Theo Guardian, những người lớn tuổi đi tìm việc cho hay, dù họ có nhiều kinh nghiệm cũng như hiểu biết từ các công việc trước đó thì đó cũng có thể trở thành yếu tố bất lợi với họ. Người sử dụng lao động thường gán kinh nghiệm với thiếu linh hoạt, sợ công nghệ mới và kỳ vọng mức lương ngoài thực tế.
Vì thế, ở Nhật, chính phủ đã đầu tư mạnh vào các trung tâm nhân sự bạc, nơi chuyên hỗ trợ và cố vấn cho những người tìm việc trên 60 tuổi. Các trung tâm sẽ giữ vai trò môi giới, phát triển hồ sơ kỹ năng và kinh nghiệm của khách hàng rồi 'ghép' nó với những doanh nghiệp đang cần người.
Các trung tâm này vừa giúp doanh nghiệp tìm được nhân viên có kiến thức lẫn kinh nghiệm, giúp người tìm việc có được việc làm mong muốn và giúp chính quyền có thêm tiền thuế.
Ở tuổi 75, sau một thời gian không làm gì, bà Mikkiko Kuzuno đã nộp đơn xin việc tại một nhà máy ở gần Tokyo. Bà kiên quyết phải đích thân tới nộp đơn.
“Tôi đề nghị họ gặp tôi. Tôi muốn cho họ thấy mình vẫn còn khoẻ mạnh trong khi bằng tuổi tôi, nhiều người đã rất yếu”.
Bà Kuzuno, hiện 78 tuổi, đã làm việc được 3 năm trong một nhà máy nhỏ ở Warabi, tỉnh Saitama. Công việc của bà tại đây là giúp giặt là và đóng gói khăn hấp để cung cấp cho các nhà hàng.
Công việc đòi hỏi bà phải đứng suốt 3h của ca làm việc, song bà Kuzuno vẫn không nghĩ tới chuyện về hưu, một phần vì lý do tài chính, một phần nữa là bà ghét phải quanh quẩn trong nhà.
Ông Takayoshi Kimura, 73 tuổi, hiện là một trong những nhân viên kinh doanh hàng đầu tại một trung tâm mua sắm đông người ở Tokyo. Năm 58 tuổi, ông đã dừng hoạt động kinh doanh của mình ở nông thôn và lên thủ đô tìm việc. Người đàn ông này cho hay, công việc hiện giờ rất tốt trong khi ở quê nhà, bạn bè của ông có may mắn cũng chỉ được thuê làm bảo vệ.
Những người trong độ tuổi 70 và cao hơn nữa vẫn làm việc, đó có thể là bình thường mới ở Nhật và là khía cạnh mới của một quốc gia nổi danh là 'tham công tiếc việc.'
Thủ tướng Nhật Abe Shinzo đang tìm cách giữ những người như bà Kuzuno làm việc lâu hơn để họ có thể đóng góp thêm thuế cho nhà nước và giảm nhẹ gánh nặng chi tiêu của chính phủ khi Nhật đang phải đối mặt với tình trạng dân số già đi nhanh chóng.
Dân số già đi khiến chi tiêu an sinh xã hội của Nhật tăng, chiếm 1/3 chi tiêu của chính phủ trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3, khi mà chi tiêu hầu hết dựa vào đi vay.
Vì thế, chính phủ của Thủ tướng Abe Shinzo đã đưa ra các điều luật khuyến khích các công ty huỷ bỏ tuổi hưu, áp dụng các biện pháp khác để giữ lao động làm việc tiếp qua tuổi 70. Chính phủ Nhật cũng cân nhắc giải pháp cho người lao động được trì hoãn việc nhận lương hưu tới năm 75 tuổi.
“Chúng ta cần thay đổi cấu trúc xã hội kinh tế để phù hợp với mô hình cuộc sống 100 năm”, ông Shinjiro Koizumi, 38 tuổi, nghị sĩ đảng Dân chủ Tự do nước này nói.
Hoài Linh
Dân số Nhật đang giảm nhanh hơn bao giờ hết. Bị đè nặng bởi tình trạng sinh thấp, ngày càng nhiều người cao tuổi, Nhật đang thiếu những người trẻ tuổi có thể làm các công việc hàng ngày.
" alt=""/>Bài học Nhật giải quyết tình trạng thiếu lao động vì dân số giàHọ làm xét nghiệm máu, kiểm tra các dấu hiệu khiến sức khỏe bệnh nhân suy giảm nhanh. Họ có thể gợi ý người bệnh nhập viện, dù người đó chỉ có triệu chứng nhẹ. Kết quả là cơ hội sống sót cao, tình hình bệnh nhân được cải thiện rất nhiều khi được điều trị trong bệnh viện.
![]() |
Ở trung tâm Berlin, Potsdamer Platz gần như vắng tanh hôm 4/4 vì mọi người ở nhà tránh dịch Covid-19. (Ảnh: NY Times) |
Giáo sư Hans-Georg Kräusslich, người đứng đầu ngành virus học tại Bệnh viện Đại học ở Heidelberg, một trong những bệnh viện nghiên cứu hàng đầu của Đức, nói: "Điểm bùng phát rơi vào cuối tuần đầu tiên. Nếu phổi của bạn yếu dần thì bạn sẽ bắt đầu suy yếu".
Taxi corona chỉ là một trong những sáng kiến đang được áp dụng ở Heidelberg. Nó cho thấy mức độ tham gia và cam kết về các nguồn lực trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, giúp giải thích một trong những thành công của Đức: tỷ lệ tử vong thấp.
Virus corona chủng mới và dịch bệnh nó gây ra (Covid-19) đã lây nhiễm cho hơn 100.000 người Đức tính đến sáng 6/4, chỉ sau Mỹ, Tây Ban Nha và Italia. Nhưng với 1.584 bệnh nhân xấu số, tỷ lệ tử vong ở Đức vào khoảng 1,4%, thấp hơn nhiều so với 12% ở Italia, khoảng 10% ở Tây Ban Nha, Pháp và Anh, 4% ở Trung Quốc và 2,5% ở Mỹ. Kể cả ở Hàn Quốc, tỷ lệ này cũng cao hơn (1,7%).
Giáo sư Hendrik Streeck - Giám đốc Viện Virus học Bệnh viện Đại học Bonn - cho biết ông đã nhận được nhiều cuộc gọi từ các đồng nghiệp ở Mỹ và nhiều nơi khác nói về thực tế ở Đức. "Tại sao các ông làm được điều khác biệt như vậy? - họ hỏi tôi. Tại sao tỷ lệ tử vong ở nước ông lại thấp đến thế?".
Theo các chuyên gia, có nhiều hơn một câu trả lời cho điều này, nhưng có những khác biệt thực sự trong cách thức nước Đức đối phó với đại dịch.
Tuổi trung bình của những người nhiễm bệnh ở Đức thấp hơn so với nhiều quốc gia khác. Nhiều bệnh nhân đợt đầu nhiễm virus từ các khu trượt tuyết ở Áo và Italia, và họ tương đối trẻ khỏe, theo giáo sư Kräusslich. "Nó bắt đầu như một dịch bệnh của những người trượt tuyết", ông nói.
Khi lây nhiễm lan rộng, nhiều người già hơn mắc bệnh và tỷ lệ tử vong tăng cao. Nhưng tuổi trung bình nhiễm bệnh vẫn tương đối thấp (49). Ở Pháp, tuổi trung bình của người bệnh Covid-19 là 62,5 và ở Italia là 62, theo các báo cáo quốc gia mới nhất.
![]() |
Xét nghiệm trên đường ở Halle, Đức. Nước này tiến hành nhiều xét nghiệm hơn bất kỳ nước nào ở châu Âu. (Ảnh: NY Times) |
Một giải thích khác là Đức tiến hành xét nghiệm cho nhiều người hơn so với hầu hết các nước. Điều này có nghĩa là họ phát hiện nhiều bệnh nhân ít hoặc không có triệu trứng, khiến danh sách nhiễm tăng cao. Theo giáo sư Kräusslich, điều này "tự động làm cho tỷ lệ tử vong trên giấy tờ thấp đi".
Nhưng cũng có nhiều yếu tố y khoa góp phần vào thực tế này, theo các chuyên gia dịch tễ học và virus học, đó là xét nghiệm và điều trị, nhiều giường bệnh chăm sóc tăng cường và một chính phủ tin cậy với các hướng dẫn giãn cách xã hội được tuân thủ rộng rãi.
Xét nghiệm
Hồi giữa tháng 1, khi nhiều người Đức còn chưa bận tâm đến Covid-19, bệnh viện Charité ở Berlin đã xây dựng một bài kiểm tra và đăng công thức lên mạng. Khi Đức ghi nhận ca bệnh đầu tiên hồi tháng 2, các phòng thí nghiệm trên cả nước đã nhanh chóng tạo ra một loạt bộ xét nghiệm.
"Lý do Đức có ít người chết vào lúc này so với số ca nhiễm bệnh, có thể được giải thích chủ yếu bởi thực tế là chúng tôi tiến hành một số lượng lớn các chẩn đoán trong phòng thí nghiệm", NY Times dẫn lời Tiến sĩ Christian Drosten, nhà virus học ở Charite và là thành viên nhóm sáng chế bộ thử nghiệm đầu tiên.
Các nhân viên y tế - đói tượng có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 thường trực - được làm xét nghiệm định kỳ.
Cuối tháng 4, các quan chức y tế Đức dự kiến sẽ triển khai một nghiên cứu kháng thể quy mô lớn, xét nghiệm ngẫu nhiên 100.000 người trên toàn quốc mỗi tuần để đánh giá khả năng miễn dịch.
Một chìa khóa đảm bảo xét nghiệm diện rộng là bệnh nhân không phải trả tiền, theo Giáo sư Streeck. Điều này là khác biệt nổi trội so với Mỹ ở những tuần đầu tiên của đại dịch, nhờ dự luật hỗ trợ chống Covid-19 được Quốc hội thông qua hồi tháng 3.
"Một người trẻ tuổi bị ho khan sẽ không muốn đi bác sĩ vì không có bảo hiểm y tế, vì vậy nguy cơ lây nhiễm cho người khác sẽ càng cao", ông Streeck lý giải.
![]() |
Các nhân viên bệnh viện thường xuyên được làm xét nghiệm virus corona, giúp ngăn chặn dịch bệnh tốt hơn. (Ảnh: NY Times) |
Truy dấu hành trình
Vào một ngày cuối tháng 2, Giáo sư Streeck nhận thông tin lần đầu tiên một bệnh nhân ở bệnh viện của ông tại Bonn dương tính với virus corona chủng mới: Một nam thanh niên 22 tuổi không có triệu chứng nhưng trường học nơi anh này làm việc đã yêu cầu anh ta đi xét nghiệm, sau khi biết đối tượng đã tham gia một lễ hội có người dương tính với virus.
Ở hầu hết các nước khác trong đó có Mỹ, xét nghiệm chủ yếu hạn chế ở các bệnh nhân yếu nhất, vì vậy một người có thể bị từ chối làm xét nghiệm. "Xét nghiệm và lần theo dấu bệnh nhân là chiến lược thành công ở Hàn Quốc và chúng tôi đã cố học hỏi", Giáo sư Streeck nói thêm.
Hệ thống chăm sóc khỏe cộng đồng tốt
Trước khi đại dịch Covid-19 càn quét Đức, Bệnh viện Đại học ở Giessen có 173 giường chăm sóc tăng cường được trang bị máy thở. Trong những tuần gần đây, bệnh viện đã trang bị thêm 40 giường như vậy và tăng số nhân viên túc trực.
"Chúng tôi có nhiều năng lực nên có thể tiếp nhận bệnh nhân cả từ Italia, Tây Ban Nha và Pháp", Giáo sư Susanne Herold, giám đốc khoa truyền nhiễm và một chuyên gia về phổi tại bệnh viện cho biết.
Trên toàn nước Đức, các bệnh viện đều mở rộng năng lực chăm sóc tăng cường. Hồi tháng 1, Đức đã có khoảng 28.000 giường chăm sóc tăng cường được trang bị máy thở, đạt tỷ lệ 34 giường trên 100.000 người. Trong khi đó, con số này ở Italia là 12 và ở Hà Lan là 7. Đến nay, Đức có tổng cộng 40.000 giường bệnh thuộc loại này.
![]() |
Đường phố Munich vắng tanh. (Ảnh: NY Times) |
Tin vào Chính phủ
Ngoài xét nghiệm diện rộng và chuẩn bị sẵn sàng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe, nhiều người tin rằng tài năng lãnh đạo của Thủ tướng Angela Merkel cũng là một nguyên nhân khiến số bệnh nhân Covid-19 tử vong ở Đức thấp.
Bà Merkel đã hành động rất rõ ràng, bình tĩnh và thường xuyên suốt cuộc khủng hoảng, khi bà triển khai các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt chưa từng có trên toàn quốc. Các giới hạn này - vốn đóng vai trò then chốt trong ngăn chặn sự lây lan của virus - đã gặp phải rất ít sự phản đối chính trị và được đông đảo người Đức tuân thủ.
Tỷ lệ tín nhiệm dành cho Thủ tướng Merkel tăng cao.
"Có thể sức mạnh lớn nhất của chúng tôi ở Đức là việc ra quyết định phù hợp ở cấp độ cao nhất trong chính phủ kết hợp với niềm tin vào chính phủ trong dân chúng", Giáo sư Kräusslich nhận định.
" alt=""/>Những tuyệt chiêu giúp Đức ít người tử vong vì CovidTừ giai đoạn đầu của đại dịch, ông Trump đã có những phát biểu ám chỉ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc cũng như sự phát tán của mầm bệnh chết người. Suốt nhiều tuần, ông khăng khăng gọi virus corona chủng mới là "virus Trung Quốc", bất chấp những lời chỉ trích rằng cách gọi đó là "phân biệt chủng tộc" và "cố tình đổ tội" cho Bắc Kinh.
Tổng thống Mỹ quả quyết, ông chỉ đang bảo vệ quân đội Mỹ khi đáp trả việc Bắc Kinh cáo buộc binh lính Mỹ đã mang virus chết người đến Trung Quốc. Song, ông cũng tiếp tục ca ngợi mối quan hệ cá nhân "rất tốt đẹp" và "nhiều tôn trọng" với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trong những ngày vừa qua, lãnh đạo Nhà Trắng trả lời hầu hết các câu hỏi về cách ứng phó dịch bệnh của Bắc Kinh bằng cách chuyển hướng đề cập tới cuộc chiến tranh thương mại "ăn miếng, trả miếng" Mỹ - Trung hồi năm ngoái. Hôm 17/4, trước câu hỏi trực tiếp của phóng viên về việc liệu ông có cân nhắc buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm tài chính cho sự càn quét của đại dịch Covid-19 khắp toàn cầu hay không, Tổng thống Trump chỉ đáp, bản thân "không vui với Trung Quốc" vì Bắc Kinh "không sớm cảnh báo thế giới" về virus corona chủng mới.
Ông Trump cũng khẳng định, không ai từng đối xử với Trung Quốc "nghiêm khắc và mạnh mẽ" như ông. Người đứng đầu Nhà Trắng lưu ý, hàng tỉ USD đã chảy vào ngân khố Mỹ nhờ những hành động cứng rắn của ông đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Tuy nhiên, trên Đồi Capitol, nhiều chính khách và quan chức thuộc chính quyền Trump, kể Cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien tin vào giả thuyết rằng virus corona chủng mới bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc ở Vũ Hán và phản ứng của Bắc Kinh ở giai đoạn đầu khủng hoảng đã góp phần khiến dịch Covid-19 bùng phát mạnh, rồi lây lan ra bên ngoài đại lục.
Theo chuyên trang tin tức an ninh, quốc phòng Defense One, một số nhà lập pháp có ảnh hưởng lớn trong Quốc hội Mỹ như Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham hay Thượng nghị sĩ Dân chủ Elizabeth Warren đã đề xuất ông Trump bắt Bắc Kinh phải "trả giá" bằng nhiều hình phạt, như loại bỏ các hãng sản xuất dược phẩm Trung Quốc ra khỏi chuỗi cung ứng của Mỹ, từ chối thanh toán nợ và xúc tiến điều tra quốc tế đối với chiến dịch truyền thông của Bắc Kinh...
Song, cho đến hiện tại, ông Trump dường như vẫn tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc vì những tranh cãi liên quan đến đại dịch Covid-19. Lãnh đạo Chính phủ Mỹ mới giáng đòn trừng phạt vào Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khi tuyên bố sẽ ngưng tài trợ cho WHO trong 60 - 90 ngày để thẩm tra cách xử lý khủng hoảng của cơ quan này.
Lý giải về quyết định gây sốc hôm 14/4, ông Trump đổ lỗi cho WHO về những thất bại trong cách ứng phó với đại dịch, đồng thời cáo buộc tổ chức y tế lớn nhất hành tinh "dung túng, thiên vị" Trung Quốc dù nước này chỉ đóng góp cho cơ quan khoảng 40 triệu USD/năm, bằng 1/10 của Mỹ. Một nguồn thạo tin tiết lộ với tạp chí Politico, Washington thậm chí đang cân nhắc "xử phạt" WHO bằng cách tạo ra một cơ quan mới để thay thế.
Động thái trên đã vấp phải sự phản đối cũng như chỉ trích của nhiều lãnh đạo thế giới và dư luận quốc tế, đúng vào lúc Tổng thống Trump đang nỗ lực đẩy lui búa rìu dư luận chĩa vào chính quyền của ông khi Mỹ trở thành tâm chấn của đại dịch Covid-19 toàn cầu. Một số nhà phân tích nhận định, trước sức ép ngày càng tăng vào năm tái tranh cử này, ông Trump rốt cuộc sẽ phải nhắm vào Trung Quốc trong "cuộc chiến đổ lỗi". Và tuyên bố muốn phái các nhà điều tra tới Trung Quốc để tìm hiểu về dịch của ông hôm 19/4 chỉ là "phát súng mở màn".
Theo tờ Washington Times, ông Trump đã xác nhận việc chính phủ và các cơ quan tình báo Mỹ bắt tay điều tra các giả thuyết liên quan đến nguồn gốc virus corona chủng mới ở Vũ Hán. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhấn mạnh: “Đây không phải là vấn đề chính trị. Đây là vấn đề thuộc khoa học và dịch tễ học. Chúng ta cần hiểu rõ điều gì đã xảy ra, để có thể giảm nguy cơ với người Mỹ trong nhiều ngày, tuần và tháng phía trước, đồng thời đưa kinh tế thế giới giới trở lại bình thường”.
Giới quan sát vẫn đang chờ xem ông Trump cuối cùng sẽ dẫn dắt nước Mỹ vượt qua cuộc khủng hoảng hiện tại như thế nào, cũng như cách ông xử lý vấn đề Trung Quốc ra sao. Lựa chọn của lãnh đạo Nhà Trắng cuối cùng có thể gây ra những tác động rất lớn, không chỉ đối với tương lai của đại dịch Covid-19 toàn cầu mà còn cả mối quan hệ quan trọng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Tuấn Anh
" alt=""/>Lí do ông Trump muốn điều tra Trung Quốc về dịch Covid