Cô gái bí ẩn và chiếc hộp bỏ quên khiến phụ xe buýt ngỡ ngàng
Nhận diện hành động bệnh hoạn của những gã dê xồm trên xe buýt
Lạ lùng trồng rau trong… xe buýt
Những bóng hồng 'thép' trên xe buýt ở Thủ đô
LTS: Lâu nay, nghề phụ xe vẫn thường được dành cho giới mày râu. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, trên các tuyến xe buýt của Thủ đô Hà Nội xuất hiện nhiều "bóng hồng" làm phụ xe. VietNamNet đã gặp gỡ những người phụ nữ đó, để lắng nghe họ chia sẻ nỗi niềm ưu tư về công việc này.
Xe buýt là phương tiện giao thông quen thuộc với người dân đang sinh sống ở Hà Nội. Mỗi ngày có hàng trăm lượt khách lên, xuống xe.
Để đảm bảo hành trình thông suốt, an toàn, bên cạnh những tài xế còn có đội ngũ phụ xe cần mẫn làm việc từ sáng sớm đến khi thành phố lên đèn.
![]() |
Vào giờ cao điểm, các tuyến xe buýt luôn chật kín người |
Gắn bó với nghề phụ xe buýt hơn 6 năm, chị Lê Thị Ngọc Ánh (SN 1986 - phụ xe buýt số 106, xí nghiệp xe buýt Thăng Long, Tổng công ty vận tải Hà Nội) có nhiều kỷ niệm đáng nhớ.
Chị cho biết, hiện tại xí nghiệp có khoảng 7 phụ xe là nữ, trong đó có cả những cô gái trẻ, chưa lập gia đình.
"Thời điểm tôi mới đi làm, xí nghiệp có gần 20 phụ nữ làm phụ xe nhưng lâu dần, công việc vất vả quá, nhiều người nghỉ việc. Đến bây giờ chỉ còn lại vài người", chị Ánh nhớ lại.
Theo chị chia sẻ, trong mắt nhiều người, phụ xe buýt là công việc đơn giản, chỉ bán vé, kiểm soát vé và điều phối vị trí cho người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, nhắc khách đứng tránh xa cửa khi đến điểm dừng đỗ, tránh tai nạn đáng tiếc…
Thế nhưng việc kiểm soát đó vất vả vô cùng. Nhất là vào những khung giờ cao điểm, ngày lễ, Tết... lượng người lên xe rất đông đúc. Chỉ cần sơ sẩy là khó phát hiện được ai trốn vé, ai dùng vé cũ, vé giả.
Bên cạnh đó, ở vị trí phụ xe, chị thường xuyên tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Nếu không ứng xử khéo léo, làm phật ý, họ sẵn sàng khiếu nại lên công ty. Khi ấy phụ xe phải mất thời gian giải trình, báo cáo, thậm chí còn bị phạt, trừ lương.
"Đối tượng khách đi xe chủ yếu là các cụ già về hưu, người dân ở nông thôn và sinh viên, học sinh... Nhiều người ở quê ra, lần đầu đi xe buýt, thấy vé có 7 nghìn đồng thì tỏ ra rất ngạc nhiên, không nghĩ vé lại rẻ như thế. Có người còn cho rằng lên xe buýt sẽ được phục vụ như xe khách chất lượng cao", chị Ánh mỉm cười khi nhắc đến những câu chuyện vui trong nghề.
![]() |
Chị Ánh trong giờ làm việc |
Chị kể: "Mùa hè cách đây 2 năm, một cặp vợ chồng khoảng 50 tuổi, tay xách hai ba lô quần áo lên xe. Hai bác rất chân chất, mặc bộ quần áo đã sờn chỉ.
Xe đi được một đoạn, bác gái quay sang bảo tôi: "Cô chưa phục vụ nước uống và khăn lạnh cho chúng tôi à?". Nói xong, bác giục liên hồi rồi than thở, tỏ vẻ khó chịu, trách nhân viên phụ xe chậm chạp, làm ăn tắc trách.
Sau khi được tôi và mọi người giải thích, xe buýt không phục vụ như vậy, người phụ nữ đó mới thôi cằn nhằn.
Khi xe đến gần điểm cần xuống, vị khách đó còn muốn mượn nhà xe gương soi và lược chải đầu... Những trường hợp đó không nhiều nhưng nếu mình không nhẹ nhàng giải thích, sẽ khiến họ phật ý".
Nữ phụ xe sinh năm 1986 cho biết thêm, làm nghề này hay phải đi sớm về khuya, áp lực đến từ nhiều phía như giờ giấc, khách hàng... nếu không tâm huyết, chắc chắn họ sẽ khó bám trụ.
Chị cho hay, trước khi xe lăn bánh, bao giờ mình và các đồng nghiệp đều tâm niệm một điều, đó là sự an toàn cho hành khách phải đặt lên hàng đầu.
Tuy nhiên một bộ phận khách hành thường bất hợp tác, gây gổ, không tuân theo sự điều phối của nhân viên xe buýt. Có những việc chỉ đơn giản là nhắc nhở khách nhường ghế nhưng phụ xe lại lãnh đủ.
Như lần chị bị nam thanh niên buông lời chợ búa, mạt sát ngay trên xe, chỉ vì yêu cầu nhường ghế cho người phụ nữ mang bầu.
Hôm đó, vào giờ tan tầm, xe gần như chật kín. Khi xe di chuyển qua khu vực ùn tắc, đến điểm dừng đỗ, một phụ nữ mang bầu khoảng 5, 6 tháng ì ạch bước lên xe.
Theo phản xạ và nguyên tắc nghề nghiệp, chị Ánh ra đỡ bà bầu đó vào khu vực ghế ngồi. Phải rất khó khăn, hai người mới lách được qua đám đông hành khách.
Chị nhìn quanh, không còn ghế nào trống, chủ yếu là các cụ cao tuổi và người khuyết tật. Thấy vị trí gần xe tài xế có nam thanh niên ăn mặc sành điệu, tóc nhuộm vàng, đeo tai nghe, nhắm nghiền mắt.
Nhân viên xe buýt vỗ vai, lay thanh niên đó dậy, nhắc nhở anh tạm thời nhường ghế. Không ngờ thanh niên này mở mắt ra nhìn chị đầy tức giận rồi tiếp tục ngủ, không thèm đáp lời.
Trước hành động đó, chị nhẫn nại gọi lần nữa, nhẹ nhàng phân tích quy định nhường ghế cho các đối tượng ưu tiên và hứa sẽ bố trí chỗ ngồi khác cho anh.
Lúc này, thanh niên bỗng đứng bật dậy quát nạt, quát mắng chị Ánh bằng lời lẽ tục tĩu. Anh ta nói mình đang mệt, chân đau nên không muốn nhường.
Mọi người xung quanh thấy vậy cũng bất bình, lên tiếng, chê trách cậu thanh niên ý thức kém. Bị chỉ trích, cậu ta hậm hực đứng dậy. Trước khi xuống xe, nam thanh niên còn chỉ tay vào nữ phụ xe, dọa nạt, sẽ cho chị ăn đòn.
"Phụ xe cũng chỉ làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Vì vậy chúng tôi rất mong nhận được sự chia sẻ và phối hợp tốt từ phía khách hàng để lộ trình di chuyển được an toàn, đảm bảo môi trường xe buýt văn minh, lành mạnh.
Tuy nhiên cách ứng xử như vậy của khách hàng khiến tôi cảm thấy mình bị coi thường, tổn thương", chị Ánh chua chát nói. Ngoài ra, nữ phụ xe này cho hay, chị nhiều lần phải đứng ra "giải cứu" cho phái yếu khi họ chẳng may gặp phải đối tượng biến thái, bệnh hoạn trên xe.
Trước khi chuyển sang tuyến buýt số 106, chị có thời gian dài làm trên tuyến 39, thường xuyên có rất đông sinh viên đi.
Tuyến này còn có vị khách quen là cụ ông khoảng 80 tuổi, tóc bạc phơ, tay chống gậy. Đều đặn ngày nào ông cũng lên xe, đi hết một vòng thành phố.
"Ban đầu, tôi cho rằng ông buồn chán nên đi như vậy để ra ngoài giao lưu, tiếp xúc với mọi người cho đầu óc thư giãn.
Nhưng sau đó, tôi phát hiện, ông hay nhìn lén những cô gái trẻ một cách khác lạ. Đặc biệt, thấy đối tượng phụ nữ mặc váy đầm hoặc quần đùi ngắn là người đàn ông đó ra đứng cạnh. Dù tôi nhẹ nhàng mời ra ghế ngồi nhưng ông từ chối, nói mình thích đứng cho khỏe chân.
Nếu xe toàn nam thanh niên là cụ nằng nặc đòi chỗ ngồi nhưng hễ có sinh viên, học sinh nữ là cụ ông lập tức đứng dậy, tiến lại gần, rồi thản nhiên cho tay vào vùng nhạy cảm của mình", nữ phụ xe 9x kể.
Theo chị Ánh, những cô gái thấy hành động của người này thì tái mặt, hét toáng lên. Cụ ông giật mình buông tay ra nhưng chỉ được 15 phút, ông lại tái diễn.
Để giải quyết, chị sắp xếp vị trí đứng cho họ sang chỗ khác còn mình ra đứng cạnh người khách này. Mỗi khi có mặt ông trên xe, chị Ánh thường tế nhị nhắc nhở mọi người. Đồng thời, giám sát nhất cử nhất động của vị khách lớn tuổi.
Lâu dần, biết hành vi của mình bị phát giác, cụ ông không thấy xuất hiện trên tuyến buýt đó nữa.
(Còn nữa)
Mỗi ngày, những người phụ nữ làm nghề phụ xe buýt mướt mải trên các tuyến đường của Thủ đô. Họ cũng phải chịu những áp lực, nhọc nhằn chẳng kém các đồng nghiệp nam.
" alt=""/>Chạm vào vùng 'nhạy cảm', vị khách 80 tuổi khiến cô gái tái mặtKỳ 1: Cuộc chạy trốn bất thành của hot girl Hà thành ở nhà nghỉ
Kỳ 2: Chuyện chưa kể sau cánh cửa phòng karaoke ‘tay vịn’
Kỳ 3: Người đàn ông trong nhà nghỉ và cú lừa của đại gia Bình Định
Kỳ 4: Sự thật ê chề trong những quán tẩm quất trá hình ở Hà Nội
Thảm cảnh người đẹp một thời
Trong số những lý do thôi thúc hoàn lương, Bùi Thị Trà (quê Kim Bảng, Hà Nam) nói với chúng tôi: "Tôi sợ khi không còn trẻ, tôi sẽ giống hoàn cảnh của Vy Thị Liễu (39 tuổi, quê Bắc Ninh)".
Nhiều năm về trước Liễu là một cô gái đẹp, được nhiều người săn đón. Khách muốn thuê cô phải trả giá cao và phải đăng ký để người quản lý của Liễu xếp lịch.
Nhưng sau những chuyến đi chơi bị dụ dỗ hút chích ma túy, Liễu trở thành một con nghiện. Các khách quen của Liễu biết chuyện không dám chọn cô nữa nên lượng khách của Liễu ngày càng ít đi. Người quản lý đành phải đẩy cô ra đường, tìm khách trên các con phố đêm ở Hà Nội.
“Đi khách” được một thời gian, Liễu nhiễm HIV nên bị nhóm bảo kê ghẻ lạnh, không bảo vệ đưa đón mỗi khi đi làm.
“Chị ấy đành phải tự mình lang thang, kiếm khách ngoài đường và gật đầu với mọi mức giá mà khách đưa ra”, Trà kể.
![]() |
Các cô gái bán hoa không mấy hy vọng về tương lai. Ảnh: Nam Phương |
“Thậm chí, có người đàn ông muốn giải quyết nhu cầu sinh lý nhưng trong túi chỉ còn 20 nghìn, chị ấy cũng gật đầu. Họ đưa nhau vào một gốc cây và trao đổi nhanh chóng”, Trà nói tiếp.
Theo lời Trà, chính vì kiếm tiền một cách bất chấp nên nhiều khi người đàn bà này trở thành cái gai trong mắt bạn cùng nghề, cô bị kéo ra một chỗ hành hung.
“Sau khi đánh xong, người ta mặc kệ chị ấy nằm lăn lóc, lúc nào tỉnh thì tự đứng dậy lê chân về. Tôi nghe xong, gai ốc cứ nổi lên. Tôi nghĩ đến phận mình biết đâu cũng đến ngày như thế mà sợ hãi”, Trà chia sẻ.
Buổi tiếp khách cuối cùng…
Sau nhiều lần bị đánh đập, dày vò bởi khách và những người chủ chứa, Nguyễn Thị Sen (SN 1986) cũng quyết tâm hoàn lương.
Cô thức dậy từ 4h sáng nấu xôi, chè đỗ đen, trứng vịt lộn... rồi mang bán ở chợ cóc (một khu chợ tự phát nằm cuối ngõ). Chiều, Sen lại dọn bàn ghế ra đầu đường bán trà đá.
Cô vứt chiếc sim cũ, không liên lạc và bước chân vào bất cứ quán karaoke nào để cố quên đi quá khứ không mấy vui vẻ của mình. Tuy nhiên, chỉ sau 3 tháng sống yên ổn, Sen tình cờ gặp lại một “đồng nghiệp” cũ.
Người phụ này thấy Sen ăn mặc tềnh toàng, mặt mũi nhợt nhạt vì không trang điểm thì la lối om sòm. Chị ta cho rằng, Sen đã sai lầm khi quyết tâm dứt hẳn nghề.
![]() |
Ảnh: Pháp luật Việt Nam |
“Chị ấy giật phắt điện thoại của tôi để lấy số. Sau đó, chị ấy giảng giải cho tôi một bài dài. Chị nói tôi ngu dại, kiếm tiền sung sướng không muốn lại đi ngồi đầu đường xó chợ kiếm đôi ba chục ngàn”, Sen nhớ lại cuộc gặp gỡ với người bạn cũ.
Sau hôm đó, người bạn này liên tục gọi điện cho Sen để dẫn mối. Chị ta khuyên Sen cứ bán trà đá nếu Sen thích nhưng thỉnh thoảng khách gọi thì cũng nên đồng ý.
“Đi chơi một vài tiếng là có thể mang về vài trăm nghìn, đủ mua sữa cho con”, người phụ nữ sinh năm 1986 thuật lại lời bạn. Tuy nhiên, Sen luôn từ chối. Cho đến một ngày, hai đứa con của Sen đều nhập viện do ngộ độc đường tiêu hóa.
“Trong túi tôi lúc đó còn có 160 nghìn. Sau khi bắt xe đưa con vào viện hết 80 nghìn đồng, tôi còn 60 nghìn. Buộc lòng, tôi phải gọi điện cho chị bạn hôm trước để vay nóng.
Người bạn này mang đến cho tôi 2 triệu nhưng miệng không quên chửi tôi ương bướng”, chị Sen nhớ lại.
Hôm sau, trong lúc Sen và mẹ già vẫn đang chăm sóc cho các con ở viện thì người bạn này lại gọi điện. Chị ta bảo Sen đến ngay quán karaoke ở đường Giải Phóng để tiếp khách. Vị khách này biết Sen nên hứa sẽ trả cho cô 1 triệu đồng nếu cô xuất hiện ở đó khoảng 2h đồng hồ.
“Tôi đành tặc lưỡi. Trong lòng tự hứa đây sẽ là buổi tiếp khách cuối cùng của mình. Sau đó, tôi giao các con lại cho mẹ rồi bắt xe về phòng trọ thay quần áo, trát ít son phấn và tìm đến địa điểm chị bạn vừa gửi”, Sen gạt nước mắt nói.
Đến nơi, Sen nhận ra trong phòng có tới 5 gã đàn ông chừng 50 tuổi nhưng chỉ có cô và chị bạn ngồi phục vụ.
“Họ hát hò chúc tụng rồi yêu cầu chúng tôi nhảy múa cùng. Tôi cũng buộc phải làm theo… Nước mắt chảy ra nhưng phải lau thật vội”, Sen nói.
Với Sen, đó là cuộc chơi mà cô thấy khủng khiếp nhất. “Em cứ tưởng tượng đi. 2 đứa con đang nằm viện, sức khỏe chưa biết thế nào, mình là mẹ lại ngồi tiếp rượu, làm thú tiêu khiển cho những người say nhưng biết làm thế nào được...”, Sen nói với chúng tôi
Sau đó, vì hoàn cảnh khó khăn, các con ốm đau liên tục nên lời hứa hoàn lương của Sen lại bị gác lại. Buổi tiếp khách cuối cùng cứ được gia hạn suốt ngày này đến tháng kia…
Sau 11 năm trong nghề, qua tay 2, 3 người chủ chứa ở Hà Nội, điều mong ước lớn nhất của Sen là chị có được tự do. Ngày đó, chị sẽ đón con về để chăm sóc, mẹ con nương tựa vào nhau...
" alt=""/>Thảm cảnh người đẹp một thời ra đường gọi khách giá 20 nghìn đồng