2. Những gì đang diễn ra, người hâm mộ Việt Nam rất mong Công Phượng trở lại V-League giống như Quang Hải, Văn Toàn nhằm cứu vãn sự nghiệp cũng như tìm cơ hội khoác áo tuyển Việt Nam.
Danh tiếng, năng lực của Công Phượng chắc chắn vẫn rất được các đội bóng ở V-League quan tâm và muốn có sự phục vụ từ chân sút này, nhưng đây là chuyện của đôi ba tháng trước.
Còn lúc này, Công Phượng trở về được hay không lại rất khó nói khi mùa giải mới đã khởi tranh, đồng thời cánh cửa chuyển nhượng giai đoạn 1 cũng khép lại đầu tháng.
Nếu muốn về V-League chơi bóng, Công Phượng phải đợi tới tháng 2/2024 ở giai đoạn chuyển nhượng giữa mùa mới có thể được ra sân thi đấu.
Tình cảnh là ngặt nghèo, chưa nói số lượng các đội bóng có khả năng cần hoặc chi trả mức lương cho Công Phượng tại V-League lúc này không nhiều nên chuyện quay về còn bỏ ngỏ.
3. Chuyển tới Yokohama FC từ cuối năm 2022, nhưng tới lúc này chân sút tới từ Việt Nam mới chỉ ra sân vỏn vẹn 2 lần ở J-League Cup và một lần vào sân từ ghế dự bị trận gặp Nagoya Grampus FC hồi tháng 4 và chơi vỏn vẹn 2 phút.
Công Phượng khó cạnh tranh một vị trí chính thức đã đành, thậm chí chân sút từng là một phần rất quan trọng của tuyển Việt Nam còn không nằm trong kế hoạch sử dụng của HLV Shuhei Yomoda khiến mọi thứ rất mù mịt.
Nhưng như đã nói, việc đội nhà xuống hạng lại mở ra cơ hội cho Công Phượng nếu như không nằm trong kế hoạch cải tổ, thay thế nhân sự của Yokohama FC khi chơi tại J-League 2 mùa tới.
Có nghĩa, J-League 2 là vừa tầm cho Công Phượng (dù thực tế ở chuyến đi tới Nhật lần đầu tiên chân sút của tuyển Việt Nam cũng thất bại trong việc cạnh tranh vị trí) có thể tìm suất thi đấu, sau một vài năm trưởng thành, kinh nghiệm hơn.
Cơ hội xuất hiện không đồng nghĩa là chắc chắn. Muốn ra sân thi đấu và hoàn tất giấc mơ toả sáng ở nước ngoài thì có lẽ chân sút người xứ Nghệ cần phải tính khác thay vì bám trụ tại Nhật Bản, kể cả đó đươc coi như quê hương thứ 2 của Công Phượng.
" alt=""/>Công Phượng ở lại Nhật cũng khó, về cũng chẳng xuôiĐặc biệt có đoạn băng ghi hình riêng (không phải băng quay trên sóng truyền hình) phản ánh rất rõ việc các cầu thủ CLB nữ TP.HCM 1 trên sân lúc đó hoàn toàn không có thái độ phản ứng gì và chuẩn bị cho tình huống CLB Than KSVN thực hiện đá phạt, nhưng HLV Kim Chi đã kêu gọi ra khỏi sân, ngừng thi đấu.
Theo luật thi đấu, chỉ có trọng tài mới có quyền dừng trận đấu. HLV không được phép dừng trận đấu khi không có sự cho phép của trọng tài",VFF lên tiếng về án phạt kỷ luật cấm chỉ đạo 2 trận với HLV Kim Chi của CLB nữ TP.HCM 1.
Tại vòng 4 giải bóng đá nữ VĐQG 2023, trong trận đấu giữa Than KSVN vs TP.HCM 1, ở phút 86, Nguyễn Thị Thúy có pha đột nhập vào khu vực 16m50 của TP.HCM 1 trong sự tranh chấp quyết liệt của Cù Thị Huỳnh Như nhưng dứt điểm chệch cột dọc, đồng thời bị ngã. Ngay lập tức, trọng tài chỉ tay vào chấm 11m, cho các cầu thủ Than KSVN được hưởng quả phạt đền.
Các cầu thủ TP.HCM 1 phản ứng quyết liệt với trọng tài, sau đó bỏ ra ngoài sân và phải mất hơn 3 phút mới trở lại thi đấu.
Sau trận, Ban kỷ luật VFF ra án phạt nộp 2,5 triệu đồng và đình chỉ làm nhiệm vụ 2 trận đấu kế tiếp với HLV Đoàn Thị Kim Chi do "có hành vi cố tình làm gián đoạn trận đấu giữa TP.HCM 1 và Than KSVN".
Về phần mình, HLV Kim Chi cho biết: "Tôi nhận thấy các cầu thủ TP.HCM 1 phản ứng quyết liệt với quyết định của trọng tài và cũng trong trận đấu, trọng tài đã có những quyết định gây bất lợi, làm ức chế tinh thần thi đấu các cầu thủ TP.HCM 1. Bản thân tôi không muốn sự việc xảy ra giữa 2 đội như năm 2018 trên sân Thống Nhất nên tôi phải nhanh chóng ngăn chặn, chấn chỉnh thái độ thi đấu của các cầu thủ nhằm giúp các em nhanh chóng thi đấu trở lại.
Tôi yêu cầu các cầu thủ vào trước khu vực kỹ thuật của đội TP.HCM 1 để động viên, nhắc nhở các em bình tĩnh trở lại, cố gắng thi đấu, tránh những hình ảnh không đẹp gây ấn tượng xấu. Sau khi trao đổi nhanh 3 phút với các em, đội TP.HCM 1 đã tiếp tục trở lại sân thi đấu cho đến khi trận đấu kết thúc tốt đẹp”.
" alt=""/>VFF lên tiếng về án kỷ luật HLV Kim Chi