Người dùng cũng có xu hướng duy trì những buổi tiệc ấm cúng tại nhà. Điều này phản ánh qua sức mua các sản phẩm bách hóa trong dịp này tăng cao so với ngày thường, trong đó các sản phẩm bán chạy nhất là bia và thực phẩm tươi sống. Các sản phẩm nâng cấp gian bếp, hỗ trợ nấu ăn tại nhà cũng được người dùng mua nhiều như nồi chiên không dầu, bếp điện từ và máy làm sữa hạt.
Đây cũng là thời gian mọi người quan tâm đến việc trang hoàng, làm mới không gian sống để đón năm mới, vì vậy các sản phẩm trang trí và lau dọn nhà cửa cũng ghi nhận sức mua mạnh mẽ, và được dự đoán tiếp tục tăng cao trong thời gian sắp tới.
Báo cáo của Shopee cũng tương tự, ghi nhận các sản phẩm được người dùng Việt lựa chọn nhiều thuộc các mảng sắc đẹp, nhà cửa & đời sống, và thời trang nữ.
Số liệu trên phản ánh khá rõ chân dung người mua sắm trên thương mại điện tử chủ yếu là nữ giới. Theo Nielsen, 60% người mua hàng thương mại điện tử tại Việt Nam là nữ, 55% ở độ tuổi 25-29, và 55% là nhân viên văn phòng.
Có lẽ cũng vì đa số người dùng là nữ nên mặt hàng bách hoá được mua nhiều trên các kênh trực tuyến. Dữ liệu do Google, Temasek và Bain & Company công bố cho thấy thương mại điện tử trở thành đầu tàu trong sự tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam. Trong đó, phần lớn người tiêu dùng tập trung vào các dịch vụ giao đồ ăn (60%) và mua hàng tạp hóa trực tuyến (54%).
Bà Kaya Qin, Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam và Giám đốc Thương mại Tập đoàn Lazada cho rằng, các nhà bán và thương hiệu có thể nhìn xu hướng này để chuẩn bị hàng hoá cho đợt sắm Tết sắp tới.
Một số thống kê thú vị của Lazada cho thấy, tổng số lượng nồi chiên không dầu bán ra trong 3 ngày 12-14/12 trên sàn này đủ để phục vụ bữa tiệc gà rán trong đêm Giáng Sinh cho tất cả cư dân tại phường Bến Nghé (quận 1, TP.HCM).
Tổng chiều cao của tất cả số cây thông Noel bán ra cao gấp 19 lần tòa nhà cao nhất Đông Nam Á.
Tổng số lượng bia và sản phẩm giải khát bán ra đủ để phục vụ đồ uống cho tất cả cổ động viên tại sân vận động Lusail xuyên suốt trận chung kết World Cup 2022.
" alt=""/>Cận Tết người dân mua gì trên thương mại điện tử?Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Quý, bà Trần Thị Loan thông tin: “Khối lớp 1 có 90 em học sinh, nhà trường đã tạm thu trước của 85 em với số tiền 82.900.000 đồng. Trong cuộc họp phụ huynh ngày 23/9, nhà trường trả lại toàn bộ số tiền cho phụ huynh đã nộp”.
“Phụ huynh nào mua đồng phục và bảo hiểm phải nộp lại cho cô giáo chủ nhiệm” - bà Loan cho biết.
Một phụ huynh chia sẻ: Việc nhà trường trả tiền là tôn trọng quy tắc dân chủ. Riêng tiền quỹ hội phụ huynh khối 1 với 700.000 đồng/ học sinh là quá cao.
Phụ huynh này thông tin thêm, hội trưởng hội phụ huynh thu 300.000 đồng/ học sinh để mua quạt điện, tu sửa trong lớp là vô lý, vì hằng năm các em đã đóng góp cho nhà trường khoản tiền để hỗ trợ, tu sửa mua sắm trang thiết bị.
Ông Điện Minh Tiến, Phó Chủ tịch phường Thạch Quý nói: Việc tạm thu ở trường tiểu học một phần do lỗi nhà trường làm sai quy trình, chưa qua quy chế dân chủ đã thu tiền của phụ huynh.
Đối với khoản thu của phụ huynh để phục vụ cho một số hoạt động cần thiết, Phường Thạch Quý cho thu không quá 200.000 đồng/năm/học sinh.
Bên cạnh đó, như đã phản ánh, cuối tháng 7 phụ huynh khối 1 Trường Tiểu học Thạch Linh (Phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh), đến trường nhập học cho con được nhà trường thông báo nộp 970.000 đồng. Tuy nhiên, bà Lê Thị Thủy, Hiệu trưởng trường này nói việc thu của nhà trường đúng quy trình và phụ huynh tự nguyện nộp.
Theo ông Lương Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch Thành phố Hà Tĩnh, về việc tạm thu tiền triệu đầu năm ở Trường Tiểu học Thạch Linh, thành phố đang thành lập đoàn kiểm tra, sắp tới sẽ có báo cáo cụ thể.
Đậu Tình
" alt=""/>Trường trả lại 80 triệu tiền tạm thu của phụ huynhTheo đó, Viện Đại học Mở Hà Nội thực hiện cơ chế thu và quản lý học phí Nghị định 86 ngày 2/10/2015 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021. Trên cơ sở đó, mức thu học phí bình quân tối đa của chương trình đại trà trình độ đại học chính quy năm học 2017 - 2018 là 10,6 triệu đồng/ sinh viên/ năm học. Năm học 2018 - 2019 là 11,6 triệu đồng/ sinh viên/ năm học. Năm học 2019 - 2020 là 12,8 triệu đồng/ sinh viên/ năm học.
Viện thực hiện tính toán và công khai mức thu học phí cụ thể theo từng nhóm ngành, chuyên ngành, chương trình đào tạo trước khi tuyển sinh bảo đảm mức thu học phí bình quân (của chương trình đại trà) không vượt mức thu học phí bình quân tối đa theo quy định.
Viện quyết định mức trần học phí đối với trình độ đào tạo tiến sĩ bằng 2,5 lần; thạc sĩ bằng 1,5 lần mức học phí chương trình đại trà trình độ ĐH chính quy cùng nhóm ngành đào tạo. Mức học phí đối với hình thức giáo dục thường xuyên không vượt quá 1,5 lần mức trần học phí chính quy cùng cấp học và cùng nhóm ngành đào tạo (học phí này gồm: Học liệu, thiết bị công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật cho sinh viên trong quá trình học tập).
![]() |
Học phí tối đa của Viện ĐH Mở Hà Nội năm học 2017-2018 là 10,6 triệu đồng/sinh viên. Ảnh minh họa: Lê Văn. |
Đề án xác định Viện Đại học Mở Hà Nội là một cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, đa phương thức đào tạo theo hướng giáo dục mở phù hợp với các chuẩn mực khu vực và quốc tế; hướng đến là đại học trực tuyến (Cyber University) hàng đầu với công nghệ đào tạo hiện đại. Hoạt động tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, trách nhiệm bảo đảm các đối tượng chính sách, đối tượng hoàn cảnh khó khăn có cơ hội học tập và nghiên cứu tại Viện.
Viện được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, trong đó, quyết định mở ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo nhu cầu xã hội khi đáp ứng đủ điều kiện quy định, phù hợp với định hướng phát triển của Viện. Cùng đó, xác định chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh theo Đề án tuyển sinh của Viện, bảo đảm tính công khai, minh bạch và thực hiện chế độ ưu tiên trong tuyển sinh theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Bên cạnh đó, quyết định các hoạt động đào tạo (chương trình đào tạo, phương thức đào tạo, phương pháp giảng dạy; ngôn ngữ giảng dạy; phương pháp thi; kiểm tra đánh giá kết quả học tập; giáo trình, học liệu và quản lý đào tạo; in, cấp phát và quản lý văn bằng, chứng chỉ); bảo đảm chuẩn đầu ra mà Viện đã cam kết; thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định, phấn đấu đạt chuẩn quốc tế.
Đồng thời, Viện quyết định liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo trong nước; liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài trên cơ sở các đối tác liên kết là các trường đại học, các tổ chức đào tạo có uy tín trong khu vực và trên thế giới; quyết định hoạt động nghiên cứu khoa học; quyết định tham gia các nhiệm vụ khoa học công nghệ, dịch vụ khoa học công nghệ, tổ chức hội thảo khoa học; kết nối chặt chẽ với các đơn vị sản xuất - kinh doanh để tổ chức đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội.
Về tổ chức bộ máy, nhân sự, Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của Viện. Hội đồng trường chịu trách nhiệm quyết nghị về phương hướng tổ chức và hoạt động; phương hướng huy động và phân bổ các nguồn lực cho Viện; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường và việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của Viện. Hội đồng trường thực hiện gắn kết chặt chẽ giữa Viện với cộng đồng xã hội, bảo đảm thực hiện các mục tiêu giáo dục và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Viện theo quy định của pháp luật.
Thanh Hùng
" alt=""/>Học phí tối đa của Viện ĐH Mở Hà Nội năm học tới là 10,6 triệu đồng/sinh viên