Nữ y tá tại bệnh viện Vũ Hán tiết lộ sự vất vả của nhân viên y tế khi virus corona bùng phát
Theo quy định, các bác sĩ và y tá chỉ được ra ngoài duy nhất 1 lần trong suốt 8 tiếng làm việc. Trong 30 phút nghỉ ngơi này họ được đi vệ sinh, ăn uống và ra ngoài hít thở không khí trong lành. Tuy nhiên, cô Lei tiết lộ, để được ra ngoài không hề dễ. Họ phải đi qua 3 cánh cửa để thực hiện 3 lần khử trùng.
Đầu tiên, cởi quần áo bảo hộ bên ngoài và khử trùng nó, thứ hai, cởi áo choàng, tháo kính, khẩu trang, rửa tay và khử trùng. Cuối cùng là cởi quần áo của y tá và tiếp tục khử trùng lên toàn cơ thể, rửa mặt và tóc bên ngoài phòng bệnh, thay quần áo và đi ra ngoài.
Ngoài việc khử trùng kỹ lưỡng, việc xử lý chất thải y tế cũng rất quan trọng. Để tránh dịch bệnh lây lan, các y tá phải phân loại kỹ lưỡng rác thải y tế và đưa đi xử lý. Trong các phòng đều có sẵn chất khử trùng, rác thải khi xử lý cũng bọc kín trong từng túi riêng biệt.
Y tá tại bệnh viện Vũ Hán làm những gì mỗi ngày?
Về công việc của y tá, Lei tiết lộ mỗi ngày cô đều phải làm sạch, khử trùng, tiêm thuốc và tư vấn tâm lý cho bệnh nhân. Vào thời điểm bận rộn nhất, một y tá phải chăm sóc 5-6 người bị nhiễm virus corona. Họ thường phải làm việc trong 4 - 8 giờ liên tục mà không ăn, uống hoặc đi vệ sinh, chỉ được nghỉ ngơi trong nửa giờ ít ỏi.
Hằng ngày cô Lei và các đồng nghiệp phải chăm nhiều bệnh nhân cùng lúc
Hằng ngày Lei và các đồng nghiệp sẽ lấy nhiệt độ của bệnh nhân trong phòng bệnh, kiểm tra tình trạng sốt, đo độ bão hòa oxy trong máu, kiểm tra tình trạng khó thở hay thiếu oxy, sau đó tiêm các loại thuốc khác nhau.
Sau khi bệnh nhân dùng bữa sáng, họ sẽ lau sạch mọi thứ trên giường, bàn và phòng bệnh và sàn nhà bằng chất khử trùng clo, máy khử trùng không khí và đèn cực tím. Kim tiêm sử dụng cho bệnh nhân cũng phải thay đổi liên tục. Khi chăm sóc người bệnh nhiễm corona, các y tá sẽ cố gắng hết sức để đáp ứng nhu cầu của họ trong giai đoạn này. Vào buổi tối, trước khi rời đi, bệnh nhân được y tá giúp đỡ rửa chân bằng nước nóng.
Từ khi Lei được chuyển đến khoa viêm phổi, tình hình dịch bệnh ngày càng khó kiểm soát. Toàn bộ tòa nhà cô làm việc đã bị chuyển thành khu vực cách ly. Sau đó, số lượng bệnh nhân tăng dần và khu vực bị cô lập trong bệnh viện cũng tăng lên, số lượng nhân viên y tế được điều động từ các khoa khác ngày càng nhiều.
Có hơn 20 giường trên mỗi tầng, nhưng để tránh nhiễm trùng, số bệnh nhân nhập viện ở mỗi tầng không thể vượt quá 17. Khoảng cách giữa hai giường trong phòng bệnh là hơn một mét. Những bệnh nhân nặng phải có phòng riêng và không thể chạm hay tiếp xúc với những bệnh nhân khác.
Việc thiếu vật tư khiến cô và các đồng nghiệp cảm thấy khó khăn
Chứng kiến đồng đội gục ngã mỗi ngày
Khi nguồn cung bị thắt chặt, đội ngũ y tế đã phải sử dụng túi nhựa nhiều lần thay vì bao giày chuyên dụng dùng một lần. Do sự tiếp xúc trực tiếp với virus dưới lớp bảo vệ mỏng manh, Lei cho biết rất nhiều đồng nghiệp của cô đã nhiễm bệnh và được gửi đến phòng chăm sóc đặc biệt. Cho đến nay, họ vẫn đang phải điều trị bằng thuốc kháng vi-rút.
Chỉ trong 10 ngày ngắn ngủi, có 7/20 người trong khoa, bao gồm cả bác sĩ và y tá bị nghi ngờ nhiễm virus corona. Ngày càng có nhiều người ngã xuống, những tin tức này khiến cô rất lo lắng. Trong thời gian này, có những y tá tìm kiếm lý do như mang thai để xin nghỉ phép, một số người trực tiếp từ chức về nhà, và có những người xin nghỉ ốm để đợi giai đoạn bức bối này trôi qua.
Mặc dù nhiều đồng chí đã ngã xuống, y tá Lei vẫn quyết tâm tham gia trận chiến đầy nguy hiểm này đến giây phút cuối cùng. Cô chia sẻ: “Khi đất nước cần tôi và người dân cần tôi, tôi muốn trao sức mạnh khiêm tốn của mình cho Vũ Hán”.
Tuy nhiên dù thế nào, cô Lei vẫn mong muốn góp công sức bảo vệ người dân trước nguy hiểm
Một trong những đồng nghiệp đã ngã xuống mà mà y tá Lei rất kính trọng đó là một bác sĩ tên Vương. Vì nguy cấp, anh đã tiếp bệnh nhân khi không đeo khẩu trang N95. Bác sĩ Vương đã không bị bất kỳ triệu chứng viêm phổi nào trong 3 ngày đầu tiên. Sau đó, anh bị sốt đột ngột lên đến 39 độ nhưng vẫn luôn túc trực tại bệnh viện. Ngay khi bệnh nhân được chuyển đến nơi khác, bác sĩ Vương đã ngã gục.
Bác sĩ Vương sốt rất nặng, khó thở và các phương pháp điều trị đều không có tác dụng. Lúc nghiêm trọng nhất, anh đau đớn vô cùng và gương mặt tím tái. Bác sĩ Vương được sử dụng những loại thuốc tốt nhất để giúp chống nhiễm trùng, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể để duy trì sự sống. Nhưng đến hiện tại, vẫn không có loại thuốc hay vắc xin cụ thể nào có thể trực tiếp đẩy lùi virus corona.
Vấn đề hiện tại là vật liệu y tế và và nhân lực tại các bệnh viện Vũ Hán vô cùng khan hiếm. Cô Lei tiết lộ mình đã phải dùng túi rác thay bọc giày thay vì vật liệu bảo hộ. Kính bảo hộ cho y bác sĩ cũng khan hiếm trầm trọng, thay vì sử dụng một lần, sau mỗi ngày làm việc họ phải đặt các đồ bảo hộ vào chất khử trùng có chứa clo, làm khô chúng và tiếp tục sử dụng vào ngày hôm sau. Nhưng dù gì, cách khắc phục này vẫn không đủ an toàn để bảo vệ cho các y bác sĩ.
Điều y tá Lei hy vọng nhất bây giờ là nguồn cung cấp vật chất có thể nhanh chóng được cải thiện để các nhân viên y tế không phải tham gia “chiến trường” trong một bộ giáp kém an toàn như vậy.
An An (Dịch theo QQ)
- Số người chết vì viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona ngày càng tăng. Từ những trường hợp tử vong, một số bác sĩ đã rút ra được một số thông tin quan trọng liên quan đến loại virus corona.
" alt=""/>Nữ y tá bật mí câu chuyện trong bệnh viện Vũ Hán giữa tâm dịch corona“Thông tin trên thị trường hiện nay tưởng như rất nhiều nhưng dữ liệu thô lại thường rất nhiễu với thông tin bị thiếu. Quá ít dữ liệu trong các khu vực không phổ biến và có quá nhiều loại bất động sản” - đó là nhận định của ông Trần Hoàng Tùng, đại diện Meey Land (Công ty cổ phần tập đoàn Meey Land). Theo ông Tùng, điều này dẫn đến những khó khăn cho cả người bán và người mua trong trong việc tìm kiếm một bất động sản phù hợp, từ đó, kéo dài thời gian giao dịch bất động sản, nhất là với những người thực hiện giao dịch lần đầu tiên.
“Không đủ thông tin để đưa ra giá bán phù hợp đối với người bán, hoặc có phương án tài chính hợp lý với người mua” - đại diện Meey Land chia sẻ. Hiện nay, các giải pháp được lựa chọn là: Tìm đến các chuyên gia bất động sản, các nhà môi giới, và tìm kiếm thông tin trên môi trường internet. Tuy nhiên, những cách thức này cần rất nhiều thời gian, kỹ năng và khó thẩm định thông tin.
Theo đại diện Meey Land, những vấn đề này có thể giải quyết bằng việc đưa ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) vào việc nghiên cứu, phân tích các dữ liệu thị trường.
“Bằng việc phân tích dữ liệu, chúng ta có thể giải quyết hai việc. Thứ nhất, tìm ra các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá bất động sản: diện tích sử dụng, giá trị, địa điểm, nhà thầu/ chủ đầu tư, số lượng phòng ngủ... Thứ hai, nhóm các bất động sản có cùng các yếu tố tương tự nhau để từ đó xác định khoảng giá của bất động sản trong thời gian ngắn mà không cần sự can thiệp của con người” - ông Tùng chia sẻ.
![]() |
Ông Trần Hoàng Tùng - Giám đốc Dự án AI đang trình bày về “Ứng dụng AI vào định giá bất động sản” |
Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc định giá tài sản bất động sản là một phần trong bài toán tổng thể gồm 26 sản phẩm/tiện ích mà Meey Land đưa ra với tham vọng giải quyết các vấn đề trên thị trường bất động sản bằng việc ứng dụng công nghệ trong các hoạt động, giao dịch.
“Việc hệ thống hóa các dữ liệu bằng AI của Meey Land sẽ giúp thị trường bất động sản minh bạch hơn, rút ngắn thời gian giao dịch và tăng thanh khoản” - đại diện Meey Land cho biết.
Bên cạnh phần chia sẻ của đại diện Việt Nam, công ty Meey Land, Diễn đàn Nga - Việt về Trí tuệ Nhân tạo (AI) lần thứ 1 còn có nhiều nội dung quan trọng khác thu hút sự quan tâm của người tham dự. Các sự kiện như diễn đàn lần này hứa hẹn tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp và tổ chức hai nước Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh công nghệ thông tin nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) nói riêng.
Xuân Thạch
" alt=""/>Ứng dụng AI trong định giá bất động sảnỞ Đông Nam Á, điện thoại thông minh Samsung và hàng loạt điện thoại thương thiệu Trung Quốc đang thống trị thị trường Việt Nam. Các điện thoại thông minh tại đây khá đa dạng, từ các kiểu camera khác nhau cho tới kịch cỡ, đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Tất cả chúng đều chạy trên hệ điều hành Android quen thuộc, và dĩ nhiên, có giá rẻ hơn iPhone. Tất cả những yếu tố này đều phù hợp với thị trường của một quốc gia đang phát triển.
Qua nhiều năm, một vài công ty Việt Nam đã cố gắng chiếm thị phần trong thị trường điện thoại thông minh – vốn dĩ ngày càng phát triển mạnh nhưng chỉ “giành giật” được một con số ít ỏi. Các hãng điện thoại ngoại dường như đã đi trước một bước, họ xuất hiện ở Việt Nam trước và chinh phục khách hàng trước khi các hãng Việt Nam có thể bắt đầu làm điều gì đó.
Tuy nhiên, trong năm nay, thương hiệu điện thoại Vsmart của Tập đoàn đa ngành Vingroup đang nhảy vào lật đổ các thương hiệu Trung Quốc. Các dòng điện thoại của Vsmart khá đa dạng về phân khúc và tính năng. Chúng được bán với giá hợp lý và Vsmart có cách tiếp thị và bán hàng thông qua nhiều hình thức. Tất cả những yếu tố đó của Vsmart có lẽ đã khiến các thương hiệu điện thoại ngoại ở Việt Nam không còn đi trên “con đường bằng phẳng”.
Bước ngoặt
Tập đoàn Vingroup, được điều hành bởi tỷ phú giàu nhất Việt Nam – ông Phạm Nhật Vượng, có bước ngoặt về doanh số lớn khi bắt đầu mở bán mẫu điện thoại Joy 3 vào ngày Lễ tình nhân, 14/2/2020. Phó Tổng giám đốc Vsmart, Trần Minh Trung cho biết, Công ty đã bán được 12.000 chiếc điện thoại Joy3 chỉ trong 14 tiếng vì người tiêu dùng đã yêu thích những tính năng riêng biệt, phù hợp với người Việt.
“Tuy sử dụng Android, nhưng bộ phận kỹ thuật phần mềm của Vsmart đã tùy biến Android gốc để phát triển thành hệ điều hành VOS với những tính năng dành riêng cho người tiêu dùng Việt Nam. Cụ thể, chúng tôi đã tối ưu phần lõi để máy mượt mà hơn, nhanh hơn, trong khi vẫn có đầy đủ các tính năng như Vmessage nhắn tin, gọi điện thoại miễn phí giữa các thiết bị Vsmart, chạy 2 tài khoản trên một thiết bị, khoá ứng dụng bảo mật.” ông Trần Minh Trung nhấn mạnh.
Theo tìm hiểu của Forbes, Công ty phân tích và nghiên cứu số liệu Analyst cho biết, Vsmart đã tăng đáng kể thị phần khi chiếm 6% thị trường chung của năm 2019. Con số này thấp hơn “kẻ dẫn đầu” Samsung với 32%, và cũng đứng sau các hãng điện thoại của Trung Quốc như Oppo (23%); Vivo (11%) và Xieomi (9%).
Công ty nghiên cứu thị trường IDC chỉ ra rằng, riêng quý 4 của năm 2019, Vsmart đã có bước nhảy vọt khi chiếm 12,4%; trong khi Samsung (29,9%) và Vsmart bắt đầu “phả hơi nóng” vào hãng điện thoại Trung Quốc Oppo khi thương hiệu này chiếm 19,1%.
Như vậy, đã có khoảng 5 triệu chiếc điện thoại được bán ra trong Quý 4 của năm 2019.
Tận dụng hệ thống của Vingroup
" alt=""/>Forbes: Điện thoại Vsmart đang chiếm thị phần của các hãng điện thoại Trung Quốc