bộ Xây dựng và NHNN đã khẩn trương hướng dẫn, đôn đốc thực hiện, giảm bớt thủ tục, rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ để doanh nghiệp sớm tiếp cận nguồn vốn vay.
Bố trí quỹ đất xây NƠXH tại các vị trí thuận tiện
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng không phải để "giải cứu" thị trường bất động sản mà là góp phần thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030".
Hiện, hầu hết các vướng mắc về quy trình, thủ tục thực hiện dự án NƠXH, nhà ở công nhân, điều kiện để được mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đang được sửa đổi, bổ sung trong Luật Nhà ở, Luật Đất đai và cơ bản được tháo gỡ toàn bộ sau khi các luật này có hiệu lực.
Phó Thủ tướng yêu cầu, trước mắt, các địa phương cần đẩy nhanh việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất xây dựng NƠXH, nhà ở công nhân tại các vị trí phù hợp, thuận tiện, có quy mô lớn, đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhất là tại những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ...
Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng hướng dẫn các địa phương báo cáo định kỳ hằng tháng về tiến độ triển khai thực hiện gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.
NHNN và Bộ Xây dựng nghiên cứu, đề xuất phương án, thời gian hỗ trợ lãi suất phù hợp cho các chủ đầu tư, người mua nhà đủ điều kiện vay vốn từ gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.
Tăng nguồn cung NƠXHTheo báo cáo của Bộ Xây dựng, về đối tượng của gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, hiện nay có khoảng 100 dự án NƠXH, nhà ở công nhân (tại 36 địa phương) đã được cấp phép xây dựng, triển khai đầu tư xây dựng với tổng số 85.662 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 70.000 tỷ đồng. Các địa phương có 7 dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư (tại 4 địa phương) với nhu cầu vốn vay khoảng 4.130 tỷ đồng.
Ngoài các dự án trên, tỉnh Bắc Giang đã công bố 12 dự án đủ điều kiện vay vốn. Một số địa phương như Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai đang tích cực triển khai các dự án NƠXH, nhà ở công nhân.
Riêng tại Hà Nội, hiện đã có hơn 4.000 căn hộ NƠXH được đưa ra thị trường và khoảng 40 dự án đang triển khai.
" alt=""/>Phó Thủ tướng Gói 120.000 tỷ đồng không phải để giải cứu bất động sảnTrong khi đó, với trẻ em, kể cả trẻ béo phì, việc phát triển chiều cao rất quan trọng. Vì thế, cha mẹ phải cân đối, giảm thực phẩm có hại cho sức khoẻ nhưng phải đảm bảo dinh dưỡng, nhất là thực phẩm cung cấp vi chất cho trẻ.
“Hầu hết trẻ thừa cân, béo phì đến khám ở Viện Dinh dưỡng được xét nghiệm máu đều phát hiện thiếu hụt vi chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển chiều cao của trẻ như canxi, vitamin D, kẽm… Theo cơ chế, béo phì gây ra rối loạn về hấp thu, tăng thải canxi, vì thế trẻ béo phì, thừa cân hay bị yếu” – bác sĩ cho hay thực tế nhiều cha mẹ thấy con béo phì là cắt ngay sữa, đó là sai lầm.
Trẻ em béo phì nên giảm cân như thế nào?
Theo TS Nga, các tài liệu châu Âu chỉ ra rằng sau 9 tuổi, trẻ béo phì nếu giảm cân sẽ ức chế phát triển chiều cao. Ở Viện Dinh dưỡng, các bác sĩ luôn hạn chế giảm cân cho trẻ béo phì. Chỉ khi trẻ béo phì quá nặng, đi kèm các rối loạn chuyển hoá, rối loạn mỡ máu, ngáy to, ngừng thở khi ngủ… có thể nguy hiểm tính mạng, thầy thuốc sẽ hướng dẫn giảm cân.
“Chúng tôi chỉ tư vấn giảm cân mức độ ít, khoảng 500g/tháng, để trẻ không bị ức chế phát triển chiều cao” – TS Nga cho hay. Ở trẻ béo phì, cần tập trung đảm bảo kích thích chiều cao, do một trong những tác hại trung hạn của béo phì là gây dậy thì sớm, ảnh hưởng thời gian phát triển chiều cao, có thể gây ra thấp còi sau này.
Béo phì là tình trạng tích tụ mỡ thừa hoặc bất thường. Một thống kê tại Việt Nam năm 2021 cho kết quả, gần 20% tổng người thừa cân, béo phì trên cả nước sống ở Hà Nội và TP.HCM.
Đáng lưu ý là tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em tuổi học đường (5-19 tuổi) tăng hơn gấp đôi chỉ trong 10 năm 2010-2020, từ 8,5% lên thành 19%. Nếu không có bất kỳ hành động can thiệp nào, ước tính đến năm 2030, Việt Nam sẽ có khoảng 1,9 triệu trẻ em béo phì.
Trẻ thừa cân tăng nguy cơ bị các tác động tâm lý như kỳ thị, tự ti, trầm cảm và lo lắng. Nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm và nguy cơ tử vong sớm cũng tăng ở các trẻ này.
Tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phìban hành hôm 22/10, Bộ Y tế cho biết béo phì gây ra các vấn đề trầm trọng đến sức khỏe, là thủ phạm gây hơn 200 bệnh khác nhau. Các bệnh lý được liệt kê như: Tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường, thoái hóa khớp, gan nhiễm mỡ và nhiều bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa...
GS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam cho biết nhiều thầy thuốc chưa quan tâm đầy đủ đến chẩn đoán thừa cân, béo phì. "Nhiều người gặp nhau chỉ quan tâm "sao hồi này anh gầy vậy", nghĩa là tâm lý chúng ta vẫn mong bạn mình béo lên" - GS Dàng nói.
Đây là lần đầu tiên Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn và tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế cả nước về chẩn đoán, điều trị béo phì - căn bệnh được xem là vấn nạn toàn cầu.