Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hà Nội chiều 20/4, ông Ngô Văn Quý, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội cho hay: "Nếu tình hình tốt lên, có thể nửa đầu tháng 5 sẽ cho học sinh đi học. Hiện nay đã có điều chỉnh kế hoạch năm học nhưng thành phố cần chỉ đạo, triển khai các điều kiện khi cho học sinh đi học trở lại. Nội dung này thành phố sẽ có chỉ đạo cụ thể sau".Sau khoảng thời gian thực hiện cách ly xã hội, hôm nay 20/4, một số địa phương có nguy cơ lây nhiễm thấp đã bắt đầu cho học sinh đi học trở lại.
 |
Hà Nội dự tính cho học sinh đi học trở lại vào nửa đầu tháng 5. |
Cà Mau là địa phương đầu tiên trên cả nước quyết định cho học sinh lớp 9 và lớp 12 đi học lại bình thường bắt đầu từ hôm nay.
Cũng trong ngày hôm nay, học sinh lớp 9 cùng học sinh khối THPT của tỉnh Thái Bình bắt đầu đi học trở lại. Để đảm việc thực hiện giãn cách, các khối lớp chỉ học một buổi/ ngày, trong đó khối 11 và 12 học buổi sáng, khối 10 học buổi chiều. Đối với học sinh khối 9 THCS cũng chỉ học một buổi/ ngày vào buổi chiều; không tổ chức dạy học buổi 2, dạy thêm, học thêm.
Theo kế hoạch, ngày mai 21/4, Thanh Hóa cũng cho học sinh cấp THCS và THPT đi học trở lại.
Trước đó, tại cuộc họp trực tuyến của Bộ GD-ĐT với 19 Sở GD-ĐT thuộc các vùng khó khăn, nhiều địa phương cũng cho hay dự kiến sẽ đề xuất cho học sinh đi học trở lại vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 như: Cao Bằng, Đắk Lắk, Nghệ An, Quảng Nam, Lào Cai, Yên Bái,...
Về vấn đề học sinh đi học trở lại, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho rằng, đây là việc cần được tính toán, xem xét rất kỹ dựa trên nguyên tắc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên.
Ông Độ gợi ý, các địa phương nằm trong nhóm có nguy cơ cao theo khuyến nghị của Thủ tướng Chính phủ, cần xem xét, cân nhắc; các địa phương nguy cơ thấp có thể xem xét đề xuất UBND tỉnh cho học sinh đi học trở lại.
“Học sinh đi học phải an toàn, trường học có an toàn mới cho học sinh đi học. Các địa phương có thể tính toán để học sinh lớp 9, lớp 12 đi học trước, các lớp khác học sau. Cũng không nhất thiết phải xếp lịch học cả tuần mà có thể xếp học 3 buổi/tuần, đan xen thực hiện dạy học trực tiếp và trực tuyến. Ở mỗi lớp học cũng có thể tách đôi số lượng học sinh để bố trí giảng dạy; kết hợp giữa học trực tiếp và trực tuyến…”, Thứ trưởng Độ nhấn mạnh.
Ông Độ cũng lưu ý, trên tinh thần nội dung dạy học đã tinh giản, các trường xây dựng kế hoạch dạy học theo đúng thời gian và chương trình đã tinh giản. Đồng thời tổ chức dạy học và ôn tập sao cho phù hợp, quyết tâm để có thể hoàn thành chương trình trước 15/7, đặc biệt với học sinh khối 12.
Ông Độ cũng cho biết, Bộ sẽ phối hợp với ngành y tế để bổ sung các biện pháp mới như đeo khẩu trang khi đi học, trong lớp học; chia nhỏ các lớp, học theo ca, bảo đảm khoảng cách an toàn cho học sinh trong lớp học.
Thanh Hùng - Trần Thường

Hôm nay, học sinh lác đác đi học trở lại
- Sau khoảng thời gian thực hiện cách ly xã hội, hôm nay (20/4), một số địa phương có nguy cơ lây nhiễm thấp đã bắt đầu cho học sinh đi học trở lại.
" alt=""/>Hà Nội dự kiến cho học sinh trở lại trường đầu tháng 5

 |
Đo nhiệt độ, sát khuẩn trước cống trường sáng 4/5. Ảnh: Thanh Hùng |
Kỷ niệm đặc biệt trong nghề giáo
Đi dạy từ năm 1994, cô giáo Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay đây là lần đầu trong nghề chị được đón học trò đến trường vào tháng 5- khoảng thời gian mà ở các năm học trước cô trò sắp sửa chia tay.
Háo hức có, nhưng cô Nhiếp cho hay tâm trạng chủ yếu vẫn là hồi hộp, pha chút lo lắng bởi tâm lý vẫn phải phòng chống dịch.
Học sinh của trường vốn có ý thức học tập cao, nên điều cô mong mỏi nhất là các học trò cũng có được ý thức chống dịch như thế. “Bởi các con gặp nhau sau bao ngày không đến trường sẽ rất vui nên có thể quên cảnh giác phòng dịch mà tụ tập, ôm lấy nhau”.
 |
Học sinh quận Hà Đông (Hà Nội) chào cờ trong lớp học. Ảnh: Thanh Hùng |
Cô Nhiếp tâm sự: “Thương nhất học trò lớp 12. Mọi năm, giờ này chúng tôi đã phổ biến xong cho các con về quy chế thi và xét tuyển ĐH, kỹ năng làm bài và tâm lý làm bài. Năm nay thì chưa có gì”.
Tuy nhiên, cô Nhiếp cho hay, tập thể giáo viên nhà trường sẽ cùng nhau cố gắng, động viên, tạo động lực để các học sinh hoàn thành tốt năm học này, đặc biệt các học sinh lớp 12 vẫn có được kiến thức và tâm thế tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.
Cô Trần Bích Hợp, Hiệu trưởng Trường THPT Đống Đa cho hay đây là lần đầu tiên sau 20 năm đứng trên bục giảng được đón học trò vào những ngày đầu tháng 5.
 |
Học sinh Đà Nẵng trở lại trường vào sáng 4/5. Ảnh: Hồ Giáp |
Nỗi nhớ trò, nhớ trường, nhớ đồng nghiệp và niềm vui khó có thể miêu tả bằng lời sau gần 100 ngày chung tay cùng cộng đồng phòng chống dịch Covid-19.
"Tháng 5, mùa của hoa phượng nở, mùa của giây phút bịn rịn chia tay học trò ra trường. Nhưng năm nay, ngày mai lại là ngày hội ngộ, ngày thầy trò chúng tôi được đến trường sau 3 tháng xa nhau".
Ngày hạnh phúc trở lại với mỗi người giáo viên
Tối 3/5, thay vì ngồi bên máy tính chuẩn bị bài giảng trực tuyến, cô Nguyễn Hồng Yến, giáo viên Trường THCS và THPT M.V. Lômônôxốp quay trở lại việc soạn sửa giáo án quen thuộc trước đây. Xong việc, cô kiểm tra đi kiểm tra lại máy đo nhiệt độ, khẩu trang, nước rửa tay khô, nước sát khuẩn... Tất cả đều đã sẵn sàng để ngày mai lên lớp đón học trò.
“Mình cứ kiểm đi kiểm lại xem còn quên thứ gì không, bởi nghĩ nếu quên thì các học trò của mình ngày mai sẽ không được đón trở lại được chu đáo nhất”, cô Yến nói.
 |
Dọn dẹp trong ngày nghỉ lễ để đón học sinh trở lại trường. |
Sau ba tháng “nghỉ xuân” chống dịch, cô Yến cho hay cảm giác quay trở lại trường rất vui, nhưng không giống ngày tựu trường.
“Thay cho cảm giác xốn xang là tâm lí âu lo nhưng trên hết vẫn phải mạnh mẽ để cô và trò bắt tay vào cuộc sống “bình thường mới”.
Trong đầu cô Yến lúc này, vẩn vơ những suy nghĩ thú vị và háo hức với chính bản thân mình: “Gặp học sinh, mình sẽ bắt đầu giờ sinh hoạt lớp bằng nội dung gì nhỉ?”. Chị dự tính sẽ thảo luận với với các con thế nào là cuộc sống “bình thường mới” ở trường học thời Covid-19,...
Chị hiểu, trở lại trường học những ngày này, người giáo viên phải có thêm tâm thế mới, không chỉ dừng lại ở kiến thức trong bài học như trước đây mà còn phải thêm kỹ năng, kiến thức mới bồi đắp cho học trò.
“Đây cũng là lúc dạy các con về giá trị sống, giá trị của sức khỏe, giá trị của sự tự học. Những bài học sống động bởi những thay đổi của cuộc sống hàng ngày. Giúp các con biết trân quý cả sự khó khăn, sự bất thường vì đó suy cùng cũng là giá trị của cuộc sống. Cuối cùng thì cuộc sống vẫn diễn ra, trường học vẫn luôn mở cửa để đón các em trở lại”.
 |
Các cô giáo Trường Phổ thông liên cấp song ngữ Wellspring (Hà Nội) chuẩn bị đón học trò. Ảnh: Thu Thuỷ |
Chị muốn các học trò của mình biết rằng, ngay cả trong đại dịch Covid-19 thì nhà trường vẫn luôn dành cho các em sự ưu tiên trước nhất. Các học sinh đã được nhà trường lo cho từ chỗ ăn, chỗ ngủ, cách thức học hành để đảm bảo an toàn nhất cho các con.
“Giữa bộn bề công việc phải lo lắng cho ngày học đầu tiên sau 3 tháng không đến trường. Cuối cùng thì mình vẫn thấy mình là người hạnh phúc. Và người thầy chỉ thực sự hạnh phúc khi được làm nghề và gặp gỡ học trò trong niềm mong cháy bỏng những ngày qua. Ngày mai là một ngày đặc biệt, một ngày bình thường trở lại, ngày hạnh phúc trở lại với mỗi chúng tôi”, chị Yến nói.
Cô giáo Ngọc Phương, giáo viên khối THCS của Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam chia sẻ: “Mình và các học trò đều rất vui mừng và háo hức được trở lại trường học sau 3 tháng. Tuy vậy, cô trò cũng có tinh thần thận trọng. Ngày mai chắc chắn gặp nhau các con sẽ rất vui, nhưng giáo viên sẽ nhắc nhở các con tuân thủ quy định giãn cách và đeo khẩu trang, sát khuẩn trong thời gian học để đảm bảo an toàn”.
Chuẩn bị sẵn tâm thế để vừa dạy học vừa hướng dẫn và giám sát các con thực hiện quy định, ngày mai chị sẽ dành thời gian chào đón các học sinh và cho những dặn dò.
 |
Thầy cô Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) tới trường dọn dẹp chuẩn bị đón học sinh. |
Cô Trần Thị Tuyến, giáo viên Trường THPT Chu Văn An chia sẻ: “Năm nay thật đặc biệt, đặc biệt với nghề giáo nói chung, và với giáo viên ở mái trường Chu Văn An nói riêng. Bởi lẽ nhà giáo chúng tôi cùng học trò đã bõ lỡ một mùa xuân ở trường vì dịch bệnh Covid -19. Học trò lớp 10 chưa được tận hưởng mùa xuân đầu tiên ở trường, chưa được thưởng thức mùi thơm của hoa bưởi đầu hồi, chưa được dạo trong tiết trời sương mù huyền ảo. Còn khối 12 thì nhiều nỗi niềm lắm.
 |
Cô giáo Trường THPT Việt Đức nhắc nhở học sinh những điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn. Ảnh: Thuý Nga |
Theo chị Tuyến, có lẽ trong tất cả nhà giáo khi đón học sinh trở lại trường trong dịp này hẳn là những lo âu thấp thỏm cho sự an toàn của học trò sau một thời gian chống dịch. Tuy nhiên, hoàn cảnh đó càng khiến thầy trò thêm gắn bó và trân trọng nhau hơn. “Chúng tôi nghĩ đến hiện tại và tương lai nhiều hơn vì đó mới là cuộc sống và quan trọng là tự nhủ dù hoàn cảnh nào cũng phải tự tin vững bước. Vì với nghề giáo, niềm tin và hạnh phúc của mình sẽ lan toả tâm lý tích cực đến học trò và ngôi trường mình đang gắn bó”, chị Tuyến nói.
Thanh Hùng

Hàng chục triệu học sinh trở lại trường sau kỳ nghỉ dài kỷ lục
Lần đầu tiên thầy cô đón học sinh đến trường vào tháng 5; mọi năm thời điểm này là tâm trạng chia xa, còn giờ đây lại là đón chờ.
" alt=""/>Lần đầu tiên trong nghề, thầy cô đón học sinh đến trường vào tháng 5
Những ngày này, căn nhà nhỏ của gia đình anh Nguyễn Bá Tính (SN 1964) và chị Phan Thị Liễu (SN 1971) ở thôn 3, xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An vẫn bao trùm không khí tang thương sau cái chết đột ngột của chị Liễu. Người thân, hàng xóm sớm tối đến thăm nom, động viên cho mấy đứa con của anh Tính, chị Liễu nhưng căn nhà nhỏ ấy vẫn không bớt đi sự hiu quạnh, trống trải. |
Hai con mù lòa bên ban thờ của chị Liễu. Ảnh Quang Thành |
Đám tang chị, mọi người đến đông nghịt vì ai cũng thương cho 3 đứa con của chị. Họ không chỉ cảm thương với hoàn cảnh người phụ nữ bệnh tật một mình nuôi con mà còn rơi nước mắt trước hoàn cảnh của 2 đứa con bị mù bẩm sinh. Tương lai của chúng không biết bấu víu vào ai.
Theo lời kể của người dân nơi đây, hai đứa con của anh Tính là Nguyễn Thị Nga và Nguyễn Bá Thắng khi sinh ra đã bị mù bẩm sinh. Con trai thứ hai mắt sáng nhưng cũng không được khỏe mạnh như người khác.
Anh Tính trước đây từng đi bộ đội, khi về quê anh xin đi làm bảo vệ rồi đủ thứ nghề lo cuộc sống và chạy chữa đôi mắt cho các con. Cách đây 5 năm, anh Tính mất đi để lại cho chị Liễu 3 đứa con bệnh tật.
Bản thân chị Liễu cũng đau yếu suốt. Từ ngày chồng mất, chị Liễu sống đơn chiếc tần tảo mưu sinh gồng gánh nuôi con. Mẹ con rau cháo qua ngày. Đỡ đần mẹ, cậu con thứ 2 đành xin nghỉ học sớm vì không có điều kiện ăn học để đi kiếm tiền gửi về phụ mẹ nuôi chị và em.
Còn Nga và Thắng sinh hoạt trong bóng tối, đi đâu cũng phải có người dẫn đường nên ở nhà cùng mẹ. Không nhìn thấy gì, các cháu nhiều lần gặp những tai nạn thương tâm như cho cả bàn tay vào nồi nước sôi, bị ngã thường xuyên, thậm chí phải nằm viện…
 |
Nga và Thắng bị mù bẩm sinh |
Anh Nguyễn Bá Hiền – người nhà của chị Liễu chia sẻ: "Thím Liễu bị mắc nhiều bệnh. Thím bị suy thận, đợt này sức khỏe yếu cứ nghĩ do bệnh tái phát. Nhưng vì không có điều kiện nên không đi chạy chữa. Mấy hôm trước vào viện không ngờ là bị suy tim cấp. Vì quá nặng, vào nằm viện được hai hôm thì thím đi.
Hiện tại gia đình cũng đã lo hậu sự xong cho thím. Hai em sau đám tang mẹ rất hoảng loạn, đặc biệt là Nga. Nga gần như không thể ở một mình mà luôn cần phải có thím ở bên. Vài năm trước có lần Nga bị yêu râu xanh hãm hại nên từ ngày đó luôn sống trong sợ hãi. Không có mẹ ở bên, em trai cũng mù giống mình nên Nga rất lo sợ không có người che chở".
 |
Hoàn cảnh của Nga và Thắng đang rất cần được giúp đỡ |
Gia đình chị Liễu thuộc diện khó khăn ở địa phương. Thương cho hoàn cảnh của các cháu mù lòa, người dân ở đây thi thoảng cũng chia sẻ, giúp đỡ các cháu. Ông Hồ Trung Trinh - Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn 3, xã Quỳnh Đôi cho biết: "Sự ra đi đột ngột của chị Liễu khiến cả vùng này ai cũng thương tiếc. Nhìn cảnh hai đứa con mù lòa lần sờ bên di ảnh mẹ mà tôi ám ảnh vô cùng. Giờ bố mẹ chết cả, bà nội các cháu mất đã lâu, còn ông nội thì mộ vẫn còn chưa xanh cỏ, không biết mấy đứa nhỏ sẽ ra sao. Chúng tôi rất thương và đang vận động mọi người cùng nhau giúp đỡ. Qua đây cũng rất mong các tổ chức và bạn đọc hảo tâm ủng hộ các cháu trong giai đoạn này".
Với những đứa trẻ bình thường khi mất đi người thân đã là sự thiệt thòi rất lớn, các con của chị Liễu bị mù bẩm sinh mất đi ánh sáng, phía trước sẽ là những chuỗi ngày thật sự khó khăn. Vậy nhưng, chúng tôi tin rằng với sự sẻ chia của mọi người, các con chị Liễu sẽ sớm vượt qua nỗi đau mất mát để có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Hà My- Phạm Bắc
Mọi đóng góp xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Nguyễn Bá Phong (Anh con bác của Nga) ở thôn 3, xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.166 ( Anh em Nga và Thắng ) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 4 |
" alt=""/>Nhói lòng cảnh hai đứa con mù lòa tội nghiệp sớm mất bố, giờ mẹ lại đột ngột qua đời