Suleyman được giao nhiệm vụ tăng cường công nghệ Copilot của Microsoft và phụ trách nghiên cứu phát triển tất cả sản phẩm AI trong tiêu dùng và tìm kiếm như Bing và Edge.
“Chúng ta đang có cơ hội thực sự để xây dựng công nghệ từng bị cho là viễn tưởng để tiếp tục sứ mệnh biến AI trở nên hữu ích,ànhlậpbộphậnAIhútmáuđốithủbrighton – liverpool an toàn và trách nhiệm với mọi cá nhân, tổ chức trên hành tinh”,CEO Satya Nadella viết trong một thông báo.
Mustafa Suleyman thông báo "đầu quân" cho Microsoft trên mạng xã hội X. Ảnh: silverlining
Tuy nhiên, giới quan sát cũng nhận định Microsoft có thêm “động cơ” khác trong việc lôi kéo Suleyman về đầu quân.
Nhân vật này là nhà đồng sáng lập và CEO của Inflection AI - công ty khởi nghiệp về máy học và AI tổng hợp thành lập năm 2022. Startup này trong năm 2023 đã huy động được 1,3 tỷ USD và được cho là thách thức vị thế OpenAI với chatbot Pi. Vào thời điểm đó, có thông tin cho rằng Inflection đang bắt tay Nvidia và CoreWave để xây dựng “cụm AI” lớn nhất thế giới với hơn 22.000 card đồ hoạ H100.
Karen Simonya, một nhà đồng sáng lập khác của Inflection, cũng gia nhập Microsoft với vị trí Giám đốc Khoa học tại đơn vị AI vừa thành lập. Nadella chia sẻ rằng “một số thành viên của nhóm Inflection đã đồng ý đi theo Mustafa và Karen”. Mặc dù không rõ cụ thể có bao nhiêu nhân viên của kỳ lân này “nhảy việc”, song Inflection có dưới 75 nhân viên nên động thái này có thể tác động đáng kể đến hoạt động công ty trong thời gian tới.
Trong khi đó, Inflection dự kiến bổ nhiệm Sean White, cựu giám đốc R&D của Mozilla làm giám đốc điều hành. Công ty cũng cho biết họ sẽ đưa Inflection 2.5 lên dịch vụ đám mây Microsoft Azure và chuyển hướng từ việc tập trung vào Pi sang việc đưa công nghệ trở nên phổ biến hơn qua API (giao diện lập trình ứng dụng).
(Theo silverlining)
Đằng sau startup chip AI giá trị nhất Hàn Quốc ‘ôm mộng’ cạnh tranh NvidiaRebellions, công ty khởi nghiệp sản xuất chip trí tuệ nhân tạo (AI) giá trị nhất Hàn Quốc ở thời điểm hiện tại, trở thành niềm hi vọng tự chủ bán dẫn xứ Kim Chi.
Vì vậy tôi thường xuyên bị bạn gái trách móc. Em nói rằng, bạn em được người yêu mua cho cái nọ, cái kia còn từ khi quen tôi, em chẳng nhận được món quà nào giá trị.
Em còn nói, bạn trai của bạn bè em đều có ô tô trong khi tôi đi lại bằng chiếc xe máy đã cũ. Họ thường đi du lịch, check in ở những nơi sang chảnh…
Sợ người yêu tủi thân, tôi cũng ra sức chiều lòng em. Nhưng dường như những cố gắng của tôi không được em nhìn nhận. Giữa chúng tôi vẫn luôn là một khoảng cách không bao giờ rút ngắn được…
Mâu thuẫn của chúng tôi ngày càng nhiều. Hôm thứ Bảy tuần trước, kỉ niệm 6 tháng quen nhau, em muốn làm một điều gì đó thật đặc biệt. Vì vậy tôi mời em đi ăn tối. Để tránh làm em phật ý, tôi chọn một nhà hàng khá nổi tiếng.
Hôm đó, em trang điểm và ăn mặc lộng lẫy, trông rất xinh đẹp. Đi với người yêu như vậy, tôi cũng rất đỗi tự hào.
Khi chúng tôi vào nhà hàng, em gọi món mà không cần nhìn giá. Em gọi rất nhiều món. Khi phục vụ bê món ăn lên, em không ăn vội mà ra sức chụp ảnh để đăng lên face.
Ảnh em đăng lên, nhận được “cơn mưa” lời khen từ bạn bè. Tuy nhiên, bức ảnh đó em không hề nhắc đến tôi.
Em gọi nhiều nhưng ăn khá ít với lý do ăn nhiều sợ béo. Nhìn bàn toàn thức ăn để thừa tôi thấy thật lãng phí. Tôi cố gắng ăn nhiều nhưng không xuể. Buổi ăn tối, em tỏ ra rất hài lòng. Sau đó, chúng tôi dự định đi uống cà phê ở một quán mà ngày xưa chúng tôi quen nhau lần đầu tiên.
Tuy nhiên gần cuối bữa tiệc kỷ niệm, nhìn đồ ăn thừa rất lãng phí nên tôi muốn mang về. Tôi nói với người phục vụ là muốn đưa đồ về nên họ biết ý mang cho tôi mấy hộp để đựng.
Nhân viên nhà hàng cũng khéo léo lấy phần đồ ăn thừa vào hộp cho tôi. Phải mất 4 chiếc hộp mới đựng hết số đồ thừa đó.
Sau đó, tôi đưa đồ thừa ra quầy và thanh toán tiền ăn bữa tối. Đúng như tôi dự đoán, bữa ăn có giá lên đến 3 triệu đồng cho 2 người.
Người yêu tôi tỏ vẻ không vui. Khi tôi chuẩn bị ra lấy xe để chở em sang quán cà phê thì em vùng vằng. Tôi không hiểu nhưng em nhất định không nói. Cuối cùng, em giận dỗi vẫy taxi đi về bỏ lại tôi với chiếc xe máy và nỗi hoang mang.
Đêm đó, tôi nhắn tin, gọi điện nhưng em không thèm đáp lại. Đến nửa khuya, em mới mở lời rằng, tôi làm em mất mặt. Việc “Mất mặt” của tôi là lấy đồ ăn thừa mang về, không chịu tip tiền cho nhân viên phục vụ…
Em nói, vào nhà hàng sang chảnh, ăn mặc lồng lộn mà tôi tính toán, tiếc cả chút đồ ăn thừa như thế là “kém sang”. Biết tính tôi chi li, hà tiện như vậy, ngay từ đầu em đã không quen để tránh sau này kết hôn, tôi lại “đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành”.
“Đi nhà hàng sang, anh phải tip cho nhân viên. Nhìn ánh mắt của nhân viên khi anh xin hộp mang đồ ăn thừa về, em cảm thấy vô cùng xấu hổ”, em đã nói vậy.
Tôi chia sẻ rằng, việc lấy đồ ăn thừa là hết sức bình thường. Đó là số tiền mình bỏ ra, mình có quyền được mang về nhưng em không đồng tình.
Mấy nay em vẫn giận dỗi, có lẽ nào tôi đã quá cố chấp khi níu giữ mối tình này?
Màn bắt 'gian tình' tai hại của vợ phó giám đốc trong khách sạn
Khi tôi đang đi công tác, vợ tôi kéo người đến tận khách sạn tôi ở để đánh ghen. Cô ấy làm chồng bẽ mặt trước bao người…
Động thái mới nằm trong kế hoạch áp trần tuyển du học sinh mà Australia công bố tháng trước. Theo đó, các đại học công lập được tuyển mới 145.000 người, trường nghề 95.000. So với năm 2023, số này giảm mạnh ở nhóm trường nghề - hơn 40.000, trong khi gần như giữ nguyên ở bậc đại học. Với các đại học tư, mức trần khoảng 30.000, giảm 28%.
Chỉ tiêu của từng trường sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố, gồm chất lượng sinh viên quốc tế sau tốt nghiệp, tỷ lệ của nhóm này so với tổng số sinh viên... Bộ trưởng Giáo dục Jason Clare cho biết hạn mức này là "cách công bằng hơn" để quản lý hệ thống, cho phép hầu hết đại học vùng tuyển nhiều sinh viên quốc tế hơn vào năm tới.
"Không chỉ các đại học lớn ở vùng đô thị mới được hưởng lợi từ giáo dục quốc tế", ông cho biết.
Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá điều này không công bằng trong nhóm trường có số lượng sinh viên quốc tế chiếm trên 30%. Ví dụ, Đại học Liên bang Australia, Murdoch, Đại học Quốc gia Australia, New South Wales bị giảm 11-52%, trong khi Đại học Monash và Adelaide được tăng 20%. Một số người lo ngại các đại học ở vùng xa trung tâm có thể không tuyển đủ du học sinh, trong khi lại được giao nhiều chỉ tiêu hơn.
"Công thức này có nhiều sai sót, rất ngẫu nhiên và tùy tiện", George Williams, Phó hiệu trưởng của Đại học Tây Sydney, nhận xét. "Nó sẽ gây ra những hậu quả tai hại không mong muốn và thiệt hại lớn".
" alt="15 đại học Australia có thể bị giảm chỉ tiêu tuyển du học sinh"/>
Kati và bố mẹ đẻ gặp nhau trên cây cầu Vỡ ở Hàng Châu.
Câu chuyện tìm được bố mẹ đẻ của Kati có thể gọi là kỳ diệu.
Kể từ năm 1992, Trung Quốc chỉ cho phép người nước ngoài nhận con nuôi từ trại trẻ mồ côi. Gia đình Pohlers - một cặp vợ chồng theo đạo Tin lành đến từ Hudsonville, Michigan cùng với 2 đứa con ruột - đã tới thăm một trại trẻ mồ côi ở Suzhou – cách Hàng Châu hơn 120km. Sau đó, họ đưa Jingzhi về nhà. Jingzhi là tên của đứa bé được viết trong mẩu giấy bị bỏ lại cùng đứa trẻ ở một khu chợ rau quả.
Mẩu giấy được viết bằng bút lông, ghi: “Con gái chúng tôi, Jingzhi, sinh lúc 10 giờ sáng ngày 24/7 âm lịch năm 1995. Chúng tôi rất nghèo khó và buộc phải bỏ cháu. Cầu xin tấm lòng của các ông bố bà mẹ xa gần! Cảm ơn các ông bà vì đã cứu con gái nhỏ bé của chúng tôi và đã đưa nó về nuôi dưỡng. Nếu ông trời thương, nếu định mệnh đưa chúng tôi lại với nhau, hãy cho chúng tôi gặp lại nhau trên cây cầu Vỡ ở Hàng Châu vào buổi sáng ngày lễ Thất tịch 10 năm hoặc 20 năm nữa”.
Kati nói rằng, cô chưa bao giờ cảm thấy mình khác biệt khi lớn lên giữa một cộng đồng người da trắng của Hudsonville và cũng không có ý định đào sâu về lý lịch của mình.
“Tôi có một tuổi thơ đẹp và yên ổn. Ai cũng biết tôi là con nuôi, vì thế tôi chưa bao giờ bị hỏi về chuyện này”.
Nhưng khi bước sang tuổi 21, Kati nói với mẹ nuôi rằng đã đến lúc cô cần biết nhiều hơn về nguồn gốc của mình. Gia đình Pohler biết thông tin về cha mẹ đẻ của Kati trong một thời gian, nhưng họ không nói vì sợ làm gián đoạn cuộc sống của cô.
Một bản sao của mảnh giấy để lại cùng Kati hẹn ngày gặp lại.
Trước đó, vào năm 2005, vợ chồng nhà Pohler đã nhờ một người bạn ở Trung Quốc tới cây cầu Vỡ vào ngày đã hẹn trong mẩu giấy năm xưa và tìm một cặp vợ chồng người Trung Quốc. Vợ chồng Pohler không muốn cung cấp tên hay chi tiết liên lạc của họ. Họ chỉ đơn giản là muốn cho ông Xu và bà Qian biết rằng con gái họ an toàn, khỏe mạnh và đang hạnh phúc.
Hai bên không gặp được nhau trên cây cầu nhưng sau đó đã được kết nối thông qua một đài truyền hình địa phương. Bị thu hút bởi câu chuyện, Chang - một người gốc Giang Tô nhưng đã sống nhiều năm ở Pennsylvania - đã liên lạc với cha mẹ ruột của Kati. Anh ta cũng tiến hành một cuộc điều tra thông minh và tìm đến được gia đình Pohler ở Hudsonville.
Vợ chồng Pohler nói với Chang rằng, họ sẽ không nói cho Kati biết về cha mẹ ruột của cô bé trừ khi cô bé hỏi. Và cuối cùng, chuyện này cũng xảy ra vào mùa hè năm 2016. Sau đó, Kati đã đứng trên cây cầu Vỡ.
Tìm gặp nhưng không gọi 'bố, mẹ'
Kati đi chơi ở Trung Quốc cùng em gái ruột.
Chiếc máy quay của Chang và rào cản ngôn ngữ khiến cuộc gặp đầu tiên đầy cảm xúc nhưng cũng rất căng thẳng. Sau vài ngày ở Hàng Châu, Kati nói lời chia tay bố mẹ đẻ và cô em gái. Không có gì đảm bảo rằng họ sẽ gặp lại nhau.
Chuyên gia giáo dục Chin Ponte cho rằng, việc không có sự nỗ lực trong việc xây dựng một mối quan hệ sau khi một đứa trẻ tái hợp với cha mẹ ruột là điều dễ hiểu. “Trong vài trường hợp, họ chỉ muốn biết thông tin về tên tiếng Trung của họ, ngày sinh thật hay thông tin về gien. Họ gọi đó là ‘sự thật’”.
Rất may là trường hợp của Kati, không có ai bước ra khỏi mối quan hệ. Họ nhắn tin cho nhau thường xuyên thông qua ứng dụng dịch tiếng Anh - tiếng Trung. Năm 2018, Kati tốt nghiệp đại học ở Mỹ và quay trở về Trung Quốc.
Cô chọn Hoài An, một thành phố thuộc Giang Tô - cách Hàng Châu 450km - để bắt đầu trải nghiệm mới. Ở đây, cô dạy tiếng Anh trong vòng 1 năm. Cô gặp bố mẹ ruột thường xuyên hơn vào các ngày lễ Tết.
Một bên là cô gái người Mỹ độc lập, quyết đoán, từng đi du lịch khắp nơi, biết chơi violin và có bạn trai sống ở Scandinavia. Một bên là cặp vợ chồng người Trung Quốc dành phần lớn cuộc đời mình chỉ để tồn tại. Họ chưa từng đi ra nước ngoài, thậm chí còn không có kỳ nghỉ ngoài dịp Tết âm lịch.
Bất chấp những trái ngược ấy, họ vẫn ngồi trò chuyện, ăn uống và trêu đùa nhau.
Kati tới thăm gia đình trong thời gian ở Trung Quốc.
Sau bữa tối, không khí trở nên nghiêm túc hơn khi ông Xu hỏi Kati liệu cô có ghét họ không vì đã từ bỏ cô, và liệu cô có gặp khó khăn khi lớn lên mà không có họ.
“Hãy nhìn sâu vào trái tim con và nói cho bố biết con tha thứ hay căm ghét chúng ta”, ông nói.
Kati cố gắng trấn an bố mẹ rằng cô không cảm thấy khó khăn, rằng cô có một tuổi thơ hạnh phúc. Nhưng câu hỏi ấy vẫn tiếp tục được lặp lại dưới những hình thức khác nhau. 22 năm sống trong cảm giác tội lỗi không thể trút bỏ một cách dễ dàng.
Sự khác biệt về văn hoá mang lại nhiều điều tuyệt vời. Ông Xu nói rằng nếu như Kati được nuôi dạy ở Trung Quốc, có thể con bé sẽ không quay lại tìm vợ chồng ông.
“Các cô gái nước ngoài và các cô gái Trung Quốc suy nghĩ khác nhau”, ông nói. “Một cô gái Trung Quốc bị bỏ rơi sẽ không bao giờ tha thứ cho bố mẹ đẻ. Đó là văn hoá”.
Vợ chồng ông Xu cũng biết ơn vợ chồng nhà Pohler đã cho phép Kati tới Trung Quốc. “Chắc chắn việc để con bé đi rất khó khăn với họ, đặc biệt là tới một đất nước xa xôi như thế”, bà Qian nói.
Về phía Kati, ban đầu khi phát hiện ra bố mẹ nuôi giấu mình thông tin của bố mẹ đẻ, cô đã rất buồn nhưng sau đó cô tha thứ cho họ.
“Họ đã làm rất tốt việc cố gắng xem xét cảm giác của tôi. Họ cũng trò chuyện với bố mẹ đẻ tôi qua màn hình máy tính và muốn tới Trung Quốc thăm họ”.
Katie nói cô sẽ xem xét việc học thêm ở Mỹ hoặc châu Âu trong tương lai sau khi cô đã dành một thời gian trải nghiệm ở Trung Quốc.
Kati đi du lịch Cộng hoà Séc.
Kati nói, cô gọi em gái ruột là em gái bằng tiếng Trung, bởi vì ở Mỹ cô không có em gái. Nhưng cô không gọi bố mẹ đẻ là bố mẹ, bởi vì cô đã có bố mẹ ở nhà.
Còn vợ chồng ông Xu thì dĩ nhiên đã gọi Kati là con gái. “Tôi để lại mẩu giấy ấy bởi vì tôi hi vọng sẽ gặp lại con bé. Chúng tôi không định bỏ rơi con bé mãi mãi”.
Cầm đĩa bánh và hoa quả ra bàn, bà Qian hỏi Kati sẽ ở lại Trung Quốc bao lâu. Kati đưa ra một câu trả lời mơ hồ, và nhận thấy rằng cha mẹ ở đâu cũng giống nhau. “Họ không bao giờ muốn nói lời tạm biệt”.
“Tất nhiên, cha mẹ con sẽ lo lắng khi con đi xa một mình như vậy”, bà Qian nói.
“Nhưng con không thích mọi người lo lắng về con”, Kati phản đối.
“Hãy đợi đến khi con có con”, bà Qian đáp.
Cựu binh Mỹ gặp lại con gái gốc Việt sau 48 năm
Một cựu binh người Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam đã tìm ra cô con gái thất lạc nhờ bài xét nghiệm DNA.
" alt="Bỏ rơi con gái, gia đình tái ngộ trên cây cầu nhờ mảnh giấy năm xưa"/>
Xôi - chè đã gắn liền với rất nhiều tập tục quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam.
Việt Nam có rất nhiều món xôi, chè khác nhau với những màu sắc, khẩu vị ngọt - mặn đa dạng, hấp dẫn nhiều thực khách trong và ngoài nước. Các món xôi - chè có nguồn gốc từ nhiều vùng, miền khác nhau của đất nước, tạo nên những nét độc đáo riêng.
Xôi - chè trong ẩm thực Việt là thức quà gắn bó sâu sắc với tinh thần người Việt, gắn bó và đồng hành cùng bao người từ lúc còn bé xíu cho đến khi trưởng thành, già đi. Đây là món ăn mà mọi thế hệ, mọi tầng lớp con người Việt Nam đều yêu quý. Dù cuộc sống ngày nay đã hiện đại hơn, sung túc hơn, nhưng người ta vẫn luôn có thể tìm thấy xôi - chè dân dã ở bất kỳ đâu.
Việt Nam - Đất nước có nhiều loại gia vị tự nhiên đặc sắc nhất thế giới (150 loại)
Các loại gia vị tự nhiên tại Việt Nam vô cùng đa dạng.
Có thể nói gia vị trong ẩm thực hiện hữu khắp nơi trên thế giới, nhưng ít có đất nước nào lại có một hệ thống gia vị đặc trưng và phong phú như Việt Nam. Các loại gia vị ở nước ta chủ yếu là dùng tươi và có nhiều trong tự nhiên, rất dễ tìm và tiện dụng.
Điều thú vị là gần như mỗi góc vườn nhà ở bất kỳ làng quê nào của Việt Nam cũng đều có một kho tàng rau gia vị. Chính việc sử dụng gia vị đúng cách, đúng lúc và đúng liều lượng đã góp phần gia tăng hương vị, phát huy được vai trò của gia vị trong việc chế biến, kích thích tiêu hóa, hấp dẫn người thưởng thức, tạo nên bản sắc ẩm thực đặc trưng của từng món ăn, từng địa phương và đặc biệt tốt cho sức khỏe.
Việt Nam - Đất nước có nhiều món ăn vặt đường phố hấp dẫn và đa dạng nhất thế giới (160 món)
Ẩm thực đường phố Việt Nam những năm gần đây ngày càng nổi danh khắp bốn phương và vinh dự được xuất hiện trên các báo tạp chí ẩm thực nổi tiếng trên thế giới. Hầu như tất cả các món ăn Việt Nam đều có thể được bán dưới phố, nơi vỉa hè, từ món nước đến món khô, từ món ngọt đến món mặn, trong đó phải kể đến hệ thống các món ăn vặt, ăn chơi vô cùng hấp dẫn và đa dạng mà lại hợp túi tiền.
Ẩm thực đường phố Việt Nam ngày càng nổi danh khắp bốn phương.
Bên cạnh những món ăn vặt truyền thống, còn có những món là sản phẩm của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa với các dân tộc sinh sống lâu đời ở Việt Nam như dân tộc Hoa, Chăm, Khmer hay các quốc gia phương Tây và gần đây còn có các món ăn vặt đến từ các nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ,… Các món ăn này được người Việt tiếp nhận và biến đổi ít nhiều để phù hợp khẩu vị người dùng và phong cách chế biến của người Việt.
Có thể nói, Việt Nam chính là “thiên đường của các món ăn vặt đường phố” theo đúng nghĩa với sự đa dạng các món ăn và hương vị được truyền từ đời này sang đời khác. Vì thế, nếu những ai đặt chân đến Việt Nam mà chưa từng một lần thưởng thức ẩm thực đường phố tại đây thì quả thực là đáng tiếc.
Việt Nam - Đất nước có nhiều loại trái cây ngon và đa dạng nhất thế giới (100 loại)
Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về cây ăn quả, trong đó có nhiều loại trái cây đặc sản nổi tiếng được thế giới biết đến. Hiện nay, trái cây Việt Nam đã có mặt ở hơn 60 quốc gia trên thế giới và ngày càng mở rộng thị trường.
Việt Nam là đất nước có hơn 100 loại trái cây ngon
Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, Việt Nam có khá nhiều vùng chuyên canh cây ăn quả lớn. Trong đó, khu vực Nam bộ được đánh giá là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước. Toàn Nam bộ hiện có trên 400.000 ha cây ăn quả, cho sản lượng hơn 4 triệu tấn/năm, trong đó các tỉnh Tiền Giang, Đồng Nai, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp,… có diện tích trồng lớn nhất toàn khu vực.
Trái cây Việt Nam không chỉ có hương vị thơm ngon đặc trưng mà còn rất ổn định về chất lượng. Việt Nam sở hữu rất nhiều loại trái cây độc đáo mà ít nước nào trên thế giới có được. Đây được xem là quà tặng đặc biệt sau mỗi chuyến hành trình của du khách mỗi lần ghé thăm Việt Nam.
Việt Nam - Đất nước có nhiều món chay làm từ các nguyên liệu và gia vị tự nhiên tốt lành và đa dạng (100 món)
Ăn chay ngày nay không chỉ dành cho các bậc tu hành mà đã trở thành một xu hướng ăn uống trong xã hội. Đây cũng là tập tục tín ngưỡng, văn hóa truyền thống lâu đời của các nước Á Đông, trong đó có Việt Nam.
Món chay của Việt Nam có sự kết hợp, đan xen giữa nghệ thuật ẩm thực và nghệ thuật tạo hình, trang trí tinh tế.
Ngoài vấn đề về ẩm thực, người ta còn ăn chay để tìm kiếm sự bình yên, và cũng là tìm cho mình một nơi thích hợp để tịnh tâm suy nghĩ, giải thoát những phiền muộn của cuộc sống hiện đại. Ăn chay còn là cách để “dưỡng sinh” giúp bảo vệ, giữ gìn sức khỏe khi ngày càng có nhiều loại bệnh tật, thực phẩm độc hại. Ăn chay cũng là một yếu tố góp phần để bảo vệ môi trường, bảo vệ những loài sinh vật đang dần bị mai một bởi vì chính con người.
Những món ăn chay được biến tấu từ các nguyên liệu, gia vị như các loại đậu, các loại rau, củ quả… có trong tự nhiên. Cùng với sự công phu, tỉ mỉ và chu đáo cũng như tài sáng tạo của người đầu bếp đã tạo nên những hương vị khác nhau mà không nhàm chán, giúp mâm cỗ chay vẫn hoàn hảo, ngập tràn màu sắc rực rỡ.
10 loại bánh đặc sản có tên gọi lạ ở Việt Nam
Đã bao giờ bạn được nghe hay có cơ hội thưởng thức những món bánh đặc sản với tên gọi kỳ lạ này chưa?
" alt="Bụng sôi 'sùng sục' khi điểm tên 5 món ăn Việt đang được đề cử kỷ lục thế giới"/>