Được biết, những chuyến du lịch này là phần thưởng của công ty dành cho các đại lý.
Ngày 6/11, cảnh sát Ủy ban Chống tham nhũng Thái Lan đã thẩm vấn Warathaphon Waratyaworrakul (sếp Paul) về vụ kiện chống lại Kritanong Suwanwong, chủ trang Facebook “Kritanong Against Corruption” (Kritanong chống tham nhũng - PV). Anh cáo buộc bà Kritanong tống tiền The Icon Group, nhưng bà phủ nhận và cho rằng chỉ hỗ trợ nạn nhân trong việc đòi bồi thường.
Cảnh sát cũng thẩm vấn sếp Paul về một khiếu nại khác mà anh đệ trình chống lại Ekapob Luangprasert, người lập trang Facebook hỗ trợ nạn nhân. Khiếu nại này xuất hiện sau khi ông Ekapob cho biết một nhân chứng ẩn danh tuyên bố có bằng chứng cho thấy các quan chức cấp cao có thể giúp các nghi phạm chính thoát tội.
Ông Ekapob tiết lộ các quan chức này thuộc Văn phòng Ủy ban Bảo vệ Người tiêu dùng, Cục Điều tra Đặc biệt (DSI), Cục Cảnh sát Bảo vệ Người tiêu dùng và Cơ quan điều tra tội phạm mạng.
Đến cuối tháng 10, cảnh sát đã nhận ít nhất 10.000 đơn khiếu nại từ các nạn nhân với tổng thiệt hại ước tính khoảng 3 tỷ baht (hơn 2.225 tỷ đồng). Đây là số tiền mà các nạn nhân đã đầu tư khi làm đại lý cho các sản phẩm của The Icon Group.
Theo Khaosod, cảnh sát dự kiến sẽ làm rõ vụ tống tiền của công ty này vào tuần sau, đồng thời từ chối trả lời về lệnh triệu tập bắt giữ và sẵn sàng điều tra dòng tiền của mẹ chính trị gia S.
Ngày 7/11, Thiếu tướng Charoonkiat Pankaew - Phó Cục trưởng Cục Điều tra Trung ương Thái Lan (CIB) cho biết đã có tiến triển trong vụ án các đoạn ghi âm liên quan đến việc tống tiền từ The Icon Group. Ngày 11/11 tới sẽ có thêm một cuộc họp, dự kiến mọi việc sẽ rõ ràng hơn vào tuần sau.
Thiếu tướng Charoonkiat cho biết hiện chưa thể tiết lộ thông tin về lệnh triệu tập hay bắt giữ các cá nhân có liên quan, cần chờ đợi thêm kết quả điều tra.
Khi được hỏi về vấn đề của mẹ chính trị gia S sau khi phát hiện dòng tiền chuyển vào tài khoản của người này, ông cho biết hiện CIB đang kiểm tra dòng tiền và sẽ lập báo cáo gửi Cục Điều tra Đặc biệt (DSI) để xem xét khả năng dính líu đến việc rửa tiền.
Tất cả 18 bị can, mỗi người được gọi là "ông chủ" trong hệ thống tiếp thị của The Icon Group, bị bắt vào ngày 16/10 sau khi nhiều người nộp đơn tố cáo The Icon Group lừa đảo hàng nghìn người dân Thái Lan qua các khóa học bán hàng trực tuyến và kinh doanh thực phẩm chức năng, cung cấp thông tin sai sự thật vào hệ thống máy tính.
Ba người nổi tiếng bị bắt giữ gồm: diễn viên Min Pechaya, MC Kan Kantathavorn và Sam Yuranunt Pamornmontri. Bước đầu, họ đều phủ nhận các cáo buộc.
Bangkok Post tóm tắt vụ việc:
Theo Bangkok Post, Khaosod
HoREA khuyên đại gia địa ốc học theo Donald Trump
Bùng nổ tranh chấp chung cư, dân xã hội đen xuất hiện
Chủ đầu tư thất hứa
Ngày 19/12, khoảng 50 người mặc áo đỏ, in các dòng chữ “Tranimexco bội ước, dự án Trường Thọ 20 năm kêu cứu”, “Tranimexco trả đất cho chúng tôi” đã tập trung trước trụ sở Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng công trình (Tranimexco) tại số 20, đường D1, phường Tân Hưng, quận 7, TP.HCM, để đòi gặp Tổng giám đốc công ty này.
Những người mặc áo đỏ này là những người góp vốn tại dự án Khu nhà ở cán bộ công nhân viên (CBCNV), tại phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TPHCM. Còn Tranimexco là đại diện chủ đầu tư dự án này.
Sau đó, Lực lượng Công an phường Tân Hưng đã phải có mặt, yêu cầu các bên ngồi lại làm việc để giải quyết vấn đề. Đồng thời, yêu cầu hai bên tự thỏa thuận để giải quyết. Nếu không giải quyết được thì liên hệ với UBND và Tòa án quận Bình Thạnh, Thủ Đức để giải quyết.
Tại buổi làm việc, những người góp vốn yêu cầu Công ty Tranimexco bàn giao biên bản thẩm tra dự toán và thiết kế trong thời hạn 7 ngày như đã thống nhất.
Ngoài ra, người góp vốn cũng yêu cầu Công ty Tranimexco dừng việc thi công san lấp tại dự án, cho tới khi xác định được khối lượng, đơn giá cụ thể, thông qua đấu giá công khai.
![]() |
Những người góp vốn “bao vây” trụ sở Công ty Tranimexco |
Theo những người góp vốn, vào ngày 22/11, Công ty Tranimexco đã tổ chức cuộc họp với toàn bộ những người góp vốn tại dự án. Tại cuộc họp, những người góp vốn đã đưa ra nhiều yêu cầu liên quan tới việc thực hiện dự án như: Tiến độ, thu chi tài chính, thành phần tham gia thi công - giám sát…
Khi đó, ông Vũ Văn Hưng, Tổng giám đốc Công ty Tranimexco khẳng định sẽ thực hiện dự án theo đúng pháp luật. Ông Hưng cũng nói sẽ thi công thực hiện dự án theo phương thức đấu thầu công khai hoặc chỉ định thầu theo quy định của nhà nước. Công ty Tranimexco đang kiểm tra hồ sơ thiết kế và dự toán trong 10 ngày và sẽ cung cấp cho người góp vốn…
Tuy nhiên, tới ngày 10/12 Công ty Tranimexco mới cung cấp bản thiết kế và dự toán chưa được thẩm tra cho người góp vốn. Đồng thời thông báo rằng thời gian thẩm tra hồ sơ thiết kế và dự toán là 7 ngày.
Vậy nhưng, tới ngày 19/12, người góp vốn vẫn chưa nhận được thông báo gì về bản thẩm tra thiết kế và dự toán. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến những người góp vốn kéo tới “bao vây” trụ sở Công ty Tranimexco để đòi Tổng giám đốc công ty này trả lời thỏa đáng.
Gần 20 năm chờ đợi, chủ đầu tư tiếp tục hứa
Tại buổi làm việc sáng 19/12, ông Vũ Văn Hưng, lại tiếp tục hứa đến ngày 28/12 sẽ thông báo kết quả thẩm tra hồ sơ thiết kế và dự toán. Đồng thời cho rằng, Công ty Tranimexco sẽ triển khai dự án theo đúng quy định của pháp luật, những ai có yêu cầu gì liên quan tới dự án thì phải có văn bản cụ thể.
Được biết, năm 2001, Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 6 (Cienco 6) ra quyết định phê duyệt đầu tư xây dựng khu nhà ở cho CBCNV, với quy mô 86.568m2. Kinh phí thực hiện dự án từ nguồn đóng góp tự nguyện của CBCNV. Công ty Tranimexco làm đại diện chủ đầu tư, quản lý, điều hành dự án.
Từ tháng 3/1999, khi dự án đang trong giai đoạn lập đề án, Tranimexco đã bắt đầu thu tiền góp vốn. Sau đó, Tranimexco ký thỏa thuận góp vốn với CBCNV để huy động vốn thực hiện dự án thông qua đại diện công đoàn công ty.
Tuy nhiên, trải qua gần 20 năm, dự án vẫn chỉ là một bãi cỏ, tốn tiền thuê cắt. Nhiều CBCNV hiện đã về hưu nhưng vẫn chưa nhận được nền để xây nhà.
Sau gần 20 năm chờ đợi, tới tháng 10/2018 rất đông người góp vốn dự án này đã tụ tập trước trụ sở Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND quận Thủ Đức, TP.HCM, để kiến nghị các cơ quan này vào cuộc giải quyết.
Từ đó đến nay, Công ty Tranimexco đã tỏ ra có thiện trí trong việc thực hiện dự án. Tuy nhiện, hiện tại tất cả vẫn đang dừng ở lời hứa và người góp vốn vẫn phải tiếp tục chờ đợi.
Mạnh Đức
Cùng với cơn sốt đất hồi đầu năm 2018, các dự án “ma” cũng nở rộ. Bên cạnh đó, nhiều dự án bán đất gần 20 năm nhưng đến nay vẫn chưa thể giao nền, kéo theo tình trạng khách hàng căng băng rôn, cầu cứu nhiều nơi.
" alt=""/>Khách ‘mua’ đất thế kỷ trước trở lại ‘bao vây’ chủ đầu tưNgôn ngữ “trung lập”
Việc sử dụng tiếng Anh ở Pakistan bắt nguồn từ thời kỳ cai trị thuộc địa của người Anh ở tiểu lục địa Ấn Độ khi tiếng Anh được thiết lập như một biểu tượng của quyền lực. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của hành chính và giáo dục bậc cao vào thế kỷ 19 dưới thời cai trị của người Anh.
Chính phủ thuộc địa Anh đã cố gắng tạo ra một tầng lớp tinh hoa địa phương thành thạo tiếng Anh để làm cầu nối giữa các nhà cai trị Anh và dân cư địa phương.
Sau khi giành độc lập vào năm 1947, Pakistan đã chọn tiếng Urdu làm ngôn ngữ quốc gia nhằm tạo dựng một bản sắc dân tộc thống nhất.
Tuy nhiên, việc này đã gây ra những căng thẳng ngôn ngữ giữa các nhóm sắc tộc khác nhau trong nước. Để giải quyết vấn đề, tiếng Anh được chỉ định là ngôn ngữ chính thức, phục vụ như một phương tiện trung lập giữa các tranh chấp này, theo nghiên cứu trên Journal of Interdisciplinary Insights.
Mặc dù Hiến pháp năm 1973 xác định tiếng Urdu là ngôn ngữ quốc gia, Điều 251 cho phép sử dụng tiếng Anh cho các mục đích chính thức, đặc biệt trong hệ thống tư pháp và các hội đồng lập pháp.
Nghĩa là tiếng Anh được giữ làm ngôn ngữ chính thức bên cạnh tiếng Urdu để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp giữa các tỉnh và đảm bảo sự liên tục trong hoạt động của chính phủ. Quyết định này đã đặt nền móng cho vị thế của tiếng Anh như một ngôn ngữ tinh hoa trong xã hội giai đoạn hậu thuộc địa của Pakistan.
Khi toàn cầu hóa kinh tế phát triển, chính phủ Pakistan tiếp tục ưu tiên giáo dục tiếng Anh để thu hẹp khoảng cách giữa các tầng lớp xã hội. Tuy vậy, tháng 9/2015, Tòa án Tối cao Pakistan tuyên bố rằng ngôn ngữ chính thức sẽ trở lại là tiếng Urdu, theo Hiến pháp năm 1973.
Nhiều học sinh học 14 năm vẫn kém
Chính sách tiếng Anh hiện tại ở Pakistan có đặc điểm nổi bật là tính thực tiễn. Chính phủ đang nỗ lực làm cho tiếng Anh trở nên dễ tiếp cận hơn cho mọi người, đặc biệt là trong hệ thống giáo dục, nhằm tăng cường khả năng sử dụng ngôn ngữ này trong đời sống hàng ngày và tạo ra cơ hội cho các thế hệ trẻ.
Trong hệ thống giáo dục Pakistan, tiếng Anh được giảng dạy như một môn học bắt buộc đến trình độ đại học. Tuy nhiên, chất lượng và khả năng tiếp cận giáo dục tiếng Anh khác biệt rõ rệt giữa các nhóm kinh tế xã hội khác nhau.
Một lý do chính khiến trình độ tiếng Anh thấp ở Pakistan là sự phân bổ không đồng đều của nền giáo dục chất lượng. Các trường học bằng tiếng Anh cung cấp chương trình giảng dạy tốt hơn nhưng chỉ giới hạn ở các trung tâm thành thị và các gia đình giàu có, khiến một bộ phận lớn dân số không được tiếp xúc đầy đủ với tiếng Anh.
Các trường tư thục chủ yếu phục vụ cho các gia đình trung lưu và tinh hoa đô thị, cung cấp chương trình giảng dạy tiếng Anh chất lượng cao. Sinh viên tốt nghiệp từ những trường này thường có triển vọng nghề nghiệp tốt hơn.
Ngược lại, trường công lập, đặc biệt ở vùng nông thôn, dạy bằng tiếng Urdu hoặc các ngôn ngữ địa phương, với tiếng Anh chỉ được xem là môn học phụ. Học sinh ở những cơ sở này thường nhận được sự giảng dạy tiếng Anh không đầy đủ, hạn chế khả năng đạt được trình độ giao tiếp.
Vì vậy, mặc dù đã học tiếng Anh hơn 14 năm, phần lớn học sinh từ các trường không thuộc giới tinh hoa vẫn thiếu những kỹ năng cần thiết để theo học giáo dục bậc cao và phát triển sự nghiệp, như được chỉ ra trong Journal of Education and Educational Development.
Ngoài ra, hệ thống giáo dục của Pakistan thường nhấn mạnh vào kỹ năng đọc và viết tiếng Anh, ít chú trọng vào việc phát triển khả năng nghe và nói. Điều này khiến học sinh có thể đọc và viết tiếng Anh nhưng lại gặp khó khăn trong khả năng nói và nói trôi chảy.
Nhiều học sinh tốt nghiệp với các quy tắc ngữ pháp học thuộc lòng nhưng lại không tự tin tham gia vào các cuộc trò chuyện bằng tiếng Anh.