Lucianne Walkowicz, nhà vật lý thiên văn tại Cung thiên văn Adler ở Chicago, Mỹ tuyên bố với hãng thông tấn NBC rằng, việc liên lạc với sinh vật ngoài hành tinh có thể là thảm họa đối với loài người.
"Có khả năng là nếu chúng ta chủ động truyền đi thông điệp, với ý định thu hút sự chú ý của một nền văn minh khác ngoài vũ trụ, nền văn minh chúng ta liên lạc không nhất thiết sẽ lưu tâm đến những lợi ích tốt nhất của loài người trên Trái đất ... Nó có thể tiêu diệt sự sống trên Trái đất hoặc có thể thúc đẩy khả năng sống tốt hơn trên hành tinh này. Chúng ta hiện không biết rõ", bà Walkowicz nói.
Thiên tài vật lý Stephen Hawking, chúng ta đang chơi một trò chơi nguy hiểm khi cố gắng liên lạc với nền văn minh ngoài Trái đất. Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, ông Hawking nhận định, nếu người ngoài hành tinh khám phá ra Trái đất, họ nhiều khả năng muốn xâm chiếm và biến hành tinh của chúng ta thành thuộc địa.
Tuy nhiên, Jill Tarter, người đồng sáng lập và là cựu giám đốc Viện Seti, một tổ chức chuyên tìm kiếm các sinh vật thông minh ngoài Trái đất, lại không nghĩ như vậy. Bà Tarter lập luận rằng, nếu người ngoài hành tinh tìm được cách di chuyển khắp vũ trụ, họ cũng sẽ đủ thông thái để theo đuổi hòa bình và sự thân thiện.
Các nghi thức ngoại giao cơ bản cho lần tiếp xúc đầu tiên đã được ban hành từ những năm 1980, nhưng đây chỉ đơn thuần là các hướng dẫn thay vì một kế hoạch hành động cho một cuộc giao tiếp thực sự người ngoài hành tinh. Theo Seth Shostak, người đứng đầu các nỗ lực tìm kiếm tín hiệu vô tuyến từ các nền văn minh ngoài Trái đất, chúng ta hiện còn nhiều thứ phải làm để triển khai một kế hoạch hành động như vậy. Ông Shostak ví phản ứng hiện thời của chúng ta trước các sinh vật ngoài Trái đất "sẽ giống như người cổ đại Neanderthal trong trường hợp bất chợt gặp Không quân Mỹ".
Ông Shostak hiện là một nhà thiên văn học cấp cao tại Viện Seti. Hồi những năm 1990, ông là chủ tịch một ủy ban soạn thảo một "nghi thức ngoại giao sau khám phá" dành cho các nhà nghiên cứu tìm kiếm nền văn minh ngoài Trái đất.
"Nếu bạn thu nhận được một tín hiệu, hãy kiểm tra nó ... nói với mọi người ... và không truyền phát bất kỳ tín hiệu trả lời nào mà không tham vấn quốc tế", trích hướng dẫn.
Tuy nhiên, tất cả những hướng dẫn này vẫn không thay đổi kể từ đó. Chúng cũng không có tính bắt buộc. Ông Shostak nói, Liên hợp quốc cũng chẳng mấy quan tâm đến việc cập nhật chúng.
Tuấn Anh(Theo Daily Mail)
" alt=""/>Liên lạc với người ngoài hành tinh có thể hủy diệt sự sống Trái đấtTheo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết năm 2016 tổng giá trị xuất khẩu của đạt trên 60 tỷ USD trong đó xuất khẩu phần cứng điện tử chiếm trên 95% với 60% sản lượng thuộc về điện thoại di động giúp Việt Nam xuất siêu gần 20 tỷ USD trong lĩnh vực CNTT. Trong số các sản phẩm CNTT, đã có 2 nhóm sản phẩm là điện thoại và máy tính trong nhiều năm trở lại đây luôn luôn có tên trong 10 nhóm mặt hàng hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu tương ứng đạt gần 35 tỷ USD và 19 tỷ USD năm 2016.
Sản phẩm, dịch vụ CNTT thương hiệu Việt đang ở đâu trong cơ cấu doanh thu toàn ngành CNTT?
Mặc dù doanh thu và giá trị xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ CNTT cao song giá trị gia tăng mà ngành đem lại cho đất nước còn ở mức khiêm tốn và chủ yếu doanh thu đóng góp vẫn phụ thuộc phần lớn từ các doanh nghiệp FDI.
Trong lĩnh vực phần cứng, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 99% doanh thu xuất khẩu cứng, điện tử và 95% doanh thu sản xuất sản phẩm phần cứng, điện tử đều đến từ các doanh nghiệp FDI trong khi số doanh nghiệp trong lĩnh vực này chỉ chiếm trên 20% tổng số doanh nghiệp phần cứng. Trong khi đó, với số lượng chỉ chiếm 80% nhưng doanh thu lĩnh vực phần cứng, điện tử đem lại chỉ vẻn vẹn 5% trên tổng giá trị toàn ngành và 1% giá trị xuất khẩu. Chỉ tính riêng các doanh nghiệp FDI như Samsung, LG, Intel đã chiếm tới 60% doanh thu toàn ngành còn lại thuộc về các doanh nghiệp FDI khác và các doanh nghiệp nội. Ngoài ra, xét về thị tiêu dùng các sản phẩm phần cứng, điện tử phần lớn người tiêu dùng hướng về các sản phẩm CNTT ngoại. Theo IDC Việt Nam, hơn 14 triệu chiếc smartphone đã được bán tại Việt Nam vào năm 2016 trong đó Samsung đứng đầu về số lượng, với thị phần 28%, tiếp theo là OPPO với 25% sau đó là Apple với 7%. Trong khi xét về thị trường tiêu thụ điện thoại nội địa thì hầu hết ở mức độ rất khiêm tốn khi doanh thu từ FPT, VNPT, Bphone,… về phân khúc này hầu như không phải là đối thủ cạnh tranh về các điện thoại thông minh phổ thông.
![]() |
Tuy nhiên, trong lĩnh vực phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT, câu chuyện lại hoàn toàn khác. Sự đóng góp của các doanh thu doanh nghiệp CNTT nội vẫn chiếm doanh thu áp đảo so với các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh.
Về lĩnh vực phần mềm, theo số liệu báo cáo của các địa phương và Tổng cục Thống kê, với trên 7.400 doanh thu phần mềm thì doanh thu từ sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam đã chiếm tới trên 60% doanh thu và 70% giá trị xuất khẩu. Chỉ tính riêng FPT đã đóng góp tới 30% tổng doanh thu xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp nội địa từ thị trường nước ngoài trong đó thị trường Nhật Bản chiếm 45%, 27% đến từ Mỹ và còn lại là từ các quốc gia khác. Nhiều doanh nghiệp Việt khác như Vietsoftware, Misa, Tường Minh,…cũng đang có doanh số tăng trưởng ấn tượng từ 10-40%/năm từ thị trường xuất khẩu và đang hướng tới nhiều thị trường mới khác ngoài các thị trường truyền thống nêu trên. Trong khi đó, mặc dù chỉ chiếm 11% số lượng doanh nghiệp phần mềm tại Việt Nam, sản phẩm phần mềm của các doanh nghiệp này cũng chiếm tới 40% doanh thu toàn ngành phần mềm. Lĩnh vực này này đang hứa hẹn có nhiều tiềm năng phát triển với do nhận được nhiều ưu đãi của Nhà nước và ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang tiếp tục mở rộng thị trường tới Việt Nam.
" alt=""/>Góc nhìn về doanh thu đóng góp cho ngành Công nghệ thông tinNgày 1/12, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam đã trao tặng 200 suất học bổng cho 200 học sinh của tỉnh Bắc Ninh.
Theo kế hoạch, công ty sẽ trao học bổng cho học sinh tỉnh Thái Nguyên vào ngày 6/12 và 200 học sinh của tỉnh Bắc Giang vào ngày 15/12.
" alt=""/>Samsung Việt Nam trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó