Bệnh nhân nhập viện muộn nhưng rất may các bác sĩ vẫn có thể bảo tồn được tinh hoàn trái (Ảnh minh họa: Health).
Bệnh nhân vào viện trong tình trạng đau dữ dội vùng bìu. Kiểm tra sơ bộ, bác sĩ nhận thấy vùng bìu trái của bệnh nhân bầm tím và sưng nề nhiều.
Sau khi đánh giá tình trạng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán chấn thương, vỡ tinh hoàn trái sau tai nạn sinh hoạt. Sau khi hội chẩn cùng ekip gây mê, các bác sĩ khoa Nam học và Y học Giới tính đã chỉ định phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân.
ThS.BS Nguyễn Cao Thắng, khoa Nam học và Y học Giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết, ekip đã thực hiện phẫu thuật lấy máu tụ, dẫn lưu, cắt lọc tổ chức hoại tử, bảo tồn tinh hoàn trái. Do thời gian từ khi có chấn thương tới khi phẫu thuật gần 24 tiếng nên phần lớn tổ chức tinh hoàn dính nhiều gây khó khăn cho cuộc mổ.
Tuy nhiên, sau gần một giờ đồng hồ phẫu thuật, tinh hoàn được bảo tồn thành công. Bệnh nhân được chuyển về buồng bệnh khoa Nam học và Y học giới tính để theo dõi và điều trị tiếp.
Theo BS Thắng, thương tích của bìu và tinh hoàn có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở lứa tuổi lao động 15-40 tuổi, trong đó chấn thương chiếm phần lớn. Chỉ định bảo tồn tinh hoàn được đưa ra trong đa số các trường hợp, cắt bỏ tinh hoàn được đặt ra khi tinh hoàn vỡ nát hoàn toàn không khâu lại được.
Theo nhiều nghiên cứu, nhóm bệnh nhân chấn thương tinh hoàn được điều trị phẫu thuật bảo tồn tinh hoàn không có sự thay đổi đáng kể về mặt sinh tinh và nội tiết. Ngược lại nhóm bệnh nhân phẫu thuật cắt tinh hoàn có sự giảm số lượng đáng kể tinh trùng và tăng rõ rệt LH và FSH.
"Chấn thương tinh hoàn là chẩn đoán cần được nghĩ đến trong hoàn cảnh bệnh nhân có chấn thương vùng bẹn bìu. Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị theo dõi trong trường hợp cơ chế chấn thương năng lượng thấp, tụ máu khu trú ở nông không lan rộng, đau giảm dần", BS Thắng nhấn mạnh.
Việc phát hiện sớm và đánh giá toàn diện thương tổn và xử trí kịp thời trong chấn thương tinh hoàn đóng vai trò rất quan trọng. Điều này giúp bệnh nhân tránh được những biến chứng phải cắt bỏ tinh hoàn, nhanh chóng hồi phục lại cuộc sống bình thường.
* Tên nhân vật đã được thay đổi.
" alt=""/>Người đàn ông suýt mất "hạt ngọc" sau trận bóng đáBệnh nhân đau rát, vốn định trì hoãn đi khám vì nhà xa, nhưng không thể chịu được vẫn phải sắp xếp đến viện (Ảnh: T.H).
Như trường hợp nam bệnh nhân 30 tuổi ở Hải Dương đến Bệnh viện Da liễu khám sáng 12/11.
Toàn bộ vùng cổ của bệnh nhân đỏ rát, khó chịu. Bệnh nhân mô tả, cổ áo chỉ động nhẹ anh đã giật thót người vì đau rát.
Trước đó một hôm, anh ngủ dậy thấy đỏ vùng cổ nhưng không nghĩ nghiêm trọng. Đến tối và sáng hôm sau, vết đỏ càng rát hơn, nổi mụn mủ nhỏ đau rát khó chịu. Anh có tự bôi một số loại thuốc nhưng không đỡ nên đã đến viện khám.
Càng chà xát mạnh, tổn thương càng sâu
Bác sĩ Thu cho biết, hầu hết bệnh nhân đến khám đều đã trải qua quá trình tự điều trị, từ theo phương pháp dân gian đến thuốc bôi, nhưng không đỡ, đến khi tổn thương nặng, lan rộng mới đến viện.
Bác sĩ Thu khám cho một bệnh nhân viêm da tiếp xúc (Ảnh: Hồng Hải).
Có nhiều người không phát hiện kiến ba khoang tấn công khi nào, qua một đêm ngủ dậy thấy đỏ rực. Nhưng cũng có người, khi phát hiện có kiến ba khoang trên da liền đập mạnh, thậm chí chà xát cho kiến chết, khiến độc tố giải phóng nhiều trên da, gây tổn thương rộng và sâu.
Trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin (C24H43O9N), độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn nhưng sẽ khiến vùng da tiếp xúc tổn thương, bỏng rát.
Khi tiếp xúc với độc tố kiến ba khoang, tổn thương thường gặp ở vùng da hở như mặt, hai tay. Vết thương thành vệt dài hoặc thành đám. Ban đầu là những nốt ban đỏ rồi sưng lên thành mụn mủ.
Thông thường kiến ba khoang không tiết độc tố nếu không bị nghiền nát, chà xát. Vì thế, khi phát hiện kiến ba khoang đang bám trên da, thay vì đập nát con kiến (hậu quả khiến vùng da tiếp xúc kiến bỏng rát), hãy thổi phù cho kiến bay đi rồi dùng khăn giấy xử lý con kiến.
Rửa tổn thương giảm tổn thương sâu
Bác sĩ Thu khuyến cáo, ngay khi phát hiện vùng da đỏ, phù nề, có mụn mủ nghi ngờ do kiến ba khoang, cần nhanh chóng rửa bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý hoặc sản phẩm không có tính tẩy mạnh, nhằm loại bỏ độc tố của kiến ba khoang khỏi da.
Hãy cố gắng rửa nhẹ nhàng để không làm trầy xước hoặc vỡ vết thương. Việc rửa này nhằm trung hòa hoặc giảm bớt các yếu tố dị ứng, kích ứng da.
Nếu kịp rửa độc tố ngay sẽ giảm nguy cơ tổn thương da. Tuy nhiên, nhiều người khi phát hiện vùng da đỏ rát, tổn thương là mua thuốc về bôi, không rửa qua.
"Tiếp đó có thể bôi hồ nước để làm dịu da, sau đó nên đi khám để bác sĩ đánh giá có cần bôi thêm các loại thuốc chuyên biệt như corticoid bôi, uống kháng histamin, uống kháng sinh khi có dấu hiệu bội nhiễm theo chỉ định của bác sĩ", bác sĩ Thu khuyến cáo.
Chuyên gia này cũng cảnh báo, con kiến ba khoang rất nhỏ, nếu không để ý, chúng có thể bám vào quần áo, chăn màn, khăn rửa mặt và khi tiếp xúc với da, nọc độc của kiến ba khoang có thể khiến da bị tổn thương. Vì thế, quần áo sau phơi khô cần rũ mạnh, trước khi mặc đồ cũng phải rũ mạnh quần áo, rũ mạnh khăn rửa mặt...
Trước khi ngủ cần kiểm tra chăn chiếu, buông màn để ngăn nguy cơ côn trùng xâm nhập. Nên hạn chế bật đèn trong nhà, chỉ bật đèn ban công. Còn nếu bật đèn trong nhà thì nên đóng chặt các cửa.
" alt=""/>Kiến ba khoang "tấn công", xử lý tổn thương như thế nào?Đồng hồ thông minh giúp chúng ta theo dõi các chỉ số sức khỏe như nhịp tim, mức độ vận động, huyết áp... (Ảnh: Thế Anh).
Bên cạnh đó, đối với những người yêu thích thể thao và rèn luyện thể chất, việc theo dõi sức khỏe liên tục càng có ý nghĩa. Các chỉ số như nhịp tim, mức độ vận động, lượng calo tiêu thụ sẽ giúp người tập kịp thời điều chỉnh mức độ tập luyện, nắm bắt trạng thái cơ thể và tối ưu hóa kết quả.
Trong những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ đã cung cấp các giải pháp theo dõi sức khỏe tiện lợi hơn. Đặc biệt, các thiết bị đeo cá nhân như đồng hồ thông minh (smartwatch) đã giúp người dùng có thể theo dõi các chỉ số sức khỏe thuận tiện và liên tục, đồng thời cảnh báo sớm khi phát hiện những chỉ số bất thường.
Vậy đồng hồ thông minh có thể hỗ trợ người dùng theo dõi sức khỏe toàn diện và làm thế nào để tối ưu hiệu quả tập luyện thể dục thể thao? Làm sao để lựa chọn thiết bị phù hợp và sử dụng hiệu quả nhất trong việc theo dõi sức khỏe? Và khi có dữ liệu từ các chỉ số sức khỏe, chúng ta cần lưu ý điều gì?
Để cung cấp các thông tin hữu ích tới bạn đọc, 10h ngày 1/11 báo Dân trí phối hợp cùng Huawei tổ chức chương trình Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Đồng hồ thông minh theo dõi sức khỏe: Lợi ích và những điều cần lưu ý".
Buổi tọa đàm có sự tham gia của 2 khách mời:
- Bác sĩ Ngô Tiến Thái, chuyên gia sức khỏe cộng đồng.
- Ông La Hồng Hưng, Trưởng Bộ phận Phát triển Sản phẩm, Nhóm Kinh doanh Tiêu dùng Huawei Việt Nam.
Ngay bây giờ, quý vị độc giả có thể đặt câu hỏi tại đây:
" alt=""/>Đồng hồ thông minh theo dõi sức khỏe: Lợi ích và những điều cần lưu ý